Chậm giao đất sạch, nghẽn tiến độ cao tốc Cam Lộ – La Sơn
Việc chậm bàn giao đất sạch làm nghẽn tiến độ cao tốc Cam Lộ – La Sơn dù dự án tại Thừa Thiên Huế đang gấp rút về đích.
Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn nối tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế dài khoảng 98,3 km, trong đó đoạn qua thành phố Huế dài 61km.
Theo Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, khối lượng dự án hiện đạt trên 70%. Dự kiến, trong quý II/2022, dự án cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, một số điểm nghẽn trên tuyến cao tốc này ở địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế khiến tiến độ dự án đang bị chậm.
Một điểm “nghẽn” trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn tại xã Thủy Bằng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Đại Dương).
Dù công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cao tốc này qua tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai từ gần 3 năm trước, tuy nhiên các nhà thầu hiện vẫn chưa nhận xong “đất sạch” để hoàn thiện công trình.
Video đang HOT
Các trường hợp vướng GPMB thuộc địa bàn TP Huế, gồm các xã Thủy Bằng và Hương Thọ. Hai xã này vừa sáp nhập vào TP Huế từ thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà mới đây.
Điểm “nghẽn” tại xã Hương Thọ, TP Huế (Ảnh: Đại Dương).
Do một số hộ dân phải di dời tại xã Thủy Bằng chưa thể bố trí lại đất sản xuất nông nghiệp nên điểm nghẽn này vẫn chưa triển khai đồng bộ được. Một lãnh đạo UBND xã Thủy Bằng cho hay, ban đầu, chính quyền địa phương đã khảo sát, bố trí lại cho hộ dân bị ảnh hưởng GPMB 500 m2 đất nông nghiệp. Sau khi dân chấp nhận, rà soát lại thì đất lại vướng quy hoạch bảo tồn di tích. Thị xã Hương Thủy đã bố trí ở vị trí mới nhưng người dân không đồng ý.
Tại xã Hương Thọ, điểm nghẽn nằm trước cửa hàng xăng dầu Hưng Phát. Dù chỉ ảnh hưởng một phần đất phía trước, nhưng sau khi làm đường cao tốc thì đường cao tốc chắn ngang mặt tiền cây xăng, phía sau là đồi nên cửa hàng không thể tiếp tục kinh doanh.
Điểm nghẽn ở cây xăng thuộc xã Hương Thọ.
UBND thị xã Hương Trà (thời điểm xã Hương Thọ còn trực thuộc) từng có báo cáo gửi cấp thẩm quyền xin ý kiến giải quyết. Từ đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã gửi văn bản lên Bộ GTVT có phương án GPMB đối với cây xăng này, nhưng do vướng nhiều quy trình thủ tục nên việc GPMB ở đây vẫn đang chưa được xử lý.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh đã đề nghị UBND TP Huế tập trung lực lượng khẩn trương kiểm đếm và tiến hành thủ tục đền bù, thu hồi phần đất ở cây xăng Hưng Phát thuộc công trình cao tốc để thi công dự án.
Tại khu vực xã Thủy Bẳng, tỉnh cũng đã chỉ đạo thành phố Huế chủ trì, chỉ đạo lực lượng công an và các đơn vị liên quan khẩn trương củng cố hồ sơ, thủ tục pháp lý để thu hồi đất khu vực GPMB.
“UBND tỉnh đề nghị các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, để hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng còn lại theo đúng thời hạn cam kết nhằm triển khai cao tốc Cam Lộ – La Sơn được đúng tiến độ”, ông Minh nhấn mạnh.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 340/TB-VPCP ngày 20/12/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Ảnh tư liệu: Công Phong/TTXVN
Thông báo nêu rõ, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng của quốc gia có quy mô lớn, khối lượng giải phóng mặt bằng rộng, thủ tục bồi thường phức tạp. Trong 2 năm vừa qua, dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến tiến độ chung của dự án. Thủ tướng Chính phủ chia sẻ những khó khăn đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông vận tải và các chủ đầu tư trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao.
Từ cuộc họp giao ban tháng 11/2021 đến nay, một số công việc đã có chuyển biến theo hướng tích cực như thu hồi thêm mặt bằng, hoàn thành một số thủ tục thẩm định thiết kế... Tuy nhiên, tiến độ tổng thể vẫn không đạt yêu cầu theo kết luận cuộc họp trước như không khởi công gói thầu san lấp vào đầu tháng 12 như cam kết... Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan cần rút kinh nghiệm; phải xác định "làm thật" để đạt kết quả, mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Để thuận lợi trong việc kiểm điểm tiến độ hằng tháng, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và chủ đầu tư các dự án thành phần lập bảng tiến độ chi tiết theo sơ đồ, gửi Bộ Giao thông vận tải xác nhận trước ngày 24/12/2021. Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải đôn đốc, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo, phê duyệt bảng tiến độ tương tự đối với công tác thu hồi đất, triển khai các khu tái định cư và các hạng mục của dự án.
Về công tác giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng yêu cầu chậm nhất 31/12/2021 hoàn thành bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ 1.810 ha và bàn giao 722 ha khu vực đổ đất dự trữ. Đối với phần diện tích còn lại (trên toàn bộ diện tích 4.946,5 ha) hoàn thành trước 30/6/2022...
Với tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng công nghệ tiên tiến, các chủ đầu tư cần đổi mới tư duy, nghiên cứu rút ngắn tiến độ các hạng mục công việc như tư vấn thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị... ngay từ khi lập hồ sơ mời thầu, trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và bảo đảm quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định các hồ sơ thiết kế.
Về thu xếp nguồn vốn triển khai Dự án thành phần 3, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ACV khẩn trương làm việc với các ngân hàng thương mại về việc vay vốn trong nước bằng ngoại tệ theo quy định.
Tạm ứng vốn để giải phóng mặt bằng dự án 1A, đường Vành đai 3-TP.HCM Để dự án 1A, đường Vành đai 3-TP.HCM sớm khởi động, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quyết định tạm lấy vốn từ nguồn vốn của quỹ phát triển đất tỉnh ứng trước cho huyện Nhơn Trạch giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ngày 17/12, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với các sở...