Châm cứu chữa bại não, tự kỷ
Bệnh viện Châm cứu Trung ương đang miễn hoàn toàn viện phí, tiền thuốc điều trị cho trẻ bại não, tự kỷ, câm điếc mở ra cơ hội hòa nhập cho hàng ngàn trẻ em.
Mỗi năm, cả nước có khoảng 200.000 trẻ em bại não. Nhiều em trong số đó đã được Bệnh viện Châm cứu Trung ương mang lại cuộc sống bình thường nhờ phương pháp châm cứu phục hồi chức năng.
80%-90% liệt tứ chi
Di chứng sau một lần viêm não khiến Lê Trọng Huy (4 tuổi, ngụ Hà Nội) từ một cậu bé khỏe mạnh, vui vẻ bỗng liệt toàn thân, nằm bất động và không thể nói được. Sau 2 đợt điều trị bằng điện châm, thủy châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt và tập vận động tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Huy đã ngồi dậy và bước đi chập chững. Chị Nguyễn Thanh Hoài, mẹ Huy, không giấu được niềm vui: “Dù cháu chưa nói được, bước chân vẫn run run nhưng thế này là tiến bộ lắm rồi”.
Châm cứu chữa bại não
Video đang HOT
TS-BS Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết mới đây, bé Nguyễn Đức Hoàng (3 tuổi, ngụ Hà Nội) bị liệt tứ chi do viêm đa rễ thần kinh cũng đã khỏi bệnh sau 2 đợt điều trị. Ngoài ra, rất nhiều cháu sau khi điều trị đã trở lại trường học.
Cũng theo bác sĩ Anh, gần 90% bệnh nhân được chữa trị tại đây là bệnh nhân bại não, phần lớn ở thể nặng và rất nặng. Trong đó, trẻ bị liệt tứ chi chiếm khoảng 80% – 90%, liệt nửa người chiếm 5% – 7%, còn lại là liệt hai chân.
18%-21% khỏi bệnh hoàn toàn
Để tạo lập các chức năng vận động, nghe nói, giao tiếp, cải thiện trí nhớ, bệnh nhi được điều trị bằng phương pháp điện châm, thủy châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt, tập vận động và giáo dục hòa nhập. Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Châm cứu Trung ương, họ sẽ tác động, kích thích các huyệt, dưỡng khí, thông kinh lạc… giúp hệ thần kinh trung ương của trẻ phục hồi và dần vận động, giao tiếp được. Liệu trình điều trị một đợt thường kéo dài từ 25-30 ngày, thời gian nghỉ 3-4 tuần rồi lặp lại đợt tiếp theo. Với trẻ bại não, việc điều trị bằng châm cứu thực hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi với cân nặng 7-8 kg.
Kết quả theo dõi, đánh giá trên 4.000 bệnh nhi bại não điều trị trong giai đoạn 2009-2011 tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương bằng phương pháp châm cứu phục hồi chức năng cho thấy: tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn (đi lại, nói, đi học, hòa nhập tốt) chiếm 18% – 21% cải thiện rõ rệt (ngồi vững, bò, đứng vịn, đứng, đi men, nói thêm từ, hiểu lời nói) chiếm 60% – 75%. Chỉ còn 1% – 5% trẻ không cải thiện do chịu ảnh hưởng bởi một số bệnh lý khác.
PGS-TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết bệnh viện miễn hoàn toàn viện phí, tiền thuốc cũng như các loại tiền thủ thuật với những trẻ bại não, tự kỷ, câm điếc hoặc có di chứng viêm não. Chính vì thế, đây là cơ hội để hàng trăm ngàn trẻ mắc bệnh bại não được điều trị phục hồi chức năng, sớm hòa nhập cộng đồng.
Dễ bại não do tai biến sản khoa
Trẻ em bị các bệnh liên quan đến não thường có 15% từ các nguyên nhân trước khi sinh. Đó là người mẹ nhiễm virus (cúm, rubella) khi mang thai dưới 3 tháng, ngộ độc, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, dùng thuốc hoặc chụp X-quang trong lúc mang thai. Ngoài ra, từ 40% – 60% là do mẹ gặp tai biến sản khoa, đẻ khó phải can thiệp bằng foocxep, đẻ non, chuyển dạ kéo dài khiến não bị ảnh hưởng dẫn đến di chứng điếc, câm, chậm nói. Số còn lại là do di chứng của viêm não, viêm màng não mủ, dị dạng mạch máu não, sang chấn sọ não.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Cần phát hiện sớm bệnh tự kỷ trước 2 tuổi
40% trẻ tự kỷ bị bại não. (Ảnh minh họa)
Ở nước ta, có khoảng 5% - 7% trẻ em tàn tật dưới 15 tuổi thì riêng trẻ tự kỷ và bại não chiếm trên 40%.
PGS-TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, vừa cho biết đơn vị châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não vừa được thành lập tại bệnh viện này với mục đích kết hợp y học cổ truyền, y học hiện đại, y học và giáo dục trong điều trị để sớm đưa trẻ tự kỷ, bại não tái hòa nhập cộng đồng.
Ở nước ta, có khoảng 5% - 7% trẻ em tàn tật dưới 15 tuổi thì riêng trẻ tự kỷ và bại não chiếm trên 40%. Chỉ riêng Bệnh viện Châm cứu Trung ương mỗi năm có trên 3.000 lượt trẻ bại não và tự kỷ đến điều trị.
Theo bác sĩ Dương Văn Tâm, Trưởng Khoa Nhi của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, số lượng trẻ tự kỷ tăng lên một cách đáng lo ngại nhưng chỉ có 12% được phát hiện tự kỷ trước 2 tuổi, phần lớn trẻ đến khám và điều trị khi đã muộn. Có tới gần 20% số trẻ tự kỷ được giáo viên phát hiện. Ngay tại các gia đình, khi thấy con có dấu hiệu bất thường cũng chỉ có 47% trẻ được cha mẹ cho đi khám.
Qua 4 năm chữa bệnh tự kỷ cho trẻ bằng châm cứu, bác sĩ Dương Văn Tâm cho biết phương pháp này có tác dụng làm giảm mức độ nặng của các dấu hiệu lâm sàng. Cùng với đó, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi bất thường sau điều trị đã có sự khác biệt rất lớn so với trước khi điều trị.
Theo N.Dung (Người lao động)
Hiệu quả rõ rệt trong điều trị tự kỷ, bại não bằng châm cứu Qua theo dõi liên tục trong 3 năm tiến trình điều trị của 76 trẻ được chẩn đoán xác định là tự kỷ bằng phương pháp châm cứu tại BV, thấy các em đều có sự tiến bộ đáng kể về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp... PGS.TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện châm cứu T.Ư vui mừng thông báo tại...