Chậm nộp tiền mua nhà: nhiều hệ lụy
Không ít chủ đầu tư cho biết rất đau đầu với chuyện khách mua nhà không nộp tiền đúng tiến độ, sau đó “làm dữ” nếu bị hủy hợp đồng hoặc bị đòi tiền phạt chậm nộp.
Có khách hàng đóng tiền được một vài đợt đầu rồi “biệt tăm”, đến khi chủ đầu tư thông báo chấm dứt hợp đồng mới hốt hoảng “kêu cứu” khắp nơi…
Theo nhiều doanh nghiệp, việc chậm nộp tiền của khách không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà cả quyền lợi của những người mua khác, bởi dự án hoàn thành đúng tiến độ phải có tiền, thu từ khách hàng hoặc đi vay.
Người dân tham quan, tìm hiểu tại một dự án căn hộ ở Q.2, TP.HCM – Ảnh: Quang Định
Mua nhà nhưng… quên nộp tiền!
Tháng 8-2015, chị P.N.Q.N. (Q.11, TP.HCM) ký hợp đồng đặt cọc mua căn hộ với một công ty bất động sản ở Q.Tân Phú.
Theo hợp đồng, ngay khi ký chị N. đặt cọc cho công ty số tiền tương đương 15% giá trị căn hộ. Hai tháng sau, chị N. thanh toán cho công ty tiếp số tiền tương đương 5% giá trị căn hộ. Tổng cộng chị N. đã đóng gần 200 triệu đồng.
Số tiền này sẽ được chuyển thành tiền thanh toán hợp đồng mua bán căn hộ.
Hợp đồng cũng ghi rõ trong thời gian bảy ngày kể từ ngày công ty gửi thông báo yêu cầu ký hợp đồng mua bán căn hộ, nếu người mua từ chối đến ký hoặc không phản hồi cho công ty sẽ bị mất toàn bộ số tiền cọc mà không có bất kỳ khiếu nại, thắc mắc gì. Công ty được bán căn hộ cho người khác.
Hoàn tất xây dựng xong phần móng, công ty gửi thông báo cho chị N. đóng tiền để ký hợp đồng mua bán nhưng đến hạn chị N. không đến đóng.
Công ty gửi thêm hai lần thông báo cho chị nhưng đều không nhận được phản hồi. Mười tháng sau, công ty thông báo mất số tiền cọc, chị N. mới tá hỏa, lên xuống yêu cầu công ty cho được đóng tiền. Chủ đầu tư bị đẩy vào thế khó xử.
Video đang HOT
Chị N. cho biết do công việc bận rộn nên khi nhận thông báo chị không để ý. Nghĩ đã ký hợp đồng đặt cọc sẽ không mất tiền, chần chừ một thời gian chị N. “quên” luôn khoản nợ.
Hiện chị N. đang làm đơn yêu cầu công ty xem xét cho chị tiếp tục đóng tiền mua căn hộ. “Tôi không đọc kỹ hợp đồng cứ nghĩ đóng trễ chỉ bị phạt chứ không bị hủy hợp đồng nên cà kê không lên đóng, ai ngờ bị thông báo hủy” – chị N. giải thích.
Do thường xuyên công tác xa nên trước khi ký hợp đồng để mua một căn hộ tại Q.7, chị N.T.M.H. (Q.Phú Nhuận) xin chủ đầu tư giãn tiến độ đóng tiền và được nhân viên tư vấn đứng ra đảm bảo “nếu nộp chậm vẫn không bị phạt”, chị mới yên tâm ký hợp đồng. Đóng được ba đợt, chị bận đi công tác xa quên luôn chuyện đóng tiền.
Sau đó, công ty thông báo phạt tiền vì chị đóng tiền chậm ba tháng. Chị khiếu nại yêu cầu hoàn tiền nhưng chủ đầu tư dựa vào hợp đồng, không đồng ý hoàn trả. Phải mất một thời gian dài lên xuống làm việc, chị H. mới được chủ đầu tư trả lại tiền.
