Chăm mãi cây mới ra hoa, mẹ chồng lại mang dao ra chặt thẳng, tôi trách bà nhưng tuần sau thầm cảm ơn
Đi công tác 5 hôm, 2 bụi cây nở đầy hoa của tôi giờ chỉ còn mỗi gốc. Hỏi chồng mới biết tôi vừa đi công tác, mẹ đã xách dao ra chặt hai cây đó ném ra thùng rác.
Sau khi xây nhà xong, có khoảng sân vườn rộng nên tôi muốn trồng ít hoa, cây cảnh cho đẹp nhà. Nhưng vì công việc bận rộn, ít có thời gian chăm sóc cây cối nên tôi chỉ muốn trồng loại cây nào ra hoa đẹp, dễ sống, không phải tốn công chăm sóc nhiều.
Khi đang lăn tăn không biết chọn cây gì, đứa bạn lại đưa cho tôi 2 gốc cây. Nó bảo hai cây này cùng một giống nhưng một loại ra hoa màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, cây còn lại ra hoa màu hồng, tượng trưng cho bình yên, gia đình hạnh phúc.
Bạn cũng bảo tôi loại cây này rất dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chỉ cần trồng ở chỗ nắng, tuần tưới nước 2-3 lần là được, trời nắng thì tưới nhiều hơn. Năm cắt tỉa 2 lần cho thoáng cây và để tập trung chất dinh dưỡng thúc hoa nở đẹp hơn. Hoa nở quanh năm, nhưng nở nhiều nhất là mùa hè và mùa thu.
Tôi từng thấy hoa của loại cây này trong sân vườn nhà đứa bạn rồi, nó đẹp dịu dàng, cuốn hút, lại mang hương thơm dễ chịu nên tôi thích lắm. Vừa dễ trồng, dễ chăm sóc lại có hoa đẹp ngắm quanh năm dại gì không trồng. Tôi cảm ơn đứa bạn rối rít, mang cây về nhà trồng trong sân vườn luôn. Chăm bẵm mãi cây mới ra hoa, nhìn hoa nở rực rỡ khoe sắc trong sân vườn mà tôi lòng ngập tràn vui sướng.
Nhà mới xây xong, có khoảng sân vườn nên tôi muốn trồng ít hoa. (Ảnh minh họa)
Cách đây 2 tuần, tôi phải đi công tác nên đành nhờ mẹ chồng sống cách đó 80km tới ở vài hôm để chăm con hộ. Con còn nhỏ, chồng thì vụng, để anh ở nhà trông con một mình tôi không yên tâm.
Nào ngờ, đi công tác 5 hôm, 2 bụi cây nở đầy hoa của tôi giờ chỉ còn mỗi gốc. Hỏi chồng mới biết tôi vừa đi công tác, mẹ đã xách dao ra chặt hai cây đó ném ra thùng rác. Bao công sức tôi chăm sóc, mong ngóng mãi cây mới ra hoa, chưa ngắm được mấy hôm đã bị mẹ chồng chặt ngang, ai mà chịu cho nổi chứ. Tôi ôm một bụng tức tối chất vấn mẹ chồng.
- Con nhờ mẹ lên chăm cháu thôi mà sao mẹ ở nhà lại tự tiện chặt cây của con đi thế? Mẹ có biết con trồng bao lâu cây mới ra hoa đợt đầu đó không?
Những tưởng mẹ chồng sẽ áy náy, xin lỗi, không ngờ mẹ còn cao giọng trách ngược lại tôi:
- Bao nhiêu giống hoa đẹp con không trồng, lại đi rước cây độc như trúc đào về nhà. Nhỡ cu Bi ăn phải thì làm sao hả? Lúc đó hối hận không kịp đâu con ạ.
- Độc gì mà độc, nhà bạn con cũng trồng, bao năm nay có xảy ra vấn đề gì đâu. Mẹ cứ quan trọng hóa vấn đề lên.
Video đang HOT
Hai mẹ con cãi nhau thêm vài câu, mẹ chồng tức giận xách vali về nhà luôn. Tôi cũng chẳng giữ, vì rõ ràng bà chặt cây của tôi là sai mà. Trách mẹ chồng nhưng hôm qua tôi đã phải gọi điện xin lỗi mẹ chồng.
Đi công tác về biết mẹ chồng chặt cây tôi trồng, tôi tức xì khói, trách móc bà. (Ảnh minh họa)
Chẳng là hôm qua đang đi làm, đứa bạn cho tôi cây về trồng bỗng gọi điện tới với giọng hốt hoảng:
- Hai cái cây lần trước tao cho mày về trồng, mày chặt ngay đi. Con trai tao nghịch dại ăn một tí lá trúc đào mà ngộ độc, phải đi nhập viện đây này. Bác sĩ bảo may đưa tới bệnh viện kịp thời, chậm chút nữa chắc là…
Nghe đứa bạn nói mà tôi giật mình, vội vàng tra cứu ngay về loại cây này thì mới biết cây trúc đào đẹp nhưng toàn thân từ lá, hoa,… đều có độc tố. Nếu nhựa cây tiếp xúc với bề mặt da có thể gây bỏng nhẹ, viêm tấy. Với những vùng nhạy cảm như giác mạc, nhựa cây trúc đào sẽ gây lở loét nhanh dẫn đến mù lòa.
