Chậm kinh nhưng khi test không có dấu hiệu mang thai, chị em nên làm gì?
Chậm kinh nhưng khi thử thai lại có kết quả âm tính khiến nhiều phụ nữ băn khoăn. Vậy những lý do nào khác ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ?
Trong nhiều trường hợp chậm kinh nhưng thử thai quá sớm trong chu kỳ hoặc không tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn que thử thai sẽ cho kết quả âm tính giả. Ngoài ra, sự dao động trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả âm tính giả.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương giải thích: “Không phải tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Việc có kinh nguyệt với tần suất dao động từ 21 đến 35 ngày một lần được coi là bình thường và các kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi theo từng tháng”.
Bên cạnh những biến động phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt còn có những nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến chậm kinh.
Suy giảm estrogen là một trong những lý do kinh nguyệt bị chậm.
Khi bị chậm kinh, có một số lý do khiến phụ nữ có thể bị chậm như nồng độ hormone, căng thẳng, tập thể dục quá mức hoặc thay đổi cân nặng đáng kể.
Trên thực tế, những nguyên nhân rất có thể gây ra tình trạng chậm kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là do mang thai, căng thẳng hoặc tác dụng phụ của biện pháp tránh thai. Nhưng cũng có thể có những yếu tố khác tác động.
Yếu tố lối sống tác động đến mức estrogen
Theo bác sĩ Tuấn Anh, bất kỳ yếu tố nào trong số này như tập thể dục quá mức, đang cho con bú hay đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ bị chậm kinh hoặc thậm chí mất kinh. Điều này phần lớn là do tác động của những của các yếu tố này đối với mức estrogen của phụ nữ – loại hormone tạo nên niêm mạc tử cung, sau đó sẽ bong ra khi có kinh nguyệt được tạo ra chủ yếu ở buồng trứng, ngoài ra còn có tuyến thượng thận và trong các tế bào mỡ. Vì vậy, tăng hoặc giảm cân nặng có thể dẫn đến thay đổi lượng estrogen trong cơ thể.
Video đang HOT
Trong khi đó, căng thẳng kích hoạt tuyến thượng thận sản xuất các hormone khác, như cortisol. Điều này cũng có thể ngăn chặn sự tiết ra estrogen. Thậm chí tập thể dục quá mức dẫn đến lượng mỡ trong cơ thể rất thấp cũng có thể dẫn đến giảm lượng estrogen.
Trong thời gian cho con bú, phụ nữ cũng dễ bị chậm kinh, đặc biệt nếu đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đó là bởi vì hormone sản xuất sữa, prolactin, tạm thời ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen. Mặc dù vậy, các bác sĩ đều khuyên phụ nữ đang cho con bú cũng nên sử dụng một số hình thức tránh thai nếu không muốn mang thai liên tiếp.
Thuốc
Một số loại thuốc cũng dẫn đến tình trạng chậm kinh hoặc mất kinh. Các hình thức tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai uống, miếng dán, vòng âm đạo và vòng tránh thai đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Bác sĩ Tuấn Anh cho biết: Khi sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, nhiều phụ nữ thấy kinh nguyệt ít hơn nhiều hơn, có người lại ngừng có kinh hoàn toàn trong khi sử dụng biện pháp tránh thai. Điều này là bình thường và không nguy hiểm hay đáng lo ngại. Các loại thuốc khác có thể dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bao gồm steroid, thuốc chống đông máu và một số hóa trị liệu.
Chậm kinh nhưng thử thai âm tính có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể cũng dễ dẫn đến chậm kinh. Chẳng hạn như nếu có tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có khả năng gây ra kinh nguyệt không đều. Hay như tuyến yên điều chỉnh việc sản xuất các hormone ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ sinh sản. Khối u trên tuyến yên cũng cản trở kinh nguyệt và khiến phụ nữ mất kinh hoặc gặp phải những bất thường khác.
Chậm kinh hoặc mất kinh cũng là một dấu hiệu cho thấy phụ nữ đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – những năm tiền mãn kinh (thường là sau 40 tuổi) chức năng buồng trứng trở nên thất thường hơn, giảm dần và lượng hormone giảm xuống khiến kinh nguyệt không đều. Đây là giai đoạn trước khi mãn kinh khi các hormone sinh sản suy giảm.
Mang thai ngoài tử cung cũng gây ra kết quả thử thai âm tính. Với kiểu mang thai này, phôi thường làm tổ trong ống dẫn trứng thay vì tử cung, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những nơi khác. Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, khả năng mang thai ngoài tử cung tăng lên khi có sẹo hoặc tổn thương ống dẫn trứng, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc những lần phẫu thuật trước đó. Mang thai ngoài tử cung là trường hợp cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng.