Trong khi đó, sau nhiều lần “làm căng” nhưng khách hàng L.T.M. (Gò Vấp) vẫn không chịu tiếp tục nộp tiền với lý do không có khả năng, chủ đầu tư một dự án căn hộ tại Q.Thủ Đức đành chấp nhận “xuống nước”, cho phép chị M. chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán căn hộ cho khách hàng khác và không phải nộp phạt.
Theo chủ đầu tư, dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và theo hợp đồng, khách hàng phải nộp 70% giá trị căn hộ, nhưng đến nay chị M. chỉ mới nộp 30% giá trị dù doanh nghiệp nhiều lần gửi thư hoặc gọi điện nhắc nhở, khuyến cáo.
Không cẩn thận, dễ mất tiền
Nhiều chủ đầu tư cho biết rất “đau đầu” chuyện người mua nhà nộp tiền chậm. Thông thường, các chủ đầu tư chỉ giải quyết êm thấm bằng cách chỉ phạt nộp chậm mà không hủy hợp đồng mua bán. Nhưng cũng có công ty xử lý “mạnh tay”, người mua nhà đành mất trắng.
Đại diện công ty bán căn hộ cho chị N. cho biết tình trạng khách hàng đóng tiền chậm rất nhiều. Công ty tìm mọi cách thông báo, nhiều người vẫn thờ ơ. Có những trường hợp khách hàng không hề đọc hợp đồng, đến khi xảy ra chuyện mới giải thích không nhận được thông báo và làm áp lực với chủ đầu tư.
Vị này chia sẻ không phải trường hợp đóng chậm nào công ty cũng xử lý căng thẳng. Có trường hợp người dân trình bày hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng trả tiền, công ty sẵn sàng cho bảo lưu hoặc trả lại đủ số tiền.
Riêng trường hợp của chị N. công ty đang xem xét, nếu thấy hợp lý sẽ cho đóng tiền để ký hợp đồng mua bán.
“Biết người dân rất khó khăn mới gom góp mua được căn hộ, chủ đầu tư không muốn gây khó dễ. Nhưng người mua cố tình chây ì, không đóng tiền sẽ rất khó khăn cho việc xoay xở vốn kinh doanh của công ty…” – vị này nói.
Đại diện một công ty bất động sản ở Q.3 cho biết hiện nay khách mua nhà chậm nộp của công ty hơn 300 tỉ đồng. Có người đóng trễ đến một năm.
Mặc dù công ty gửi nhiều đợt thư, gọi điện thoại, mail nhắc nhở nhưng khách hàng vẫn chây ì đóng. Theo nguyên tắc khi khách hàng nộp chậm, công ty có thể đơn phương thanh lý nhà. Tuy nhiên thực tế rất khó để xử lý.
Có người cố tình không đóng, đến khi bị phạt mới làm đơn kiện khắp nơi, công ty phải cử người đi xử lý từng vụ việc mất thời gian và ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của công ty.
“Sau nhiều vụ kiện, công ty quyết định sẽ phạt nặng trường hợp người mua đóng tiền trễ. Với khách hàng cố tình trì hoãn, đóng chậm nhiều đợt sẽ nhất quyết hủy hợp đồng” – vị này chia sẻ.
Chủ đầu tư dự án căn hộ tại Q.Thủ Đức cho biết đã nhiều lần gửi thư, gọi điện nhắc nhở nhưng chị M. vẫn không nộp tiền cũng không trả lời. Chỉ sau khi tìm được người mua lại, chị M. mới báo là không có khả năng đóng tiền tiếp, muốn chuyển nhượng lại nhưng đề nghị không nộp phạt.
Trong thực tế, theo vị này, khoản chênh lệch chị M. được hưởng khi chuyển nhượng lại hợp đồng lên tới 25% so với vốn góp ban đầu. “Số tiền phạt cũng không nhiều, chúng tôi cũng không muốn phiền phức nếu còn gắn kết những khách hàng kiểu này nên đành chấp nhận” – chủ đầu tư này nói.
