Chậm nộp thuế, chủ đầu tư dự án 169 Nguyễn Ngọc Vũ nói gì?
Tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ ( Cầu Giấy, Hà Nội) đã được đưa vào sử dụng từ năm 2013. Tuy nhiên, hai chủ đầu tư Trường cao đẳng nghề kỹ thuật và nghiệp vụ Hà Nội và Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng lại chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Theo đơn khiếu nại của đại diện 31 doanh nghiệp, cá nhân là các chủ đầu tư góp vốn xây dựng dự án Tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ (Ban quản trị tòa nhà) gửi cơ quan chức năng cho biết, mặc dù đã có nhiều văn bản gửi tố cáo vi phạm trong xây dựng, nộp thuế và Hồ sơ pháp lý dự án của chủ đầu tư cấp 1 – Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật và nghiệp vụ Hà Nội và chủ đầu tư cấp 2 – Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng nhưng tới nay, dự án vẫn nằm trong “danh sách” chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Bên cạnh đó, hai chủ đầu tư còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và tiếp tục vi phạm quy định về đầu tư, xây dựng và góp vốn của dự án. Thực tế này đang ảnh hưởng đến việc quản lý, vận hành, bảo trì, an toàn về tính mạng tài sản của các nhà đầu tư tại tòa nhà này.
“Chúng tôi góp vốn đầu tư xây dựng tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ vài trăm tỷ đồng từ năm 2009 đến nay đã gần 10 năm nhưng chỉ có Hợp đồng góp vốn chưa có Giấy chứng nhận sở hữu bất động sản tương ứng với tiền góp, thiệt hại tài chính về đầu tư và khai thác sử dụng tài sản, bất động sản của tòa nhà”, ông Hoàng Thăng – Trưởng Ban quản trị tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ bức xúc.
Liên quan tới những tố cáo của các nhà đầu tư góp vốn vào dự án xây dựng tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, ngày 15.6, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Hồng Thanh – Phụ trách truyền thông của công ty Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng (nhà đầu tư cấp 2- nhà thầu xây dựng dự án) cho biết, Công ty này và Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật và nghiệp vụ Hà Nội đang tích cực thống nhất, giải quyết những vướng mắc còn lại với nhau. Công ty cố gắng sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của dự án 169 Nguyễn Ngọc Vũ sớm nhất. 000
Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nộp thuế, ông Thanh cho biết, hiện nay 2 chủ đầu tư đang phân định, thống nhất lại với nhau về phần diện tích. Bởi, diện tích theo Hợp đồng và thực tế tại tòa nhà này đang khác nhau. Công ty và Trường đã gặp gỡ nhau tại UBND phường Trung Hòa để giải quyết những vấn đề này.
Cũng theo ông Thanh, dự kiến trong tháng 6, hoặc đầu tháng 7 tới đây, chủ đầu tư sẽ thực hiện xong nghĩa vụ nộp tiền thuê đất đối với nhà nước. Sau đó, sẽ tiếp tục ngồi lại với các nhà đầu tư góp vốn để trao đổi thêm các vấn đề về quyền sở hữu và quyền sử dụng tại tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ này.
Như Dân Việt đã thông tin, tháng 10.2008, Trường Trung học kỹ thuật và nghiệp vụ Hà Nội (thời điểm này trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, nay thuộc Bộ Xây dựng và chuyển thành trường cao đẳng) ký Hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng để cùng đầu tư xây dựng và khai thác dự án tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ.
Theo đó, Trường góp vốn tương ứng với 25% kinh phí Dự án bằng giá trị quyền sử dụng khu đất. Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng bỏ toàn bộ tiền đầu tư xây dựng tòa nhà 19 tầng (tương ứng 75% kinh phí dự án) trên khu đất theo thiết kế quy hoạch đã được phê duyệt. Phương án phân chia thành phẩm thể hiện: Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng được hưởng 75% diện tích tầng 1; 428m2 diện tích tầng 6; 100% diện tích tầng lửng, tầng kỹ thuật và từ tầng 7 trở lên.
