Chăm lo tốt cho bệnh nhân, Trung tâm Y tế Quế Sơn… quá tải
Với phương châm lấy sức khỏe người dân làm trung tâm, 20 năm qua Trung tâm y tế huyện Quế Sơn (TTYTQS – tinh Quang Nam) không ngừng được mở rộng, cơ sở vật chất được xây thêm, nhiều trang thiết bị hiện đại được đầu tư, đội ngũ y bác sĩ ngày càng được đào tạo chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực…
Nhờ đó, TTYTQS đã góp phần tích cực trong việc khám và chữa bệnh hiệu quả cho người dân trên địa bàn.
Hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám
Mỗi ngày có hàng trăm lượt bệnh nhận đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn. Ảnh: Đ.N
Trong năm 2017 TTYTQS tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, đồng thời có đề án xin ý kiến cấp trên cho xây dựng lại trung tâm để đáp ứng tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, TTYTQS đã nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Nam…
Là bệnh viện tuyến huyện, thế nhưng có dịp đến TTYTQS, chúng tôi cảm nhận được không khí làm việc sôi nổi cùng tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ y bác sĩ nơi đây. Mặc dù điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, nhưng họ rất nhiệt huyết, tận tâm với nghề.
Bác sĩ Đinh Hữu Long – Giám đốc TTYTQScho biết: Được thành lập từ năm 1976, trước đây lấy tên Bệnh viện đa khoa huyện Quế Sơn, nay đổi tên thành TTYTQS. Đây là bệnh viện hạng III của tỉnh Quảng Nam. Với quy mô 145 giường bệnh theo kế hoạch (số giường bệnh thực kê là 260 giường), bệnh viện có 3 phòng chức năng, 7 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng… Toàn huyện có 247 cán bộ y tế, trong đó số cán bộ của TTYTQS là 174 (có 9 bác sĩ chuyên khoa I, 1 bác sĩ chuyên khoa II, 1 thạc sĩ, 14 bác sĩ, 1 dược sĩ đại học…).
Trong năm 2016, mỗi ngày TTYTQS tiếp đón hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó có cả các bệnh nhân ở 10 xã giáp ranh của huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Do vậy mà có nhiều thời điểm bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Số lượt khám bệnh nội trú tại bệnh viện là 73.681 lượt, số lượt điều trị nội trú 10.397 lượt, phẫu thuật trên 912 lượt…
Theo bác sĩ Long, thời gian qua, TTYTQS đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực thông qua việc tiếp nhận hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật mới theo Đề án 1.816 của Bộ Y tế; tiếp nhận kỹ thuật tuyến trên chuyển giao, năm 2012 của Bệnh viện Châm cứu T.Ư về kỹ thuật bấm huyệt, châm cứu điều trị Đông y, đến nay triển khai có hiệu tại khoa Đông y và các trạm y tế. Năm 2012 đơn vị được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi, hiện nay đang từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả, hàng năm mổ nội soi trên 100 ca, như nội soi chẩn đoán tai mũi họng, mổ đục thủy tinh thể…
Video đang HOT
Nhờ đẩy mạnh công tác áp dung các tiến bộ khoa học vào khám, chữa bệnh nên TTYTQS đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần giải quyết tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến trên.
Trang bị nhiều máy móc hiện đại
Để nâng chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, TTYTQS đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại như: Bộ nội soi chẩn đoán tiêu hóa, bộ nội soi tai – mũi – họng, moniter 5 thông số, bộ phụ kiện máy siêu âm 4D, giàn máy mổ nội soi, máy châm cứu đa năng, thay toàn bộ giường Inox tại bệnh viện, điện tim 3 cần, máy khoan xương TQ…
Năm 2016, đơn vị đã được đầu tư 2 máy phục vụ chuyên môn là Điện giải đồ, Máy X.Quang cao tần, tổng kinh phí mua máy móc thiết bị phục vụ chuyên môn 784 triệu đồng. Ngoài ra, bệnh viện cũng đầu tư hàng loạt các trang thiết bị, xây dựng các cơ sở vật chất mới để phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân
Những năm qua, bằng nhiều nguồn lực, TTYTQS từng bước đầu tư cơ sở vật chất để giảm bệnh nhân nằm giường đôi; chú trọng đào tạo con người nắm vững các kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng. Đẩy mạnh xã hội hóa y tế, đơn vị kêu gọi và nhận sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tài trợ máy móc hiện đại phục vụ khám và chẩn đoán bệnh… Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng thành công trong khám, chữa bệnh đã giúp người dân cải thiện được khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế ngày một tốt hơn…
“Mặc dù vậy, hiện nay một số khu được xây dựng lâu năm, nay đang xuống cấp, TTYTQS đã có đề án xin ý kiến của cấp trên cho xây dựng lại để ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu điều trị cho nhân dân” – bác sĩ Đinh Hữu Long chia sẻ.
Theo Danviet
ĐBQH: Phải sớm công bố nguyên nhân 7 người tử vong ở Hòa Bình
"Cần công bố khi tìm ra nguyên nhân vụ việc nghi sốc phản vệ trong chạy thận làm 7 người tử vong ở Hòa Bình"-GS -TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện huyết học truyền máu T.Ư nói.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí.
Sáng 30.5, trao đổi bên hang lang Quốc hội, GS -TS, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện huyết học và truyền máu T.Ư đã thông tin một số vấn đề xung quanh vụ việc nghi sốc phản vệ làm 7 người tử vong ở Hòa Bình.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nói: "Tôi là một cán bộ y tế, tôi khẳng định rằng sự cố xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình làm 7 người tử vong là một nỗi đau, là sự cố y khoa rất nghiêm trọng, cần phải được rút kinh nghiệm. Tôi xin được chia sẻ với nỗi mất mát của người dân, sự đau đớn của cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình".