Ông Lê Hoàng Châu (chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM): Chủ đầu tư và khách hàng đều phải thực hiện đúng cam kết Với nguồn vốn tự có không nhiều, các chủ đầu tư dựa vào hai nguồn vốn chủ lực là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và huy động từ người mua để hoàn thành dự án. Trong khi nguồn vốn vay làm đội giá thành, chưa kể rất khó tiếp cận, hầu hết chủ đầu tư dựa nhiều vào nguồn vốn của khách hàng. Nếu có quá nhiều người mua nhà chậm thanh toán, chủ đầu tư sẽ gặp khó và dự án không hoàn tất đúng tiến độ. Như vậy, không những chủ đầu tư bị ảnh hưởng mà những người mua đã thanh toán đầy đủ theo tiến độ cũng chịu thiệt thòi. Ngoài những chủ đầu tư yếu kém, các chủ đầu tư có năng lực và làm ăn đàng hoàng rất muốn hoàn thành công trình, bởi càng rút ngắn thời gian thi công càng tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Do đó, để một thị trường phát triển lành mạnh, giảm rủi ro cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà không chỉ đòi hỏi chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng mà bản thân người mua nhà cũng phải tuân thủ đúng các cam kết trong hợp đồng. Luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng): Tính toán kỹ khả năng tài chính trước khi ký hợp đồng Rất nhiều người mua tranh chấp pháp lý liên quan đến việc chậm nộp tiền bị chủ đầu tư hủy hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư mạnh tay hủy hợp đồng và không hoàn trả lại tiền do hồ sơ pháp lý của bên bán đầy đủ. Việc mua bán nhà là thỏa thuận mang tính chất dân sự, kinh doanh đã được ký kết là dựa trên cơ sở tự nguyện, tự định đoạt của người mua và người bán, luật pháp buộc các bên phải thực thi. Nếu không tuân thủ đúng các điều kiện, đặc biệt là thời gian nộp tiền, khách mua nhà có nguy cơ mất tiền. Do đó, ngoài việc tìm hiểu và chọn lựa chủ đầu tư uy tín để mua nhà, bản thân khách hàng cũng cần tính toán kỹ khả năng tài chính, phải xem mình có đảm bảo khả năng nộp tiền theo đúng tiến độ hay không rồi mới quyết định ký hợp đồng mua nhà.
Theo TIẾN LONG (Tuổi trẻ)
Lỗ bạc tỷ vì đầu tư nhà đất không chính chủ
Ham rẻ, anh Dũng (ngụ quận 10, TP HCM) cùng người bạn chồng 2 tỷ đồng mua lô đất thổ cư gần 300 m2 tại huyện Bình Chánh, song đến phút cuối mới vỡ lẽ đã có một gia đình khác mua miếng đất này từ nhiều năm trước.
Vướng vào giao dịch kém may mắn hồi quý IV/2015, ê kíp đầu tư của anh Dũng phải chạy ngược chạy xuôi áp dụng đủ bài từ ngọt nhạt nhờ vả đến đâm đơn kiện tụng, nhưng đến nay vẫn chưa lấy lại được tiền. Anh Dũng kể, sau khi kiểm tra thông tin quy hoạch kỹ càng, anh mới quyết định mua đất. Lúc hợp đồng công chứng xong, anh trao hết tiền cho người mua. Đến khi đi nhận đất mới phát hiện ra trên khuôn viên có một gia đình đã mua miếng đất này từ năm 1997.
Tiếp xúc với người khách trước đó, anh Dũng mới hay lúc ký hợp đồng công chứng xong thì gia đình này cho chủ nhà mượn lại sổ đỏ để tách thửa. Song, chủ nhà không tách thửa mà bán luôn cho người khác, sau đó rời khỏi địa phương. Với thực trạng mua nhà đất không chính chủ, anh Dũng cũng không thể bán, xây dựng hay sửa chữa đối với bất động sản này. Anh nhẩm tính, trong điều kiện bình thường, suất đầu tư có thể mang lại lợi nhuận bạc tỷ trong vòng 6-12 tháng tới. Song vì lâm cảnh này, anh phải ngậm bồ hòn làm ngọt, kiên nhẫn chờ đợi.
"Tôi đã đầu tư nhiều nơi và kỹ lưỡng trong khâu pháp lý nhưng với trường hợp không chính chủ như thế này thì mới gặp lần đầu. Khổ tâm nhất là quả lừa này lên đến bạc tỷ", anh Dũng than thở.