Cũng theo Hợp đồng này, công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng được ủy quyền là đại diện chủ đầu tư để thực hiện dự án. Đáng chú ý, cả Trường và công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng đều có trách nhiệm làm việc với cơ quan chức năng để chuyển đổi mục đích sử dụng đối với phần diện tích sở hữu được phân phân chia.
Video đang HOT
Cuối tháng 12.2013, dự án tạm hoàn thành phần xây dựng và LMĐN bàn giao lại các phần góp vốn cho các chủ đầu tư thứ cấp, gồm 18 tầng văn phòng. Phần diện tích chung có sảnh chung tầng 1 và 2 tầng hầm.
Một mặt không thực hiện đầy đủ trách nhiệm phải làm trong Hợp đồng trên, nhưng Trường vẫn nhận đầy đủ quyền lợi theo hợp đồng là 1/4 tầng 1 và 4 tầng 2,3,4,5 (theo thời giá hiện nay khoảng 50 tỷ đồng).
Sau khi bàn giao, Ban đại diện các nhà đầu tư thứ cấp (31 nhà đầu tư) đã lựa chọn Công ty CP Đầu tư giải pháp Việt đảm trách quản lý dịch vụ của toàn tòa nhà. Tòa nhà đã hoạt động theo hướng đó suốt 4 năm qua.
Tuy nhiên, đối chiếu thực trạng công trình với GPXD được cấp cho dự án, cũng như một số điều khoản liên quan tới trách nhiệm của chủ đầu tư, cho thấy nhiều vấn đề chưa hoàn thiện, thậm chí bị biến tướng.
Chiếu theo GPXD số 78/GPXD do Sở Xây dựng cấp ngày 3.6.2009 cũng như GPXD điều chỉnh (tháng 8.2011), công trình Nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ có 2 tầng kỹ thuật (có diện tích và chiều cao lần lượt là 640m2/3m và 335m2/3,6m). Hiện trạng lại cho thấy, công trình tòa nhà không có bất cứ tầng kỹ thuật nào.
Và mãi đến ngày 9.10.2017, Trường Trung cấp nghề kỹ thuật và Nghiệp vụ được UBND TP Hà Nội cho phép sử dụng 1.266m2 đất để hợp tác đầu tư với Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng thực hiện dự án đầu tư nhà hoạt động đa năng và băn phòng cho thuê (hình thức thuê đất có thu tiền thuê đất hàng năm, thời hạn là 50 năm, kể từ ngày 8.5.2008).
Theo Danviet
D2 Giảng Võ và những dấu hỏi chưa lời đáp
Từ đầu năm 2015, hầu hết người dân đã dọn về tòa nhà D2 Giảng Võ (quận Ba Đình). Hiện tại, mọi hạng mục cơ bản vận hành ổn định. Tuy vậy, BQT tòa nhà vẫn chưa thể ra đời - với hàng loạt dấu hỏi xoay quanh việc tuân thủ pháp luật của Chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư Xây dựng & Phát triển nhà Gia Bảo suốt nhiều năm qua.
Ai đang múa tay trong bị?
Dù tòa nhà đã hoạt động từ cuối năm 2014 tới nay nhưng Gia Bảo liên tục trì hoãn với nhiều lý do để thành lập Ban quản trị. Đồng nghĩa, hàng trăm tỷ đồng từ quỹ bảo trì tòa nhà vẫn đơn phương thu - chi mang tên Gia Bảo. Đây là một trong nhiều nội dung mà tập thể người dân sinh sống tại D2 Giảng Võ phản ánh tới báo chí.
