Chạm mặt vợ cũ của chồng tại siêu thị, tôi chỉ nói một câu khiến cô ta “đứng hình” giận tím mặt
Cuộc gặp gỡ bất ngờ tại siêu thị đã đẩy mâu thuẫn giữa tôi và vợ cũ của chồng lên cao trào.
Câu trả lời duy nhất của tôi không chỉ chặn đứng lời mỉ.a ma.i mà còn khiến cô ấy tức đến không thốt nổi một lời.
Ảnh minh họa.
Chồng tôi từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ với một người phụ nữ được cho là cay nghiệt, lạnh lùng, và thiếu trách nhiệm với gia đình. Cuộc sống hôn nhân của anh khi ấy như một chiếc thuyền rách nát, cố gắng chèo chống chỉ vì đứa con nhỏ. Nhưng cuối cùng, anh đã chọn cách kết thúc để tìm lối thoát cho chính mình. Anh để lại ngôi nhà cũ cho vợ con, và bước ra khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc ấy với đôi bàn tay trắng.
Chúng tôi quen nhau khi anh là đồng nghiệp và cũng là người bạn hay tâm sự với tôi những khổ đau trong đời. Từ lòng thương cảm, tôi và anh dần yêu nhau lúc nào chẳng hay. Sau 5 năm chung sống, tôi ngày càng khẳng định rằng lựa chọn này là đúng đắn. Anh là người đàn ông mẫu mực, yêu vợ thương con, và biết cách trân trọng những gì mình có. Dù là vợ hai, tôi vẫn được mẹ chồng đón nhận bằng tất cả sự chân thành, thậm chí bà còn cho chúng tôi hai cây vàng làm vốn.
Nhưng hạnh phúc của chúng tôi dường như là cái gai trong mắt vợ cũ của anh. Cô ấy không ngừng tìm cách gây chuyện, từ việc gửi con về nội để gây áp lực đến liên tục gọi điện cho anh mỗi khi con đau bệnh. Lần nào cô ấy gặp chúng tôi sánh bước bên nhau, cô ấy cũng tỏ thái độ khó chịu ra mặt.
Video đang HOT
Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm cách đây hai ngày, khi tôi và chồng đi siêu thị mua đồ sơ sinh cho đứa con sắp chào đời. Tôi hiện mang thai 6 tháng, và chồng luôn cẩn thận chăm sóc tôi từng chút một. Bất ngờ, chúng tôi chạm mặt cô ấy trong siêu thị. Ngay khi nhìn thấy tôi, cô ấy tiến tới với vẻ mặt khó chịu nhưng cố gắng che giấu bằng một nụ cười mỉ.a ma.i.
Cô ấy nói lớn, đủ để chồng tôi nghe rõ: “Xài lại đồ cũ mà người khác vứt đi chắc vui lắm em nhỉ?”
Câu nói như một nhát dao thẳng vào tôi, nhưng tôi không nổi giận. Thay vào đó, tôi bình thản đáp lại, nhẹ nhàng mà sắc bén: “Em vui lắm ạ. Anh ấy rất yêu, rất quan tâm em. Cảm ơn chị đã buông bỏ để em có được một cuộc hôn nhân mỹ mãn và một người chồng tuyệt vời như vậy.”
Câu trả lời của tôi khiến cô ấy đứng hình. Gương mặt cô ấy tím tái, ánh mắt như tóe lửa, nhưng không thể đáp lại một lời nào. Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra rằng, đôi khi sự im lặng không phải là vàng – mà một câu nói đúng lúc, đúng chỗ mới là cách tốt nhất để đặt dấu chấm hết cho những lời côn.g kíc.h vô nghĩa.
Dẫu vậy, lòng tôi vẫn không khỏi lo lắng. Chồng tôi còn một đứa con riêng, và điều này khiến vợ cũ của anh luôn có cái cớ để quay lại đời chúng tôi. Tôi lo rằng, liệu cô ấy sẽ tiếp tục lợi dụng đứa con để phá vỡ hạnh phúc của chúng tôi?
Là một người phụ nữ, tôi hiểu rõ rằng hạnh phúc không phải chỉ đến từ tình yêu mà còn từ sự thấu hiểu và đoàn kết trong gia đình. Tôi biết, để bảo vệ tổ ấm này, tôi phải mạnh mẽ hơn, khéo léo hơn. Nhưng liệu có cách nào để cô ấy thôi bám víu vào quá khứ, và để chúng tôi được yên ổn?
Vợ tôi ham rẻ, tích trữ đồ ăn Tết từ sớm để rồi nhận cái kết đắng
Vợ tôi có thói quen khiến cả nhà không ít lần dở khóc dở cười, đó là mua đồ ăn tích trữ rất nhiều trong tủ lạnh.
