Chạm mốc 1.000 điểm, VN-Index… ‘bổn cũ soạn lại’
Lẽ dĩ nhiên, khi gặp kháng cự ở mốc tâm lý, áp lực chốt lời sẽ xuất hiện…
Chạm mốc 1.000 điểm, VN-Index… &’bổn cũ soạn lại’
Chốt phiên giao dịch 19/9, VN-Index đã không thể duy trì được mốc 1.000 điểm xác lập trong phiên sáng. Có thể nói, thị trường trong phiên chiều đã thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác.
Nếu hết phiên sáng, sàn HSX ghi nhận 182 mã tăng và 82 mã giảm thì đến hết phiên chiều có 171 mã tăng và 116 mã giảm điểm. Số mã tăng điểm giảm đi không nhiều, nhưng vẫn ảnh hưởng đến chỉ số chuẩn bởi dòng tiền chốt lời ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip như VIC (-1%), VHM (-0,57%), VNM (-0,14%), SAB (-1,35%), PLX (-0,98%),…
Ngoài ra, việc các mã vốn hóa lớn trong nhóm Ngân hàng “hạ nhiệt” cũng tác động khiến thị trường “hãm” đà tăng. Có thể kể đến một số mã điển hình như VCB trở về mức giá tham chiếu 63.300 đồng/cổ phiếu, BID đà tăng giảm xuống còn 0,14%, TCB chỉ tăng 1,72%,…
Thanh khoản thị trường hôm nay cũng tăng vọt lên hơn 244,4 triệu cổ phiếu giao dịch, tương đương tổng giá trị hơn 5.120 tỷ đồng.
Về cuối phiên, VN-Index đã có sự hồi phục nhẹ khi tăng 0,21% đạt 995,54 điểm.
“Kịch bản” này có vẻ khiến nhiều nhà đầu tư nhớ lại lần chạm mốc 1.000 điểm trước đó của VN-Index trong phiên 31/8/2018, bởi ngay sau phiên trở lại mốc tâm lý lịch sử, chỉ số chuẩn đã giảm điểm trong 3 phiên liên tục.
Video đang HOT
Vậy điều này sẽ tái diễn?
Trao đổi với VietnamFinance, ông Dương Văn Chung – Giám đốc khu vực miền bắc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đánh giá, nhà đầu tư Việt luôn trong trạng thái đầu cơ, do đó họ sẽ chốt lời ngắn hạn khi xuất hiện thông tin tiêu cực.
“Tuy vậy, xu thế trung và dài hạn là nhân tố chính quyết định. Hiện tại, tình hình vĩ mô ổn, TTCK toàn cầu tăng, cùng với đó là định giá cổ phiếu trong nước vẫn đang rẻ, kết quả kinh doanh quý III và quý IV của nhiều doanh nghiệp niêm yết được dự báo tích cực, cộng thêm trạng thái margin toàn thị trường không quá &’cứng’, tôi cho rằng xu thế trung và dài hạn sẽ là tăng”, ông Chung nói.
Trong khi đó, ông Vũ Xuân Hiệu – Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt đánh giá, dù VN-Index vượt ngưỡng 1000 trong phiên lần thứ 2 trong thời gian 1 tháng qua nhưng dòng tiền tăng khá chậm, thanh khoản chung của sàn HSX tiếp tục duy trì ở vùng 3000-4000 tỷ 1 phiên giao dịch (không tính giao dịch thỏa thuận), vùng 1000 – 1010 điểm đang là ngưỡng cản khá quan trọng của chỉ số chuẩn trong thời điểm hiện tại, phiên chiều nay thị trường vẫn phân hóa rất mạnh và áp lực chốt lời từ các mã khá lớn.
Vì vậy, theo ông Hiệu, trong ngắn hạn thị trường cần có thời gian tích lũy hoặc cần 1 nhịp điều chỉnh thì mới đủ lực cầu để vượt qua được vùng 1000 – 1010 điểm.
Vậy thông tin về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ tác động tiêu cực đến thị trường? Ông Dương Văn Chung cho rằng, thông tin về việc dọa áp thuế đã phản ánh vào thị trường chung toàn cầu. Mặt khác, việc áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc và việc nước này đáp trả Hoa Kỳ bằng việc áp thuế lên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ đã được các nhà đầu tư &’tiên liệu’ trước.
“Đó là chưa kể đến, con số hai quốc gia này áp thuế lên các mặt hàng của nhau thấp hơn so với nhiều nhà đầu tư dự tính. Điều này cũng có thể tạo tâm lý tích cực”, lãnh đạo MBS nêu quan điểm.
Ông Vũ Xuân Hiệu cũng thể hiện sự lạc quan với TTCK Việt Nam bất chấp các lo ngại ảnh hưởng bởi Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
“Các thống kê vĩ mô trong nước hiện tại nhiều điểm sáng tích cực. Vì vậy tôi đánh giá thị trường trong thời gian từ giờ đến cuối năm vẫn tiếp tục dao động ở vùng 900-1100 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua đáy năm 2018 tại vùng 885 trong tháng 7 vừa qua và khi thị trường dao động ở vùng 1000 điểm như hiện tại, thị trường sẽ phân hóa rất mạnh”, ông Diệu nhìn nhận.