Người dân sở tại nghi vấn việc vi phạm công khai, minh bạch quỹ bảo trì của chủ đầu tư có dấu hiệu trục lợi
Trao đổi với PV, bà Hoàng Minh Châu, Tổ trưởng tổ 7A (đại diện tập thể các hộ dân D2 Giảng Võ) bức xúc: "3 năm qua, dù người dân chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần đến chủ đầu tư Gia Bảo để yêu cầu tổ chức hội nghị nhà chung cư (theo các quy định tại điều 13 của Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng) nhưng công ty luôn dấu hiệu bất hợp tác".
Tới giữa năm 2017, sự việc mới có dấu hiệu tiến triển bằng động thái tiến hành hội nghị nhà chung cư của Công ty Gia Bảo. "Dẫu vậy, lần lượt 2 lần hội nghị do Chủ đầu tư tổ chức (20.5 và 12.7) đều bất thành vì sử dụng mối quan hệ cá nhân, làm ảnh hưởng đến sự khách quan dân chủ trong việc bầu BQT cư dân" - bà Châu cho biết thêm.
Về vấn đề "sử dụng mối quan hệ cá nhân, làm ảnh hưởng đến khách quan dân chủ trong bầu BQT", ông Thành (chủ sở hữu căn hộ tầng 9, thành viên Tổ Giám sát cộng đồng D2 Giảng Võ) diễn giải chi tiết.
Khoản 1, Điều 109, Luật Nhà ở quy định: "Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày BQT nhà chung cư được thành lập, CĐT phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho BQT để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định...; trường hợp CĐT không bàn giao kinh phí này thì BQT nhà chung cư có quyền yêu cầu UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế, buộc CĐT phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ"
Cụ thể, các lần tổ chức hội nghị vừa qua đều thực hiện trái trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BXD. Lần thứ nhất (20.5), chủ đầu tư Gia Bảo tự ý chia các tầng (văn phòng cho thuê, tái định cư, căn hộ thương mại) thành các khu vực riêng biệt và bầu riêng người đại diện từng tầng.
"Họ chia toàn bộ cư dân ra thành 3 nhóm khác nhau để tổ chức hội nghị, không minh bạch về cách tính phiếu bầu. Lần 2 (12.7), Công ty Gia Bảo đơn phương khẳng định số lượng người tham gia chỉ đạt 40% - tỷ lệ không đáp ứng điều kiện về số người tham dự nên hội nghị bất thành. Thế nhưng, khi người dân đề nghị cung cấp các biên bản chi tiết tại 2 cuộc họp trên, Gia Bảo lại không phản hồi" - vị cán bộ hưu trí chán nản cho biết.
Mở rộng vấn đề, người dân sở tại nghi vấn việc vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch quỹ bảo trì của chủ đầu tư có dấu hiệu trục lợi. Bởi, đối chiếu Luật Nhà ở, việc lừng khừng trong tổ chức thành lập BQT của công ty Gia Bảo sẽ "giúp" chủ đầu tư lần nữa bàn giao quỹ bảo trì (ước tính hàng trăm tỷ đồng).
Những chiêu bài chỉ có ở Gia Bảo
Toà nhà D2 Giảng Võ (quận Ba Đình) là công trình hỗn hợp gồm các hạng mục: căn hộ tái định cư (từ tầng 6 đến tầng 10); căn hộ thương mại (từ tầng 11 đến tầng 20) và văn phòng cho thuê (phần chân đế).
Đáng chú ý, căn cứ hợp đồng ký kết giữa liên danh chủ đầu tư Công ty Gia Bảo - Sông Đà Thăng Long (2 DN này đã ký hợp tác đầu tư xây dựng lại nhà D2 Giảng Võ theo hợp đồng từ 2009) với hộ dân tái định cư tại chỗ, người dân tái định cư không phải đóng góp bất cứ khoản tiền quỹ bảo trì nào. Thay vào đó, liên danh Gia Bảo - SĐTL có trách nhiệm trích 2% tiền bán các diện tích kinh doanh làm kinh phí cho việc bảo trì toà nhà.