Thăm hỏi bệnh nhân chạy thận tại Hòa Bình.
Là người trong ngành y tế, từ góc độ chuyên môn ông có thể đánh giá về vụ việc này, thưa ông?
- Tôi mới nghe phản ánh vụ việc này qua điện thoại. Đi sâu hơn về mặt chuyên môn, để kết luận chính thức chúng ta cần có điều tra khảo sát kỹ lưỡng vì nếu nói sớm có thể không đúng, thậm chí còn gây hoang mang, xáo trộn trong dư luận. Nhưng tôi nghĩ khả năng bệnh nhân bị sốc có thể là do nước, thuốc mà nhiều người trong lúc chạy thận đều sử dụng.
Tôi được biết trước sự cố này, Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình, ngành y tế tỉnh Hoà Bình, Bộ Y tế rất quan tâm. Từ tối qua các cơ quan chức năng đã làm tất cả mọi việc để cứu sống những người còn lại trong số 18 người, kịp thời mời những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sốc phản vệ, chống độc tại trung tâm lớn nhất ở Bệnh viện Bạch Mai lên Hòa Bình để cùng hỗ trợ xử lý. Cơ bản chúng ta đang hạn chế tối đa thiệt hại của tai biến y khoa này.
Tôi được biết Bộ Y tế đã vào cuộc, PGS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh và đoàn đã lên Hòa Bình xử lý vụ việc. Phó Thủ tướng phụ trách công tác y tế Vũ Đức Đam cũng đã lên Hoà Bình. Nhìn chung, với con mắt y khoa, tôi cảm thấy việc xử lý sự cố như vậy là hợp lý, khẩn trương...
Thưa ông, từ trước tới nay chúng ta đã xảy ra những vụ việc sốc phản vệ nào đặc biệt nghiêm trọng như vụ ở Hòa Bình?
- Đây là sự cố y khoa gần như lần đầu tiên gặp trong chạy thận nhân tạo ở Việt Nam. Sốc phản vệ thì không ai nói trước được cả, thậm chí tiêm vitamin C, truyền máu cũng có thể bị sốc phản vệ, tử vong. Nhưng sự cố cả 18 người đều bị ảnh hưởng và 6 người tử vong ngay, như vậy rất cần thiết phải rút kinh nghiệm.
Trước mắt chúng ta cần tập trung cứu chữa những người còn lại để họ vượt qua được nỗi sợ. Tiếp tục giải quyết những người bị suy thận cần chạy thận nhân tạo. Sự chia sẻ của bệnh viện lân cận cũng như bệnh viện tuyến T.Ư với bệnh viện Hòa Bình lúc này là rất tốt. Vấn đề nữa, tôi mong Bộ y tế sẽ tiến hành rút kinh nghiệm vụ việc và phổ biến cho cả nước.
Tôi cho rằng việc tạm thời dừng hoạt động của cơ sở chạy thận để xảy ra sự cố là đúng đắn, để vừa rút kinh nghiệm, vừa rà soát lại hoạt động, trang thiết bị, đường dẫn, nước, thuốc men từ đó có bằng chứng rút kinh nghiệm tốt hơn.
100 người bệnh chạy thận ở Hòa Bình chuyển về Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội có quá tải không thưa ông?
- Chắc chắn là quá tải rồi. Phải nói nhóm bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo càng ngày càng nhiều, tỉnh Hòa Bình mới thành lập trung tâm nhưng bây giờ đã có đến hàng trăm người đến điều trị.
Xảy ra sự cố như vừa qua là nỗi lo nhưng đứng về góc độ chuyên môn thì một tỉnh miền núi như Hòa Bình đã tổ chức được trung tâm như vậy cũng là điều tốt.
Bộ Y tế cần vào cuộc để chia sẻ, bởi các máy chạy thận ở khu vực Hà Nội hiện nay rất nhiều, hoàn toàn đủ khả năng đảm đương cho bệnh nhân. Tôi tin Cục quản lý Khám chữa bệnh sẽ giải quyết được vấn đề này.
Theo ông, ngành Y tế cần làm gì để không xảy ra những sự cố đau lòng như ở Hòa Bình?
- Cả nước có rất nhiều cơ sở có máy chạy thận và các trung tâm chạy thận nhân tạo, chúng ta có rất nhiều bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo.
Có thể nói sự cố y khoa ở Hòa Bình là rất đau lòng nhưng đây cũng là việc vẫn xảy ra trong lúc hành nghề, bất cứ quốc gia nào cũng có thể gặp tình huống như vậy. Vấn đề của chúng ta là làm sao cho sự cố y khoa ít nhất, thấp nhất, ít nghiêm trọng.
Chúng ta cần sớm công bố khi tìm ra nguyên nhân vụ việc này. Rất nên công bố nguyên nhân và tôi đã nói điều này với Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình là cần phải sớm công bố. Tôi nghĩ không có bác sĩ, nhóm bác sĩ nào trong quá trình hành nghề lại mong muốn bệnh nhân tử vong nên cần phải công bố vụ việc để rút kinh nghiệm, xử lý cho đúng. Tôi nghĩ lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, Bộ Y tế cũng sẽ hảnh động như vậy.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo Danviet
Bộ Y tế lên tiếng việc Vụ trưởng bị tố hầu đồng xin thăng quan tiến chức Ngày 11/10, Bộ Y tế đã có công văn gửi đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, việc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) tổ chức lễ tạ tại đền Bảo Lộc thờ Đức Thánh Trần là việc riêng, cá nhân của ông Tác, không liên quan đến công việc của ngành...