Chăm gà sạch bằng thảo mộc vườn nhà, chàng trai xứ Nghệ bất ngờ “đốn tim” dân sành ăn
Mới đặt chân đến xóm Tân Giang, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), hỏi chuyện về anh Lê Văn Dương, ai cũng khen anh nuôi gà sạch rất có tâm.
Để xây dựng thương hiệu “ trứng gà ngon, sạch”, chàng kỹ sư trẻ này đã đầu tư mô hình chăn nuôi gà bằng thảo mộc – tảo xoắn rất bài bản và khoa học.
Tốt nghiệp Khoa Công nghệ thực phẩm trường Đại học Vinh, anh Lê Văn Dương (SN 1990) đã từng có công việc, thu nhập cao ổn định. Nhưng làm được một hời gian, anh đã bỏ việc để về quê mở trang trại chăn nuôi. Với đam mê chăn nuôi và kinh nghiệm có được từ các lần đi thăm quan tại các trang trại ở trong vào ngoài tỉnh, anh Dương đã xin địa phương cấp 1ha đất trống ven biển, cải tạo thành trang trại nuôi gà sạch.
Khi vấn đề thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người lo lắng, các thực phẩm sạch đạt tiêu chuẩn càng được nhiều người tin dùng. Nhận thấy nuôi gà theo phương pháp công nghiệp giúp gà tăng trọng nhanh nhưng chất lượng gà không ngon. Anh tự mày mò nghiên cứu ra cách nuôi gà độc đáo, mới lạ. Tự mình nghiên cứu ra các thành phần có trong thức ăn của gà rồi mua về tự phối trộn.
Anh Dương đang kiểm tra sức khỏe cho gà
Thay vì sử dụng thức ăn công nghiệp, thuốc kháng sinh, anh chuyển hoàn toàn sang thảo dược như tảo xoắn, thảo dược có sẵn trong vườn như sả, hoa cúc, tía tô, chùm ngây,… Các thảo dược được xay nhỏ xáo trộn vào thức ăn cho gà ăn hàng ngày.
Thức ăn chính của gà được anh Dương nghiên cứu và chọn lựa để đảm bảo chất dinh dưỡng cho gà. Bột cám, bột đậu tương, ngô, gấc, cám gạo được xay nhỏ đem trộn cùng bột tảo xoắn và sữa bột, sau đó cho vào máy ép thành viên. Vì thức ăn không có chất bảo quản nên mỗi ngày anh chỉ ép đủ lượng thức ăn trong ngày.
“Mỗi ngày, gia đình tôi chế biến khoảng 2 tạ thức ăn cho gà. Vì không có chất bảo quản chế biến nhiều để sang ngày hôm sau sẽ bị hỏng”, anh Dương chia sẻ.
Công nhân trộn thức ăn phục vụ đàn gà tại trang trại của anh Dương.
Sau khi nghiên cứu, nhận thấy bột tảo xoắn là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, kích thích tiêu hóa, anh đã quyết định sử dụng loại thực phẩm này vào chế độ ăn của gà. Với số lượng gà hiện có, mỗi ngày anh trộn 200g bột tảo xoắn vào thức ăn cho gà.
Anh Lê Văn Dương cho hay: “ Sử dụng bột tảo xoắn kết hợp với các loại thảo dược giúp gà có sức đề kháng tốt hơn, ít bị các loại bệnh thông thường. Gà ăn khỏe, đẻ trứng đều, chất lượng trứng cũng ngon hơn, lòng đỏ vàng và thơm hơn trứng gà thông thường”.
Anh Dương tự nuôi dế để làm thức ăn cho gà
Đồng thời, anh Dương còn xây dựng mô hình nuôi dế để đáp ứng tốt lượng thức ăn, bổ sung hàm lượng đạm tự nhiên cho gà. Thức ăn của dế là các loại rau được lựa chọn kỹ càng, nếu vướng hóa chất thì dế sẽ rất dễ chết.
Video đang HOT
Đặc biệt, mô hình nuôi gà của chàng trai 9X này còn độc đáo ở phương pháp xông thuốc cho đàn gà để phòng dịch, bệnh. Theo đó, trong chuồng gà anh luôn để một nồi thuốc xông ở nhiều góc của trại. Các loại thảo dược dùng để nấu nước xông cho gà đều được anh lấy từ vườn nhà như sả, tía tô, lá mật gấu, nhân trần, cam thảo,…
Hôm chúng tôi đến thăm trại gà, anh Dương đang thực hiện việc xông thuốc cho đàn vật nuôi của mình, mùi thơm của thảo mộc tỏa đi khắp các ô chuồng, các con gà tại trại chạy, nhảy tỏ ra rất thích thú với các vị thuốc này.
“Để hạn chế tối đa dùng kháng sinh khi gà bị bệnh. Tôi phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho gà bằng cách xông thảo mộc. Mỗi tuần tôi sẽ xông 2 lần bằng các thảo dược quen thuộc tự trồng trong vườn kết hợp tỏi, gừng đập dập. Đặc biệt, sử dụng phương pháp này, hệ hô hấp của gà sẽ tốt hơn”, anh Dương tiết lộ.
Do được nuôi bằng thức ăn thảo dược nên sản phẩm gà thịt tại trại của anh Dương rất ngon và thơm, chất lượng cao.