Về quỹ bảo trì 2%, lãnh đạo Công ty Gia Bảo phủ nhận trách nhiệm của công ty Gia Bảo trong việc đóng cho các hộ dân tái định cư (dù đã được nêu rõ trong HĐ giao kết giữa liên danh chủ đầu tư và người dân)!?
Tính thêm các căn hộ thương mại, số tiền quỹ bảo trì 2% lên tới đơn vị trăm tỷ đồng - và chưa rõ số phận ra sao. Theo Tổ phó Tổ Giám sát Cộng đồng D2 Giảng Võ (ông Nguyễn Danh Thành), suốt 2 năm nay, quỹ bảo trì được quản lý, sử dụng ra sao, người dân đều không được Gia Bảo cho biết công khai. Việc quản lý vận hành tòa nhà đang do Công ty TNHH quản lý tòa nhà D2 đảm nhận suốt thời gian qua, nhưng đây lại là đơn vị chưa đủ điều kiện năng lực vận hành chung cư theo quy định Thông tư 02 (?).
Giật mình nhất, là những thông tin cung cấp từ lãnh đạo Công ty Gia Bảo mới đây.
Thứ nhất, về nguyên nhân chưa thành lập được BQT nhà D2 Giảng Võ sau gần 3 năm hoạt động, ông Nguyễn Văn Quang - PGĐ Công ty Gia Bảo lý giải: Vì đặc thù D2 là toà nhà hỗn hợp nên công ty đang "học tập" các mô hình quản lý các dạng chung cư khác (như Lancaster Núi Trúc) để áp dụng và triển khai hội nghị. Và trong thời gian chờ đợi hoàn thiện thủ tục tổ chức hội nghị, Gia Bảo đã "nhờ" Công ty TNHH quản lý toà nhà D2 quản lý và điều hành toà nhà.
Ở diễn biến liên quan tới Công ty TNHH Quản lý tòa nhà D2 Giảng Võ (đơn vị được Công ty Gia Bảo "nhờ" quản lý tòa nhà), tới tháng 1.2017 Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) mới ra văn bản thông báo công ty có đủ điều kiện thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Thông tư 02.
Với câu hỏi "Gia Bảo và công ty này có ký hợp đồng kinh tế để ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi hay không", lãnh đạo Gia Bảo chỉ trả lời nước đôi: "Hình như là có. Để chúng tôi kiểm tra lại".
Đáng chú ý, về quỹ bảo trì 2%, ông Nguyễn Văn Quang phủ nhận trách nhiệm của công ty Gia Bảo trong việc đóng cho các hộ dân tái định cư (dù đã được nêu rõ trong HĐ giao kết giữa liên danh chủ đầu tư và người dân). Cũng liên quan tới công khai quỹ bảo trì 2%, ông Quang cho biết công ty đang giao cho một pháp nhân (không cung cấp danh tính) đứng tên tài khoản ngân hàng (cũng không nêu danh tính).
Chưa dừng lại, những báo cáo tài chính 2 năm qua (về thu chi dịch vụ, cho thuê diện tích tầng hầm gửi xe...) do Công ty mà chủ đầu tư "nhờ" quản lý vận hành D2 Giảng Võ cũng chỉ được lãnh đạo Gia Bảo hứa hẹn cung cấp chung chung.
Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật sự việc với tiếng nói từ chính quyền cũng như phản ứng "lạ" của Gia Bảo với cơ quan sở tại./.
Theo Danviet
Đà Nẵng xem xét thu hồi nhà hàng, bến du thuyền liên quan Vũ 'nhôm' Dự án Nhà hàng và Bến du thuyền tại khu vực phía nam cảng Sông Hàn liên quan đến Vũ "nhôm" đang được các cơ quan chức năng Đà Nẵng nghiên cứu thu hồi. Ngày 13/6, Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản về việc...