Chăm sóc, bảo vệ lúa đông xuân và các loại hoa kiểng Tết
Nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống gieo trồng lúa vụ đông xuân 2020-2021 đạt diện tích 77.128ha, đạt 101% so với kế hoạch.
Trồng hoa kiểng tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền.
Lúa đông xuân chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, thời tiết buổi chiều tối và sáng sớm có sương mù nhẹ, cộng với biên độ nhiệt ngày và đêm cao là điều kiện rất thuận lợi để bệnh đạo ôn phát sinh và phát triển. Ngành Nông nghiệp địa phương khuyến cáo nông dân theo dõi bệnh đạo ôn chặt chẽ và hướng dẫn nông dân bón phân cân đối, không bón nhiều phân đạm tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Trên những chân ruộng gieo sạ sớm cần nhắc nhở nông dân thăm đồng thường xuyên để xác định chính xác thời điểm tượng khối sơ khởi của cây lúa để bón phân đón đòng kịp thời, đúng thời điểm nhằm mang lại hiệu quả tốt, giúp lúa đạt năng suất cao. Song song đó, hướng dẫn nông dân chủ động phòng, trừ các loại dịch hại khác như: sâu cuốn lá, rầy nâu, chuột… Phát động nông dân tổ chức chiến dịch đồng loạt ra quân diệt chuột trên diện rộng ngay từ đầu vụ, diệt chuột bằng nhiều biện pháp, trong đó ưu tiên các biện pháp an toàn: bẫy cây trồng, săn bắt, sử dụng thuốc sinh học. Đối với rầy nâu, hiện rầy nâu ngoài đồng chủ yếu đang ở giai đoạn ấu trùng tuổi 3-5, mật số thấp đến trung bình, khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để có biện pháp quản lý kịp thời.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cũng yêu cầu ngành Nông nghiệp các địa phương cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, thông báo đến nông dân khi thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoa, cây kiểng để kịp thời ứng phó, hạn chế thiệt hại. Chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán 2021, hiện nông dân các quận, huyện đã xuống giống 11,41ha hoa các loại trồng dưới đất và chuẩn bị hơn 1,077 triệu chậu hoa kiểng các loại để cung cấp cho thị trường thành phố và các tỉnh lân cận.
Video đang HOT
Sạt lở bờ sông Trà Khúc, 'hà bá' nuốt chửng đất sản xuất của dân
Người dân xót xa và đành bất lực khi chứng kiến hàng trăm mét bờ sông Trà Khúc lâm vào tình trạng sạt lở ngày một nghiêm trọng, "hà bá" nuốt chửng đất sản xuất.
Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông Trà Khúc, đoạn chảy qua địa phận các xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn, Tịnh Minh (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) khiến người dân không khỏi lo lắng, bất an. Uớc chừng, hàng trăm mét đất nông nghiệp của bà con nông dân đã bị "hà bá" nuốt chửng, không ít ngôi nhà ven sông bị đặt trong tình trạng báo động và đứng trước nguy cơ "xóa sổ".
Người dân lo lắng trước thực trạng bờ sông Trà Khúc ngày càng sạt lở nghiêm trọng.
Đứng trên khu đất nham nhở vì bị nước sông "ngoạm", ông Nguyễn Thái Binh (thôn Minh Long, xã Tịnh Minh) cho hay, nhiều năm qua, gia đình ông sống chủ yếu dựa vào nghề nông và 2 sào đất ven sông Trà Khúc này chẳng khác nào "cần câu cơm". Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, khi bờ sông lâm vào cảnh sạt lở, hàng chục mét đất nông nghiệp của gia đình cũng dần dà trôi theo con nước.
"Không chỉ mất đất sản xuất, vườn chuối được tôi vun trồng bao năm qua cũng ngã đổ khi thủy triều dâng. Cứ cái đà sạt lở như thế này, chẳng mấy chốc mà gia đình tôi không còn đất để canh tác" , ông Binh ngậm ngùi giãi bày.
Cũng như ông Binh, ông Nguyễn Thanh Hồng (trú thôn Minh Long) đang thấp thỏm không yên trước thực trạng bờ sông sạt lở khiến diện tích đất sản xuất giảm dần theo thời gian. Chỉ tay vào một đoạn bờ sông sạt lở nghiêm trọng, ông Hồng cho hay: "Chỗ này trước đây có mấy bụi tre được tôi trồng để chống sạt lở nhưng rồi cũng bị nước sông nhấn chìm. Chuồng trại chăn nuôi của gia đình đã bị kéo sập chỉ sau một đêm nước dâng cao" , ông Hồng nói.
Ngoài ra, căn nhà cấp 4 của ông Hồng chỉ còn cách mép sông Trà Khúc chưa tới 3 mét. Do đó, ông và các thành viên khác trong gia đình luôn sống trong tâm thế phập phồng vì mối lo sạt lở.
Trong khi đó, sạt lở bờ sông Trà Khúc đoạn chảy qua thôn Thọ Lộc Tây, xã Tịnh Hà với chiều dài hơn 500m cũng đang đe dọa đến nhà cửa của 10 hộ dân.
"Hà bá" nuốt chửng đất sản xuất của người dân.
Đề cập đến tình trạng sạt lở bờ sông, ông Nguyễn Mậu Văn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Quảng Ngãi có 4 sông lớn gồm: Trà Khúc, Trà Bồng, Vệ và Trà Câu.
Ông Văn cho rằng, đặc điểm địa hình, địa chất, diễn biến phức tạp của mưa lũ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở, đặc biệt là ở khu vực sông Trà Khúc.
"Ngoài ra, nguyên nhân khiến sạt lở gia tăng còn do tình trạng hút cát, khai thác cát trái phép dọc theo các mép sông diễn ra ngày càng nhiều. Nếu không có giải pháp làm giảm tình trạng sạt lở thì tình hình sẽ càng nghiêm trọng.
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra để có báo cáo cụ thể và giải pháp phù hợp" , ông Văn thông tin thêm.
Niên vụ càphê 2020: Gia Lai vừa mất mùa vừa thiếu nhân công Bà Trần Thị Hằng ở huyện Mang Yang cho hay khi vườn càphê nhà vừa chín, bà đã đi tìm nhân công xung quanh khu vực nhưng khi đến xem vườn, nhân công chê cây ít trái, khô, hái không lợi công. Niên vụ càphê 2020, sản lượng càphê tại tỉnh Gia Lai không đạt do ảnh hưởng mưa bão, thiếu nhân công...