Vị này cũng cho rằng, cơ hội giải ngân an toàn là trong những tháng cuối năm khi VN-Index về lại vùng 900-950.
Thiên Đồng
Theo Trí Thức trẻ
Chứng khoán sáng 17/9: VNM, TCB gánh chỉ số
Thị trường biến động chậm với độ rộng hẹp trong phiên sáng nay trước những lo ngại mới về căng thẳng thương mại và hoạt động tái cơ cấu danh mục. VN-Index hết phiên mới phục hồi tăng không đáng kể chưa tới 1 điểm.
Đáng chú ý nhất là sàn HSX chỉ có 106 mã tăng/163 mã giảm. Đây là phiên hiếm hoi trong trong 6 phiên vừa qua khi mà chỉ số VN-Index biến động tách biệt với số cổ phiếu tăng giá. Các phiên trước ngay cả khi chỉ số giảm, số cổ phiếu tăng giá vẫn áp đảo.
VN-Index chốt phiên sáng tăng 0,08%, VN30-Index giảm 0,23%, Midcap không đổi, Smallcap tăng 0,08%. Độ rộng của nhóm blue-chips cũng khá hẹp, VN30 chỉ có 10 mã tăng/18 mã giảm. May mắn là nhóm này vẫn có một số trụ rất mạnh.
Khỏe nhất là VNM đang tăng 2,18% nhờ sự hỗ trợ từ khối ngoại. Nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 61% khối lượng giao dịch sáng nay của VNM và đẩy giá tăng.
VNM cũng nằm trong số bị quỹ ETF bán ra nhiều, nhưng lượng bán sáng nay vẫn còn nhỏ, mới hơn 114.000 đơn vị trong khi mua trên 432.000 đơn vị. Hơn 4.000 tỷ vốn hóa tăng của VNM giúp VN-Index có được 0,13%.
Cổ phiếu gánh chỉ số cùng VNM là TCB, đang tăng 4,16%. TCB bất ngờ có phiên tăng đáng kể nhất kể từ đầu tháng 8, ở thời điểm mã này đã rơi liên tục trong tháng 8 và tạo đáy thấp mới trong lịch sử niêm yết ở 24.800 đồng. TCB mạnh gần bằng VNM với hơn 3.800 tỷ đồng vốn hóa tăng.
Trong nhóm VN30 chỉ còn lại duy nhất GAS tăng 1,3% là đáng kể. VPB tăng khá 1,03% hay HSG tăng 2,25% nhưng khả năng tác động lên VN-Index khá hạn chế. Các mã còn lại là quá yếu như SAB, PLX, VHM.
Ngược lại, số blue-chips giảm có mặt VIC giảm 0,89%, VCB giảm 0,63%, VJC giảm 1,01%, VRE giảm 0,92%, CTG giảm 0,56%, MSN giảm 1,2%, MBB giảm 1,33%.
Sàn HNX đang dựa chủ yếu vào cổ phiếu dầu khí và một số mã lớn khác. PVS tăng 1,33% và PLC tăng 8,77% là hai mã đáng chú ý nhất. Ngoài ra chỉ còn VCG tăng 1,14%. Trong khi đó ACB giảm 0,59%, SHB giảm 1,18%, VGC giảm 1,07%. HNX-Index đang giảm nhẹ 0,2% với 65 mã tăng/70 mã giảm. HNX30 tăng 0,33% với 14 mã tăng/9 mã giảm.
Thị trường ngày đầu tuần kém sôi động và giao dịch rất thận trọng trong bối cảnh nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại tăng cao với kế hoạch Mỹ áp thuế thêm với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông đang giảm tương ứng 1,06% và 1,64%.
Tuần này cũng là thời điểm cả hai quỹ ETF sẽ bán ra nhiều cổ phiếu blue-chips để tái cân bằng danh mục. Tuy vậy hết phiên sáng giao dịch của khối ngoại cũng chưa có gì đặc biệt, vẫn là mua ròng nhẹ.
Ở HSX, khối ngoại bán ra 155,5 tỷ đồng, mua vào 195,2 tỷ đồng. Rổ VN30 mua 92,8 tỷ, bán 41,3 tỷ đồng. Sàn HNX mua 4,7 tỷ, bán vài trăm triệu.
Quy mô mua ròng hiện đang tập trung chủ yếu vào VNM, HPG, HDB và PLX. Trong khi đó phía bán ròng không có mã nào đáng chú ý, ngoài VNS, CTI, DIG.
Thanh khoản phiên sáng nay không mạnh, tổng giá trị khớp lệnh giảm gần 5% so với phiên trước, đạt 2.142 tỷ đồng. Cả hai sàn không có mã nào giao dịch tới 100 tỷ đồng, lớn nhất là VNM và PVS tương ứng 95,5 tỷ và 94,9 tỷ đồng.
Theo vneconomy.vn
Vn-Index tăng nhẹ Trong khi nhóm cổ phiếu dầu khí chìm trong sắc đỏ thì nhóm ngân hàng tăng điểm tích cực, giúp VN-Index duy trì sắc xanh. Thị trường chứng khoán châu Á đã bật tăng trong phiên hôm nay trước những thông tin tích cực đến từ căng thẳng Mỹ-Trung. Cụ thể, chính quyền Mỹ đề nghị đàm phán với Bắc Kinh về vấn...