Tình trạng bệnh lý
Các rối loạn khác nhau, bao gồm như hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến buồng trứng và gây ra chậm kinh do không rụng trứng và nồng độ androgen cao hơn.
Lạc nội mạc tử cung (mô phát triển bất thường bên ngoài tử cung), bệnh rối loạn đông máu và ung thư nội mạc tử cung cũng gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
2. Khi nào cần đi khám?
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nếu bị chậm hai đến ba kỳ kinh liên tiếp, khi thử thai vẫn nhận được kết quả âm tính, cần đi khám ngay lập tức để giúp xác định xem có nguyên nhân cơ bản khác nào không. Ngoài ra, cần đi khám ngay nếu có các triệu chứng như chảy máu nhiều bất thường, chảy máu kéo dài hơn 7 ngày, sốt, đau dữ dội, buồn nôn và nôn, chảy máu sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh và không có kinh nguyệt trong ít nhất một năm.
Chẳng đụng chạm gì tới "cô bé" mà bạn gái kêu có thai, liệu tin nổi không? "Yêu qua cửa sau" thì có dính bầu?
Một số cặp đôi tránh thai bằng cách quan hệ qua "cổng phụ", liệu cách này có an toàn? Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng sẽ giải đáp thắc mắc này.
Lê Đức Thành (thanhle***@gmail.com)
Chào bác sĩ! Em 23 tuổi và có người yêu được gần một năm. Cúng em mới đi làm, chưa có ý định kết hôn nhưng quan hệ khá đều đặn. Đa số các lần tụi em tránh thai bằng cách dùng b.ao c.ao s.u, hoặc có lần lỡ quên thì phải uống thuốc tránh thai khẩn cấp.
Nhưng một lần "yêu" gần đây, vừa không muốn dùng bao, vừa muốn thử kiểu mới lạ, hai đứa em đã quan hệ qua cửa sau (hậu môn). Tới hôm nay, bạn gái nói với em là có lẽ đã dính bầu, vì trễ kinh cả tuần rồi. Cô ấy nói sẽ dùng que thử thai xem.
Em cảm thấy việc có thai là không thể, vì em "xuất quân" vào vị trí mà t.inh t.rùng đâu có đường vào gặp trứng. Xin bác sĩ giải đáp liệu có khả năng nào chúng em bị có thai ngoài ý muốn khi quan hệ qua cửa sau không?
BS nam khoa Nguyễn Bá Hưng
Cảm ơn em đã gửi câu hỏi cho chương trình!
Theo lý thuyết và theo đúng như những gì em mô tả thì không thể có thai được khi quan hệ t.ình d.ục đơn thuần qua "cửa sau". Tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều tình huống mà chúng ta phải tính tới khi có "sự cố" xảy ra.
Hai em cần hiểu rằng chậm kinh, hay rối loạn k.inh n.guyệt có rất nhiều nguyên nhân (rối loạn nội tiết, viêm nhiễm, hay các bệnh tại chỗ như u xơ, nang, các tình trạng căng thẳng, sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm...), không phải cứ chậm kinh là có thai.
Các đôi nên sử dụng biện pháp an toàn nếu chưa muốn có thai. (Ảnh minh họa)
Trước hết cần xác định rõ là việc bạn gái em có thai hay không bằng cách thử thai: Có hai cách thử: Thứ nhất thử thai tại nhà bằng cách mua que thử thai, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp kết quả thử nhanh kiểu này không chính xác. Các em cũng có thể xác định việc có thai hay không bằng cách thứ hai là thử máu ở một bệnh viện hay cơ sở y tế có kinh nghiệm.
Nếu thử thai xác định là có thai thì có một số tình huống như sau: Có thể do quá trình dạo đầu hai em có tiếp xúc thân mật các bộ phận s.inh d.ục hoặc sau khi x.uất t.inh xong thì có rơi rớt tinh dịch dính vào cửa mình của bạn gái mà không để ý...
Dù nguyên nhân là gì, các em cũng cần bình tĩnh và nghĩ tới các phương án phù hợp cho mỗi tình huống xảy ra. Ngoài ra, đừng quên bảo vệ bản thân cho những lần "yêu" sau được đảm bảo an toàn.
Thử que 2 vạch nhưng siêu âm không thấy thai: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm Thử que 2 vạch nhưng siêu âm không thấy thai làm nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Chuyên gia cho rằng đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Cho tới thời điểm hiện tại, que thử thai được coi là phương pháp hữu hiệu để chị em có thể xác định mình có thai hay chưa. Nhưng trong...