Chạm mốc 13 triệu đồng một vé máy bay khứ hồi nội địa, khách du lịch lập tức hủy chuyến du lịch ngày hè
Vé khứ hồi chuyến bay Hà Nội – Phú Quốc có giá dao động 2.459.000 -7.156.000 đồng/vé. Riêng ghế thương gia với chuyến bay Hà Nội – Côn Đảo có giá hơn 9,4 triệu đồng và chặng Hà Nội – Đà Lạt là hơn 12 triệu đồng/vé.
Mùa du lịch đang bước vào giai đoạn cao điểm, nhu cầu đi lại của người dân cũng vì thế mà tăng cao.
Tuy nhiên, ở giai đoạn giá xăng dầu đang ở “đỉnh” như hiện nay, giá vé các chặng bay nội địa khiến không ít hành khách bất ngờ.
Ngày 7/7, khảo sát của phóng viên Gia đình & Xã hội (Báo Sức khỏe & Đời sống) cho thấy, giá vé đường bay nội địa đều dao động từ 4 đến gần 10 triệu đồng/vé khứ hồi.
Trên hệ thống đặt vé máy bay của Vietnam Airlines, chặng bay Hà Nội – Côn Đảo lúc 22h30 phút ngày 7/7 có giá 3.449.000/vé phổ thông và 9.443.000/vé thương gia.
Cụ thể, với chuyến bay từ Hà Nội đi Côn Đảo khởi hành lúc 22h30 phút hôm 7/7 hãng Vietnam Airline, giá cho ghế phổ thông là 3.449.000 đồng/vé và 9.443.000 đồng/vé ghế thương gia (bay chặng).
Với chuyến bay một chặng, ghế thương gia cho chuyến bay này cũng lên đến 7.391.000 đồng/vé và 3.449.000 – 3.827.000 đồng/vé phổ thông.
Video đang HOT
Với chặng bay Hà Nội – Phú Quốc, giá vé của Vietnam Airlines là 2.459.000 đồng/vé phổ thông và hơn 7 triệu đồng/vé thương gia.
Dù giá vé cao nhưng chặng bay này không được bay thẳng mà phải nối chuyến tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh).
Cùng đường bay nhưng giá vé của hãng Bamboo Airway khởi hành vào sáng ngày 8/7 là 7.728.000 đồng/vé phổ thông đặc biệt.
Trên wesite về du lịch traveloka, với chặng Hà Nội – Đà Lạt di chuyển trong ngày 8/7 có giá từ 2.378.000 đồng/vé phổ thông hãng Bambo Airway, đến 12.835.000 đồng/vé thương gia hãng Vietnam Airlines.
Trên wesite về du lịch traveloka, với chặng Hà Nội – Đà Lạt di chuyển trong ngày 8/7 có giá 12.835.000 đồng/vé thương gia hãng Vietnam Airlines.
Chị Nguyễn Thị Hương (36 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) tỏ ra bất ngờ với giá vé máy bay chạm mốc 10 triệu đồng ở thời điểm hiện tại.
Vì gia đình có 2 con nhỏ nên mùa hè này, chị Hương và gia đình dự định đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo trong thời gian 3 ngày 2 đêm. Tuy nhiên, với mức giá hơn 3 triệu đồng/người/vé khứ hồi, chị Hương phải tính toán lại cho chuyến du lịch gia đình trong mùa hè này.
Chị Hương cho biết: “Cả hai vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, mức thu nhập ở Hà Nội gần như vừa đủ cho mức sống cơ bản ở Thủ đô. Để chuẩn bị cho chuyến du lịch mùa hè này, gia đình tôi đã “thắt lưng buộc bụng” từ đầu năm. Tuy nhiên, có lẽ gia đình tôi sẽ chuyển hướng du lịch tại Quảng Ninh hoặc Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An bằng xe gia đình, chúng tôi vừa tiết kiệm mà vừa không phải gồng mình vì kinh tế”.
Trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, ngày 6/7, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT để đề xuất các giải pháp về giảm phí chuyên ngành hàng không; giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay; điều chỉnh tăng mức tối đa khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa.
Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong giai đoạn chịu ảnh hưởng do giá nhiên liệu tăng cao, các doanh nghiệp hàng không đề xuất các giải pháp liên quan đến việc miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường; giảm thuế nhập khẩu; giảm giá giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không; cho phép phụ thu nhiên liệu hoặc điều chỉnh tăng trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.
Theo đó, việc điều chỉnh tăng mức trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa theo mức đã được quy định tại thời điểm năm 2014, tức là tăng trung bình khoảng 3,75% so với khung giá quy định hiện hành.
Cùng thời điểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng đã ký văn bản gửi đến Bộ Tài chính để kiến nghị xem xét, điều chỉnh mức thu một số phí, lệ phí trong các lĩnh vực giao thông, nhằm có thể tháo gỡ một phần việc tăng chi phí vận tải do giá xăng, dầu tăng cao hiện nay.
Theo đó, với lĩnh vực đường hàng không, Bộ GTVT kiến nghị, từ nay đến hết 2022, giảm 20% mức thu phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay. Đồng thời, giảm 20% mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay.
Yêu cầu chấn chỉnh tình trạng chậm, hủy chuyến bay
Thời gian qua, tình trạng hoãn, hủy, chậm chuyến bay của các hãng hàng không nội địa có xu hướng tăng.
Trước thực tế này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng này.
Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, hoạt động vận tải hàng không đang hồi phục nhanh chóng sau khi đại dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát. Từ đầu năm 2022 đến nay, nhu cầu đi lại của người dân nói chung tăng nhanh, giúp sản lượng hành khách và hàng hóa qua các cảng hàng không tăng trưởng nhanh.
Tình trạng chậm, hủy chuyến bay đang có chiều hướng gia tăng.
Đối với các chuyến bay khai thác nội địa, lượng hành khách và sản lượng hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng 904,6%; khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng 52,6%.
Các hãng hàng không nội địa đã vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021 (số lượng khách quốc tế đạt 667.000 khách, tăng 1.033%, khách nội địa đạt 19,5 triệu khách, tăng 51,8%), đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng không.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đánh giá Việt Nam đứng đầu trong danh sách 25 quốc gia có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới, vượt qua Mexico, Brazil, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia đứng thứ 8, Malaysia đứng thứ 9, Thái Lan đứng thứ 24.
Tuy nhiên, bên cạnh việc dần hồi phục hoạt động vận tải hàng không nội địa, tình trạng nhiều chuyến bay bị chậm, hủy chuyến bắt đầu gia tăng, gây bức xúc cho hành khách, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Hàng không.
Theo rà soát của Cục Hàng không Việt Nam, riêng trong tháng 6/2022, có hơn 5.600 chuyến bay của các hãng hàng không nội địa bị chậm chuyến, chiếm tỷ lệ 18,2% số chuyến bay, tăng 9% so với tháng 5/2022.
Để khắc phục tình trạng nói trên, đặc biệt trong dịp cao điểm hè, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các hãng hàng không để kịp thời chấn chỉnh; xác định nguyên nhân chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không để đưa ra giải pháp xử lý. Cục Hàng không Việt Nam cũng có trách nhiệm chỉ đạo các hãng hàng không tuân thủ các quy định về an ninh hàng không, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển trong điều kiện chậm, hủy chuyến.
Vietnam Airlines chưa hoàn tất bán xong đội máy bay ATR72 Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Vietnam Airlines ngày 28/6, ông Đặng Ngọc Hoà, Chủ tịch HĐQT hãng thông tin, do thị trường chuyển nhượng máy bay chưa thuận lợi, hãng hiện vẫn hoàn tất việc bán 6 máy bay đội ATR72. Theo ông Đặng Ngọc Hòa, kế hoạch bán 6 máy bay ATR72 nằm trong chủ trương đổi mới...