Chậm nhất đến 31.12.2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC).
Chậm nhất đến 31.12.2020 phải triển khai xong thu phí không dừng
Quyết định này thay thế Quyết định 07/2017 về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức ETC, áp dụng với cả các dự án BOT cũ cũng như các dự án mới có thu phí.
Về tiến độ thực hiện thu phí ETC, Quyết định nêu rõ: Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống ETC phải vận hành ngay việc thu phí ETC. Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống ETC chậm nhất đến ngày 31.12.2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Đối với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành sẽ do Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án. Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, chỉ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi thực hiện thu phí ETC theo quy định của Quyết định này.
Video đang HOT
Căn cứ điều kiện cụ thể đối với từng trạm thu phí, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định: Việc duy trì mỗi trạm thu phí có 1 làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức ETC và hình thức một dừng) trên mỗi chiều lưu thông. Thời điểm chuyển làn hỗn hợp nêu trên sang ETC và thực hiện thu phí toàn bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Tại Quyết định cũng quy định việc tạm dừng và thời gian tạm dừng việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ với các trạm thu phí chưa thực hiện việc thu phí ETC do lỗi của nhà đầu tư. Việc thực hiện thu phí ETC đối với các trạm thu phí có thời gian hoàn vốn còn lại dưới 3 năm đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó, hệ thống ETC phải được thiết kế, lắp đặt, xây dựng đồng bộ trên toàn quốc, bảo đảm vận hành liên tục, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và an toàn. Về thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ ( xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ an ninh, xe sử dụng vé “Phí đường bộ toàn quốc”) phải được gắn thẻ đầu cuối.
Việc gắn thẻ đầu cuối được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ GTVT và nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31.12.2021. Từ ngày 31.12.2021 trở đi, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí mở tài khoản thu phí cho chủ phương tiện trên hệ thống ETC ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối. Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu phí (thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng theo quy định.
Cũng theo Quyết định của Thủ tướng, nhà đầu tư BOT có thể tự thiết kế, đầu tư xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống ETC. Tuy nhiên, hệ thống này phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống ETC của nhà cung cấp dịch vụ thu phí đang triển khai.
Để giải quyết vướng mắc về việc mở tài khoản thu phí, Thủ tướng cho phép chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản ETC theo nhiều hình thức, như nộp tiền trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng…Trường hợp phương tiện giao thông được gắn thẻ mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp.
Ngoài ra, doanh nghiệp được thu phí theo tháng, quý và năm. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí sẽ thực hiện trừ tiền trong tài khoản của chủ phương tiện tại thời điểm đăng ký thanh toán theo hình thức tháng, quý, năm.
Quyết định 19/2020 về việc thu phí ETC có hiệu lực từ ngày 1.8.2020.
Xử lý 18.022 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn
Chiều 11-6, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin, sau gần một tháng ra quân thực hiện tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 18.022 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, sau 26 ngày (từ ngày 15-5 đến 11-6), lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 357.975 phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23.979 trường hợp; tạm giữ 55.111 phương tiện các loại; phạt tiền hơn 287 tỷ đồng.
Qua công tác thống kê, trên địa bàn cả nước nổi lên là các hành vi vi phạm có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông như vi phạm về tốc độ (29.687 trường hợp); vi phạm quy định về không đội mũ bảo hiểm (64.746 trường hợp); không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu (10.949 trường hợp); giấy phép lái xe hoặc đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, tẩy xóa (44.293 trường hợp); dừng, đỗ sai quy định (22.128 trường hợp); đi vào khu vực đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều (5.736 trường hợp); vi phạm về tránh vượt (3.239 trường hợp); đi sai phần đường, làn đường (7.985 trường hợp); chở hàng quá khổ, quá tải (4.383 trường hợp)...
Đáng chú ý, cảnh sát giao thông đã phát hiện, lập biên bản xử lý 234 lái xe dương tính với ma túy.
Nghệ An: Xử lý gần 9.000 vi phạm trong 22 ngày thực hiện tổng kiểm soát phương tiện Trong 22 ngày thực hiện tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 410 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 1.075 trường hợp vi phạm tốc độ và 41 trường hợp người điều khiển phương tiện sử dụng ma túy bị phát hiện, xử lý. CSGT Nghệ An tuần tra, kiểm soát trên...