Chậm đến viện khám, bé 9 ngày tuổi không qua khỏi – Hồi chuông cảnh tỉnh các bậc cha mẹ
Bé sơ sinh 9 ngày tuổi bị mắc bệnh lý tim bẩm sinh, chậm đi khám theo lịch hẹn dẫn đến suy hô hấp.
Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng bé không qua khỏi.
Hình minh họa. Ảnh: BVCC
Trước đó, quá trình mẹ mang thai, bé đã được chẩn đoán trước sinh mắc bệnh lý tim bẩm sinh. Sau sinh, gia đình dự kiến cho bé đi khám lại bệnh tim nhưng không may gia đình bị mắc COVID-19, gia đình nghĩ là đợi khi khỏi COVID-19 thì mới cho bé đi khám.
Vài ngày trước khi vào viện, bé bú kém, đến ngày thứ 9 sau sinh, bé xuất hiện tím tái và được người nhà đưa vào viện.
BSCKII. Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bé sơ sinh nhập viện trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, ngưng tuần hoàn. Ngay sau khi nhập viện, các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu và tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Bé được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh phức tạp, có tình trạng giảm co bóp cơ tim rất nặng. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng bé đã không qua khỏi.
“Nếu bé được gia đình đưa đi khám sớm hơn, được theo dõi, đánh giá, từ đó can thiệp, phẫu thuật sớm, đúng thời điểm, thì không có sự việc đáng tiếc xảy ra” – bác sĩ Hùng nói.
Theo bác sĩ Hùng, dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên không vì dịch COVID-19 mà bỏ qua những bệnh khác. Trẻ em vẫn có thể mắc các bệnh lý thông thường khác như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường ruột… đặc biệt là trẻ mắc bệnh lý nền, bệnh mãn tính, bắt buộc phải được tái khám định kỳ.
Một số ca bệnh phải tái khám đúng thời gian, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng như tim bẩm sinh, suy thận… Khác với dịch bệnh, các bệnh lý nền có thể dễ dàng kiểm soát ngay từ giai đoạn khởi phát bằng việc khám sức khỏe định kỳ. Thông qua việc theo dõi các chỉ số cơ thể, bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại và đưa ra hướng xử trí kịp thời.
Cũng theo bác sĩ Hùng, hiện nay, tại các bệnh viện đều có hệ thống sàng lọc, phân luồng kỹ càng đối với bệnh nhân COVID-19. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua, bệnh viện đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 theo đúng quy đinh của Bộ Y tế giúp người bệnh an tâm thăm khám ngay trong mùa dịch.
Những bệnh nhân có nguy cơ, triệu chứng liên quan đến COVID-19 như sốt, ho, khó thở… đều được đi vào khu vực riêng và thăm khám ở khu vực tách biệt. Ngay cả bệnh nhân cấp cứu khi chưa được làm xét nghiệm COVID-19 sẽ được chuyển vào cấp cứu tại một khu vực riêng biệt; nhân viên cấp cứu được trang bị đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Qua sự việc này, các bác sĩ khuyến cáo: Cha mẹ cần chủ động theo dõi và nhận biết những dấu hiệu bất thường ở trẻ, chủ động đưa trẻ đi khám kịp thời tại cơ sở y tế gần nhất, đừng vì dịch bệnh mà bỏ qua “thời điểm vàng” để chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ. Với những trẻ có dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh mạn tính, gia đình nên cho trẻ tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, tránh tình trạng trẻ không được khám và điều trị kịp thời dẫn tới biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Video đang HOT
Nóng: Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế xử trí ca mắc COVID-19; cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp
Bộ Y tế đã có hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp với 4 bước; Đồng thời Bộ Y tế cũng đề nghị cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại trường học trực tiếp...
Bộ Y tế đã có hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp gửi Bộ GD&ĐT ngày 21/2.
Theo Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời " Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", căn cứ tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên toàn quốc, Bộ Y tế đã xây dựng, bổ sung một số nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy, học trực tiếp, cụ thể như sau:
Quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19 trong cơ sở giáo dục
Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường. Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường chuyển ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp với 4 bước gửi Bộ Giáo dục & Đào tạoẢnh minh họa
Bước 2 : Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ngay lập tức đến xử lý cùng.
Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0:
Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế (việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19).
Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó, nếu trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo qui định.
Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.
Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính:
Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 5 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5 đối với những học sinh là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vaccine phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vaccine COVID-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo qui định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày;
Hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19).
Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 05 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7 đối với những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vacine phòng COVID-19; các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 03 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
Bộ Y tế lưu ý: Trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, ... hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.
Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 01 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7.
Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo.
Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,...hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.
Bước 4:
Bộ Y tế: Các địa phương chuẩn bị sẵn nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi
Thêm 6 địa phương quyết định lùi thời gian tổ chức học trực tiếp
Bộ Y tế nhắc 9 tỉnh tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi
- Đối với lớp có học sinh F0:Sau khi xác định đối tượng là F1, cho học sinh không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
- Đối với học sinh các lớp học khác:
Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường.
Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như bước 3.
Cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại trường để học trực tiếp
Bộ Y tế lưu ý, trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã. Nhà trường, Trạm Y tế cấp xã tiến hành truy vết các trường hợp học sinh là F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên.
Yêu cầu cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, ... hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.
Về việc tổ chức học bán trú của học sinh, Bộ Y tế nêu rõ:
- Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.
- Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.
- Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.
- Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường).
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT căn cứ vào các nội dung hướng dẫn nêu trên để chỉnh sửa, bổ sung vào Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học và các văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khác của Bộ GD&ĐT.
Gặp các dấu hiệu cảnh báo suy hô hấp sau, F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay Khi có cảm giác tức ngực, khó thở, không thể nói hết câu dài, trọn vẹn một câu, đó là tín hiệu gợi ý F0 điều trị tại nhà bị suy hô hấp, cần liên hệ y tế ngay. Theo dữ liệu thống kê của Bộ Y tế cập nhật tới hết ngày 19/12, cả nước hiện có hơn 240.000 trường hợp F0...