Chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định tổ chức chăm lo, trợ giúp các đối tượng chính sách được đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đầy đủ, với tinh thần không để người dân nào không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau, hỗ trợ người dân vượt lên những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ này đã đưa ra kế hoạch hành động với các trọng tâm chỉ đạo, điều hành và 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong những giải pháp cụ thể, đáng chú ý là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng phương án và chuẩn bị các nguồn lực dự phòng hỗ trợ để bảo vệ cuộc sống của người lao động trong trường hợp xảy ra rủi ro, tránh khủng hoảng tâm lý, không đủ điều kiện sống trong thời gian dịch bệnh, tránh tạo ra các làn sóng di chuyển tự phát.
Đặc biệt, Bộ xác định tổ chức chăm lo, trợ giúp các đối tượng chính sách được đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đầy đủ, với tinh thần không để người dân nào không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau, hỗ trợ người dân vượt lên những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Video đang HOT
Cùng với đó, Bộ thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo và triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo; tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung đầu tư và kết nối địa bàn nghèo, vùng lõi nghèo; đáp ứng nhu cầu của người dân về sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin và việc làm).
Đặc biệt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định thực hiện hiệu quả các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các chương trình, đề án, chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế. Đẩy mạnh thực hiện chi trả trợ cấp thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích. Thực hiện hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, nhà ở và nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; trợ giúp kịp thời các đối tượng bảo trợ xã hội trong dịp Lễ, Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm 2022.
Cũng theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, vận hành hiệu quả thị trường lao động phù hợp với tiến trình phục hồi và phát triển nền kinh tế là một trong những giải pháp căn cơ được Bộ xác định để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, Bộ sẽ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động nhằm ổn định và phát triển thị trường lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm, thu hút lao động quay trở lại làm việc; khôi phục nhanh, duy trì và đảm bảo nguồn cung lao động cho phục hồi sản xuất của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững; cơ cấu lại lực lượng lao động phù hợp với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.
Đặc biệt, Bộ chú trọng phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, trọng tâm là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng khả năng kết nối cung-cầu lao động; tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến; thúc đẩy chuyển dịch lao động sang làm việc tại khu vực chính thức thông qua hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động, chú trọng khu vực nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện các giải pháp, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian qua, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bị ngừng trệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sắp tới, cơ quan quản lý lao động ngoài nước sẽ chuẩn bị nguồn đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khi các nước mở cửa trở lại. Chú trọng quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động đã hết hợp đồng về nước.
Để phục hồi thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng xác định cần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề thích ứng với điều kiện sản xuất mới.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 871 tỷ đồng chăm lo Tết cho người dân
Ngày 24/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã có tờ trình Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch tổ chức hoạt động và kinh phí chăm lo Tết Nhâm Dần 2022.
Liên đoàn lao động quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh tặng quà cho người lao động đang ở trọ trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số tiền dự kiến chăm lo Tết năm nay là hơn 871 tỷ đồng, tăng 58 tỷ đồng so với năm 2021, trong đó phần lớn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nên số hộ nghèo, cận nghèo tăng. Dự kiến, công tác chúc Tết Nhâm Dần 2022 sẽ hoàn thành trước ngày 24/1/2022 (tức 23 tháng Chạp, năm Tân Sửu).
Theo đề xuất, thành phố sẽ thành lập nhiều đoàn đến thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh nặng, bệnh binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên. Cùng với đó là thăm, tặng quà nguyên cán bộ cấp cao và thành phố, các lão thành cách mạng đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh...
Toàn thành phố có 45.000 hộ nghèo, cận nghèo (tăng hơn 26.300 hộ so với Tết năm 2021) và 155.000 người diện bảo trợ xã hội, khuyết tật, người già trên 80 tuổi trở lên (tăng hơn 4.200 người) được đề xuất tặng quà, tiền mặt trị giá từ 1,15-1,25 triệu đồng/suất. Ngoài ra, thành phố tổ chức đoàn thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà hộ dân tộc thiểu số, người cao tuổi và trẻ em mồ côi do COVID-19.
Trước đó, Liên đoàn Lao động thành phố vận động trao tặng 35.000 vé tàu, xe, máy bay trong chương trình "Tấm vé nghĩa tình". Trong đó, hỗ trợ 100% vé tàu cho gia đình đoàn viên tiêu biểu (gồm vợ, chồng và 2 con dưới 16 tuổi) về quê đón Tết trong chương trình "Chuyến tàu mùa Xuân"; tặng vé máy bay về quê cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn 2 năm không về quê đón Tết nhưng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả thiết thực, người lao động được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Linh, Bằng khen Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...
Liên đoàn Lao động thành phố cùng Công đoàn các cấp tổ chức nhiều chương trình vui Xuân, chăm lo cho lao động ở lại ăn Tết như, họp mặt "Gia đình công nhân lao động tiêu biểu - vui Tết cùng thành phố", "Phúc lợi cho đoàn viên", "Tết Sum vầy"; chương trình văn hóa, văn nghệ. Trong đó, trọng tâm hoạt động chăm lo Tết hướng đến người lao động khó khăn, người lao động bị mất việc, ngưng việc, bị nợ lương, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, người lao động là F0, người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp...
Tập trung khôi phục, phát triển thị trường lao động sau đại dịch COVID-19 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Dệt may là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nữ. Ảnh: TTXVN. Theo Bộ trưởng Bộ...