Tệ hơn, nếu con người và động vật ăn phải lá trúc đào có thể gây buồn nôn, chóng mặt, xuất huyết nội, nhịp tim khó kiểm soát. Trong trường hợp nặng có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, hệ thần kinh trung ương, dẫn đến đột quỵ, tai biến, thậm chí là tử vong.
Đọc đến đâu tôi rùng mình, ớn lạnh đến đó vì không ngờ loại cây đẹp như trúc đào lại độc đến thế. Bao nhiêu ca đã phải nhập viện vì ăn nhầm lá trúc đào, báo đài đưa tin cảnh báo rất nhiều vậy mà tôi lại “mù tịt” chẳng để ý gì. Cũng may mẹ chồng biết mà chặt đi, chứ không một ngày nào đó con vô tình ăn phải và nằm viện, chắc tôi sẽ ân hận cả đời mất.
Một số loại cây có độc không nên trồng trong nhà
- Vạn niên thanh: Lá cây, đặc biệt là nhựa cây vạn niên thanh có chứa chất calcium oxalate. Người trưởng thành nếu nhai nuốt phải có thể gây đau rát miệng, phù nề và nôn mửa. Với trẻ em, nếu tiếp xúc thường xuyên với mủ cây này sẽ có nguy cơ viêm da cao.
- Hoa đỗ quyên: Độc tố andromedotoxin và arbutin glucoside được tìm thấy tại hầu hết các bộ phận của cây đỗ quyên, bao gồm cả rễ và hoa. Người lớn nếu ăn phải dễ bị khó thở, buồn nôn, hoa mắt, trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị ngộ độc nặng.
- Hoa thủy tiên: Có vẻ bề ngoài thanh khiết nhưng nhựa của hoa thuỷ tiên lại chứa chất độc alkaloids. Nếu da tiếp xúc với loại độc này sẽ gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa. Nếu ăn phải hoa thủy tiên có thể gây giãn đồng tử đột ngột, co giật, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim,…
- Cây trạng nguyên: Nhựa cây trạng nguyên có độc, nếu da tiếp xúc với nhựa cây có thể gây dị ứng, phát ban. Nếu nuốt phải nhựa cây dù chỉ là một lượng nhỏ cũng có thể khiến bạn bị tiêu chảy.
- Cây lưỡi hổ: Khoa học đã chứng minh, trong nhựa cây lưỡi hổ có chứa saponin – một trong những độc tố gây phát ban, dị ứng, nặng hơn là buồn nôn và tiêu chảy nếu nuốt phải.
Ráng nhịn để không làm... Bà La Sát
Mỗi người mẹ đều có thể giống như một Bà La Sát, biến chồng con thành những cái sọt để trút bực bội, lo lắng.
Ngày còn con gái, chị không hề siêng năng hay kỹ lưỡng, vậy mà từ khi có con, chị bỗng như thành người khác. Trước khi thả con xuống sàn chị phải lau sàn tới 2 lần. Dùng thảm trải cho con chơi chị mua những 3 chiếc để thay phiên nhau, nửa ngày chị thay giặt một lần, vì lo thảm dính dơ, bám bụi.
Một mình lo toan nên chị thành... cái máy nói. Chị than thở chồng cởi vớ ra sao không bỏ vào sọt mà quăng xuống sàn, anh có biết chị vừa bò ra lau sàn không. Con biếng ăn, chị than chị cặm cụi nấu nướng tốn bao nhiêu công sức...
Càm ràm nhiều, nhưng ai đề nghị giúp là chị từ chối ngay. Có bà ngoại phụ chăm con nhưng chị không yên tâm nên cái gì cũng muốn tự tay làm.
Chồng chị thi thoảng phản ứng yếu ớt: "Em thả con ra cho con quen dần và có sức đề kháng. Cứ mưa che nắng tránh hoài sao được". Chị lập tức phản bác: "Phải đợi con lớn chút đã, con còn non nớt thế này...".
Chị không yên tâm nên việc gì cũng muốn tự tay làm (Ảnh minh hoạ)
Rồi anh chị có bé thứ hai khi bé đầu 4 tuổi, chị vẫn bổn cũ lặp lại với kiểu kiêng khem lo lắng quá mức, luôn sợ nắng, sợ gió. Chồng nói gì chị đều bỏ ngoài tai, còn nói anh: "Của đau con xót, anh không xót thì thôi!".
Chị như thế thành nết và chị nghĩ mình đúng khi 2 con chị mạnh khoẻ, bụ bẫm ít ốm vặt. Nhưng một hôm, đến thăm cô em đồng nghiệp nhân dịp thôi nôi con gái cô ấy, chị chột dạ trước cảnh người đồng nghiệp luôn miệng nhắc người này cẩn thận, nói người kia chú ý, làm gì thì làm nhưng mắt cô ấy luôn chú ý tới cô con gái nhỏ...