Tuy xuất bán chậm hơn 1 tháng so với gà nuôi bằng thức ăn công nghiệp (4 tháng) nhưng chất lượng gà của anh rất thơm ngon đặc trưng. Đặc biệt sản phẩm trứng có hàm lượng omega 3, canxi, khoáng chất cao hơn 1,5 lần so với gà thông thường được khách hàng khắp các tỉnh ưa chuộng, đặt hàng nhiều.
Sắp tới, anh Dương đang nghiên cứu đầu tư thêm máy diệt khuẩn để phục vụ việc sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn cung cấp trứng gà sạch cho các nhóm khách hàng khó tính thích ăn trứng gà sống.
Trứng gà nuôi bằng thảo mộc có hàm lượng dinh dưỡng cao đang được a Dương cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch tại các tỉnh, thành với giá 5.000 đồng/quả.
Hiện nay, trứng gà thảo mộc của anh Dương đã tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Hiện, sản phẩm của anh đã và đang được các siêu thị thực phẩm sạch ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước đặt hàng, phân phối.
Anh Nguyễn Sơn, đại diện một cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội (khách hàng của anh Dương) cho hay: “Tôi đã được thử trứng gà nuôi bằng thảo mộc của an Dương thấy rất tuyệt vời. Trứng gà có lòng đỏ vàng, bùi, thơm hơn trứng gà thường. Đây chính là ưu điểm vượt trội lấy lòng tin của người tiêu dùng, giúp cho sản phẩm của trang trại ngày càng tiến xa hơn”.
Đồ uống, thức ăn tiện dụng lên ngôi, nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm khát chưa từng có
Trong cuộc sống hiện đại, các sản phẩm đồ uống, thức ăn nhanh tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm đang rất cao.
Thông tin tuyển sinh của ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ chuyên sâu, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm rất cần một nguồn lực vừa có hiểu biết về công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị, kinh doanh, kỹ năng đàm phán... để đảm trách các vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, vật tư, quản lý sản xuất...
Chính vì vậy, ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh và thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học.
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là gì?
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học tiềm năng tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học nghiên cứu về các công nghệ bảo quản, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh thực phẩm.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức cơ sở và chuyên ngành rộng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh thực phẩm như: Kiến thức về khoa học thực phẩm, nguyên lý quản trị, kinh doanh, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu quản trị, kế toán, tài chính và marketing và kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm; kỹ năng xây dựng, điều hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
Theo lãnh đạo Công ty SAM Việt Nam - Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu từ Châu Âu, chia sẻ: Hiện các trường đại học ở Việt Nam đang chỉ đào tạo kỹ sư chuyên ngành thực phẩm chứ chưa có sự kết hợp đào tạo kỹ sư thực phẩm và quản lý kinh doanh.
Trong khi hầu hết các công ty trong lĩnh vực thực phẩm đều đang rất cần nhân lực có kiến thức kết hợp của cả hai ngành này.
Nhân lực 2 trong 1 như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức cho công ty và nguồn nhân lực này chắc chắn sẽ có những vị trí hấp dẫn, năng động trong tương lai.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc trong các vị trí sau sau:
Nhân viên trong các phòng kinh doanh, kế hoạch, vật tư; nhân viên giám sát, đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance), tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất... trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Chuyên viên trong các cục/chi cục/phòng ban chuyên môn về chất lượng nông-lâm-thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm, khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương...
Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, kinh doanh nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm.
Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm...
Tại sao chọn ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trường đại học trọng điểm quốc gia với môi trường học tập năng động, hiện đại, nơi hội tụ của hàng vạn sinh viên bản lĩnh, sáng tạo cùng nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển bản thân và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Học viện luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, học tập, giải trí của sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, bao gồm hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu liên hợp thể thao...
Đặc biệt, năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 54,2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực học tập, giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên và người học.
Nhờ đó, sinh viên Học viện nói chung, sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm nói riêng có nhiều cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tuyệt vời với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới.
Tòa nhà khoa phục vụ thực hành, thực tập của Khoa Công nghệ thực phẩm sẽ hoàn thành trong năm 2021 (Ảnh: mô hình)
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm ra đời trên cơ sở hợp tác giữa Trường Đại học CORK của Cộng hòa Ailen với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Sinh viên ngành này được học tập/nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến như: Uc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc...
Ngoài giờ học lý thú trên lớp và phòng thí nghiệm, sinh viên được tham quan, thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, doanh nghiệp phân phối thực phẩm như: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, Công ty Tribeco, Công ty xuất nhập khẩu rau quả GOC, Công ty sữa Nutricare, Công ty Thạch rau câu Long Hải, Trung tâm thương mại Aeon Mall...
Sinh viên thực tập tại Trung tâm thương mại Aeon Mall, Hà Nội
Bên cạnh đó, sinh viên còn được tăng cường thực hành, nghiên cứu khoa học, tham gia các buổi tọa đàm, seminar, hội thảo để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong tương lai.
Sinh viên thực hành tại Phòng thí nghiệm Trung tâm khoa học và công nghệ thực phẩm (ISO/IEC 17025:2017)
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Thanh Hóa: U70 trồng dưa vàng công nghệ cao, ngay vụ đầu đã bỏ túi gần 50 triệu Dù mới đưa vào trồng, nhưng vụ đầu tiên lão nông Mai Đức Mộc ở xóm 3, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành công với mô hình trồng dưa vàng công nghệ 4.0 trong nhà màng và mang về doanh thu hàng chục triệu đồng/vụ. Được tận mắt chứng kiến vườn dưa của gia đình ông Mộc, nhiều...