Cứ gần đến Tết, thay vì mua sắm vừa đủ dùng, vợ tôi lại tranh thủ các đợt giảm giá, khuyến mãi ở siêu thị để mua hàng loạt thực phẩm với lý do "mua bây giờ vừa rẻ, vừa tiện". Nào là thịt, cá, hải sản đông lạnh, rau củ, bánh kẹo..., tất cả đều được nhồi nhét vào tủ lạnh, kệ bếp, thậm chí cả góc ban công cũng trở thành nơi chứa đồ.
Vợ tôi bảo, Tết cái gì cũng tăng giá, mua trước vừa tiết kiệm, vừa đỡ mất công chạy đi mua trong những ngày đông đúc. Nghe qua thì hợp lý nhưng khổ nỗi, nhà tôi lại không có nhu cầu ăn uống nhiều như thế.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như đồ ăn vợ tôi mua về được dùng hết. Vì mua quá nhiều, thực phẩm nhà tôi thường xuyên bị để quên, hoặc bảo quản không đúng cách khiến đồ bị hỏng hoặc mất chất lượng.
Vợ tôi tích trữ đồ ăn dài ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của gia đình (Ảnh minh họa: Delli).
Vợ tôi thường bảo, mua trước là tiết kiệm, chứ để gần Tết mua thì giá tăng chóng mặt, mất công chen chúc lại tốn tiề.n. Tôi nhiều lần khuyên vợ mua sắm vừa đủ dùng. Nhưng mỗi lần như vậy, cô ấy đều gạt đi và khẳng định mình đang làm đúng.
Thói quen tích trữ thực phẩm không chỉ gây lãng phí, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của cả gia đình.
Tủ lạnh nhà tôi luôn trong tình trạng quá tải. Mỗi khi cần lấy một món gì, tôi và các con phải lục tung mọi thứ lên để tìm. Có lúc, rau xanh bị đè nát dưới tầng đáy, thịt cá đông lạnh bị quên lâu đến mức đóng đá, mất mùi vị.
Nhiều loại thực phẩm được đông lạnh nhưng không thể bảo quản lâu dài. Thịt, cá để quá lâu thường bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí hư hỏng mà không nhận ra ngay. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả nhà, nhất là trẻ nhỏ.
Vợ tôi mua sắm quá đà khiến nhiều món đồ ăn không được dùng hết, phải bỏ đi. Thực tế, số tiề.n tiết kiệm được khi mua sớm chẳng đáng là bao so với sự lãng phí từ việc thực phẩm hỏng.
Không chỉ cận Tết, ngày bình thường, vợ tôi cũng thích mua đồ "ế" để được giảm giá và để tủ. Mấy cô bán cá, thịt ngoài chợ cứ đến tầm trưa là lại gọi mời vợ tôi mua đồ rẻ. Thế nên, quanh năm nhà tôi ăn đồ đông lạnh.
Đợt dịch, vợ tôi mua 20 tải gạo chất trong phòng bếp vì lo thiếu lương thực, kết quả là gạo để lâu bị mốc và phải bỏ gần hết. Hồi bão, vợ tôi cũng quan tâm nhất vấn đề đồ ăn, nhà tôi bày đồ la liệt không khác gì chợ cóc.
Mẹ tôi rất bực mình vì con dâu, nhưng bà chỉ phàn nàn với tôi. Mỗi bữa ăn, mẹ tôi thường ăn rất ít vì bà sợ đồ đông đá lâu.
Tuần trước, hai con tôi bị đau bụng sau bữa ăn. Đứ.a b.é đau dữ dội và kiệt sức ngất lịm khiến hai vợ chồng tôi hốt hoảng, đưa hai con đi cấp cứu. Đưa con vào viện, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm ruột do ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tôi hỏi kỹ mới biết, bữa cơm hôm đó có món thịt đông lạnh đã được vợ tôi mua từ... 3 tháng trước.
Sau khi các con bị một trận sợ hết vía và tốn kém viện phí, vợ tôi cũng ân hận và bảo sẽ thay đổi thói quen tích trữ đồ ăn. Vợ tôi có hứa sẽ không mua vô tội vạ nữa. Nhưng đống đồ vợ tôi sắm để chuẩn bị Tết, cô ấy nhất định không chịu bỏ đi.
Tôi nên giải quyết thế nào đây?
Chăm sóc mẹ chồng ở bệnh viện hết mực chu đáo, vô tình nghe một câu nói của bà, tôi đau lòng bỏ về ngay trong đêm Làm con dâu thì cứ yên phận, đừng sống hết lòng hết dạ. Khi sự việc vỡ lỡ thì cũng không đến mức điêu đứng, bàng hoàng. Tôi là vợ thứ 2 của chồng. Lúc về nhà chồng, tôi luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm của một người con dâu. Tôi lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chợ búa đầy đủ....