Có phải cô ấy là phiên bản sắc nét của chị? Chị thấy vẻ nhẫn nhịn cho qua của anh chồng, vẻ mặt buồn hiu của mẹ ruột cô đồng nghiệp, cả vẻ ấm ức của cô em chồng...
Có phải chồng chị cũng từng như thế, bà nội bà ngoại của đám nhỏ cũng từng như thế? Chị và cô đồng nghiệp luôn lấy đứa trẻ làm trung tâm, sẵn sàng cau có với cả thế giới, dù đó là ba mẹ, chồng hay anh chị em.
Về nhà, thấy 3 cha con đang say sưa chơi cờ, 2 cái ba lô của 2 đứa trẻ để dưới sàn, có nghĩa là quần áo dơ ở trên trường chúng chưa lấy ra. Chồng chị cũng chắc chắn chưa cắm cơm hay bấm máy giặt.
Nếu bình thường, chị sẽ bật chế độ kêu ca và sai bảo, nhưng nay chị lặng lẽ cầm 2 cái ba lô, lấy quần áo bỏ vào máy giặt và đi nấu bữa tối. Lúc đứng trong bếp, chị nghe bên bàn cờ 3 cha con im ắng, tiếng chuyện trò hay tiếng tính nước đi cũng không. Sau đấy là tiếng bước chân, rồi tiếng robot hút bụi vang lên, trong nhà tắm cũng có tiếng nước chảy.
Một tuần, rồi nửa tháng, chồng chị bắt đầu thắc mắc vì sao vợ không nhắc nhở 3 cha con nữa, có hôm anh quên bật robot hút bụi, chị cũng không nói gì. Anh hỏi rằng, 3 cha con có làm gì để chị giận?
Chị cũng nhận ra, mấy hôm đầu không bị chị hò hét nhắc nhở, cha con vui vẻ lắm, nhưng sau những "mặc kệ" của chị, 3 cha con bắt đầu ai vào việc nấy, dù chưa đạt đến yêu cầu của chị, nhưng cũng tạm gọi là thành công.
Chị cười, nói mình vẫn bình thường, chỉ là đã quá mệt khi phải quát tháo, ca thán: "Từ giờ cha con anh tự biết, tự nhìn việc mà làm. Tự do có từ kỷ luật, có tự lo sẽ được tự do".
Nói vậy, nhưng có ai biết chị phải cố nén thế nào. 2 tháng, chị ráng kềm mình và thấy... khoẻ hơn. Nhà chưa được lau dọn, chị động viên mình: "Bẩn tí có sao!". Sọt quần áo chưa gấp, chị hít một hơi dài: "Mai gấp còn kịp!". Càng ngày, những lần chị phải trấn an mình càng ít. Chị tranh thủ theo học lớp yoga, vừa khoẻ người vừa có cớ ra khỏi nhà để khỏi nhìn những cảnh "gai mắt".
Chị nhận thấy 3 cha con có nhiều thay đổi, đi làm đi học về là đồ đạc mang cất đúng chỗ, quần áo thay ra bỏ vào sọt. Cô con gái nhỏ còn ham chơi, thi thoảng vẫn bị anh trai nhắc: "Làm đi không là mẹ buồn!".
Chị nói chuyện với cô đồng nghiệp, cô lấy điện thoại mở camera trong nhà lên xem và ôm mặt: "Ôi, sao em giống Bà La Sát thế này!" (vợ Ngưu Ma Vương trong tác phẩm Tây Du Ký).
Chị không muốn mình là bà mẹ dữ dằn (Ảnh minh hoạ)
Chị giải thích, người phụ nữ nào khi nuôi con cũng có bản năng bảo bọc và trông giữ con. Con hắt hơi sổ mũi là lo quắn lên. Người mẹ nào cũng vậy, chị và cô đồng nghiệp chỉ là hơi quá, vô tình làm những người xung quanh bị áp lực, phải chịu đựng, chính những đứa trẻ cũng không thoải mái. Cũng may chồng con chị và người nhà cô ấy hiểu, nhưng tình trạng này kéo dài thì chưa biết sẽ có chuyện gì.
Mỗi người mẹ đều có thể giống như một Bà La Sát, biến chồng con thành những cái sọt để trút nỗi bực bội, sự lo lắng. 2 tháng nay chị đã học được nhiều điều, chị sẽ nghiêm khắc, nhưng cũng sẽ gắng kiên nhẫn một cách hiểu biết.
Mẹ chồng lên khám bệnh, tình cờ nghe cuộc trò chuyện giữa bà và chồng, tôi thấy lạnh lòng Đằng nào mẹ cũng lên rồi nên hai vợ chồng thuyết phục mẹ ở lại đây một thời gian để chúng tôi được tận hiếu với bà, chứ bây giờ sức khỏe chưa ổn định, chúng tôi không yên tâm để mẹ ở một mình dưới quê. Nói mãi mẹ chồng mới đồng ý ở lại. Khi tôi và chồng kết hôn, bố...