Trường hợp của vợ chồng chị Duyên may mắn hơn, vì kiểm tra được tình trạng lô đất tại khu Nam Sài Gòn có dấu hiệu không chính chủ ngay từ đầu nên chưa xuống tiền tỷ mua tài sản. Câu chuyện bắt đầu từ giữa tháng 2/2016 chị Duyên được môi giới chào bán lô đất hơn 1.000 m2 với giá 2,7 tỷ đồng, có thể xây nhà mật độ 15-20% trên khuôn viên.
Rủi ro pháp lý được xem là rủi ro khó nhận biết nhất đối với kênh đầu tư bất động sản. Ảnh: Vũ Lê
Theo quy trình, sau khi khách chồng đủ tiền ký hợp đồng (50% giá trị tài sản), chủ đất sẽ bắt đầu tiến hành các thủ tục xin tách thửa. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận với chủ đất và tham khảo hợp đồng, nhận thấy pháp nhân là 2 người hoàn toàn khác nhau nên gia đình chị Duyên băn khoăn, chần chừ xuống tiền.
Thích đất rộng để xây nhà nhỏ, khuôn viên còn lại làm vườn nên nữ khách hàng này cho hay chị mê miếng đất ngay từ khi đi xem, lại được giá rẻ. "Song vì chủ đất và bên đứng ra làm hợp đồng bán là hai người khác nhau nên phải thận trọng. Vì lo ngại nguy cơ bị kẹt tiền tỷ trong suất đầu tư này nên đành bỏ cuộc", chị chia sẻ.
Có thâm niên 7 năm làm môi giới và tư vấn nhà đất tại TP HCM, ông Nguyễn Tấn Phong cho biết: "Rủi ro pháp lý là dạng rủi ro vô hình, tiềm ẩn, khó phát hiện nhất đối với nhà đầu tư bất động sản. Đối với trường hợp mua phải nhà đất không chính chủ, thiệt hại rất khó lường".
Ông Phong cho hay, đa phần những vụ đầu tư bị hớ vì nhà đất không chính chủ thường chỉ được bên mua phát hiện khi giao dịch đã hoàn tất, tiền đã đóng đủ, tức là đã muộn màng. Chính vì vậy, giới đi buôn vẫn thường khuyến cáo, nhắc nhở nhau bài học: "Chỉ có người mua lầm chứ người bán không lầm".
Kinh nghiệm đầu tư an toàn, tránh mất vốn trong thị trường này, theo ông Phong, cần tuân thủ quy trình kiểm tra thông tin từ chính bên bán và từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Quản lý đô thị phường, quận.
Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ nhà đất. Bên bán phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng bản chính) cho bên mua. Trong các giấy tờ này, bản vẽ khu đất, căn nhà được thể hiện cụ thể, là cơ sở để bên mua so sánh với hiện trạng thực tế.
Thứ hai, kiểm tra thân nhân xem bên bán có đủ điều kiện bán hay không (có chính chủ hay không). Ví dụ: miếng đất đứng tên một người hay nhiều người, đã từng thay đổi chủ ra sao, người ủy quyền có hợp pháp không...
Thứ ba, kiểm tra tranh chấp tại phòng tư pháp, cán bộ địa chính phường hoặc kiểm tra đơn thư liên quan đến nhà đất tại văn phòng đăng ký quận. Quy trình này nhằm xem xét tài sản có vướng tranh chấp, bị đơn thư tố cáo, khiếu nại trước đó hay không.
Thứ tư, kiểm tra quy hoạch xem nhà đất có nằm trong diện bị giải tỏa, phóng hẻm, mở rộng lộ giới hay thuộc nhóm đất dự phòng hay không... tại UBND phường, quận.
Theo VnExpress
Cảnh giác với nhiều chiêu "lách luật" vay gói 30.000 tỷ đồng Người mua nhà cân cảnh giác và thân trọng trước những lời tư vấn "lách luât" nhằm vay tiên từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Nhiều chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Hà Nội đang lợi dụng thông tin về việc gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sắp hết thời hạn (theo Thông tư 11 của...