Chăm con dâu “nằm ổ”, mẹ chồng kiếm cớ “mắng chó chửi mèo”
Xưa nay, mẹ chồng thương con dâu như con gái mới lạ chứ mẹ chồng nàng dâu mâu thuẫn vốn là “chuyện thường ngày ở huyện”. Với những người “bên ngoài thơn thớt nói cười” như mẹ chồng bạn, tôi nghĩ bạn không nên quá để tâm.
Phụ nữ sau sinh thường có nhiều biến đổi về tâm lý, nhất là với những người lần đầu làm mẹ còn nhiều bỡ ngỡ lo lắng. Nếu suy nghĩ buồn phiền quá nhiều hay chịu nhiều ức chế sẽ không tốt cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Vậy nên, dù gì đi nữa, giữ cho tinh thần thoải mái là điều quan trọng nhất.
Xưa nay, mẹ chồng thương con dâu như con gái mới lạ chứ mẹ chồng nàng dâu mâu thuẫn vốn là “chuyện thường ngày ở huyện”. Với những người “bên ngoài thơn thớt nói cười” như mẹ chồng bạn, tôi nghĩ bạn không nên quá để tâm. Có nhiều người tính cách họ vốn là như vậy. Bạn càng để ý chỉ chuốc thêm ấm ức mệt mỏi vào người. Bởi chỉ với bạn họ mới thể hiện “bộ mặt thật” của mình, còn khi có mặt người khác họ lại có một “bộ mặt khác”, nếu bạn không khéo có khi sẽ lại sinh ra những hiểu nhầm không đáng có, nhất là với chồng bạn.
Bạn hãy luôn nhớ rõ, trong suy nghĩ chồng bạn, mẹ anh ấy là nhất. Dù mẹ chồng bạn tốt hay xấu thì việc bạn than thở về mẹ chồng với chồng là điều không nên. Đa phần đàn ông khi nghe vợ nói xấu mẹ mình đều lấy làm khó chịu, dù họ biết rõ mười mươi là bạn nói không sai. Thậm chí nếu bạn không kiềm chế được những phát ngôn của mình sẽ khiến cho chồng bạn có ác cảm không tốt về bạn.
Bạn càng không nên kể xấu mẹ chồng với mẹ đẻ. Bởi nếu bạn làm như vậy sẽ khiến mẹ bạn có cái nhìn thiếu thiện cảm nảy sinh không coi trọng thông gia. Điều này sẽ kéo theo là mẹ bạn sẽ có cái nhìn khác về chồng bạn. Nói đi nói lại đều là không tốt.
Bạn không sống chung lâu dài với mẹ chồng, giai đoạn ở cữ rồi sẽ qua nhanh thôi. Nếu bạn có thể giả câm giả điếc, coi như không không thấy, không nghe, không để tâm thì cứ mặc kệ mẹ chồng bạn “diễn” một mình. Còn nếu bạn không thể im lặng làm ngơ thì cứ nói thẳng với mẹ chồng bạn.
Hãy nói với mẹ chồng bạn rằng bạn mới về làm dâu, phong tục, nếp sống nhà chồng bạn cũng chưa hiểu rõ, lời ăn tiếng nói có khi cũng khiến mẹ không vừa lòng. Hơn nữa bạn là lần đầu sinh đẻ, còn nhiều vụng về, mẹ chồng có gì không hài lòng thì cứ góp ý thẳng bạn sẽ tiếp nhận. Việc gì bà giúp được thì giúp, nếu không bạn sẽ tự làm. Cũng hãy khéo léo cảm ơn bà vì đã chăm sóc hai mẹ con bạn trong thời điểm quan trọng này. Tôi tin nếu bạn khéo léo, mẹ bạn cũng sẽ không bày trò làm khó bạn mãi.
Video đang HOT
Với chồng bạn, bạn nên tránh kể xấu mẹ chồng với chồng mình. Đợi con cứng cáp hơn một tý, khi bạn đã hồi phục sức khỏe, có thể một mình chăm con, cơm nước, xoay xở việc nhà thì nói với chồng để chồng đón bạn lên thành phố. Khi bạn đi làm, nếu có thể nhờ bà ngoại thì nên đánh tiếng với chồng trước. Dù gì thì bà ngoại cũng ở gần hơn, tiện hơn. Bà nội ở quê một mình, nếu lên phố trông cháu thì nhà cửa phải cửa đóng then cài không ai trông, bà đi lại cũng vất vả. Thỉnh thoảng chồng bạn về quê đón bà nội lên chơi với cháu vài ngày rồi đưa bà về. Tôi nghĩ chỉ cần bạn nói hợp lẽ hợp tình, nghiêng về phần nghĩ cho mẹ chồng thì chồng bạn không có lý gì mà không ủng hộ.
Tôi thấy phần lớn những mâu thuẫn giữa nàng dâu với mẹ chồng đều xuất phát từ cách ứng xử của hai bên. Bạn dù gì đi nữa cũng là phận dâu con, trừ khi mẹ chồng quá đáng quá, còn không nhịn được thì nên nhịn. Ông bà ta dạy “một điều nhịn, chín điều lành”. Bạn là vì mình, và cả vì chồng mình nữa. Nếu mẹ chồng và bạn hục hặc thì người không vui nhất chính là chồng bạn.
Dù sao đi nữa bạn cũng chỉ ở chung với mẹ chồng một thời gian ngắn, nếu không thể thay đổi mối quan hệ theo chiều hướng tốt hơn thì cũng không nên làm cho nó xấu đi. Giờ bạn có con rồi, hãy lấy con làm niềm vui, đừng suy nghĩ hay ức chế sẽ ảnh hưởng rất nhiều cho sức khỏe của bạn trong thời điểm nhạy cảm này.
Theo Tinmoi24
Bố chồng nói câu này, em uất quá đã cãi lại khiến ông hùng hổ định đánh và đuổi đi
Sáng nay em đang ngồi quẹt nồi bột của con ăn thì bố chồng em về nhà. Thìn thấy con dâu đang ăn bột thừa của cháu, ông chửi ầm lên.
Ngày về ra mắt nhà chồng, em vui lắm. Đi lấy chồng nhưng không phải sống chung với mẹ chồng đã đỡ đi một nỗi lo rồi. Vậy mà tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, dù mẹ chồng em không còn nhưng không ngờ em lại phải sống cùng người bố chồng xét nét không khác gì phụ nữ.
Cưới xong, vợ chồng em bàn bạc sẽ gửi lại bố chồng một khoản tiền để ông trang trải cho đám cưới. Nhưng chưa kịp mở lời, bố chồng em đã đòi vàng cưới ngay từ đêm tân hôn. Ông nói vợ chồng em còn trẻ, không biết giữ tiền. Vì thế để ông giữ hộ, bao giờ cần thì nói ông sẽ đưa cho. Lúc ấy em chưa biết tính bố chồng nên lột sạch vàng đưa hết cho ông. Bây giờ nghĩ lại mới thấy ân hận vì ngày đó nhẹ dạ quá.
Mấy tháng đầu em không va chạm nhiều với bố chồng vì cả ngày đi làm. Từ khi em mang bầu, sức khỏe kém nên em buộc phải xin nghỉ ở chỗ làm. Lúc ấy em mới hiểu cảm giác của người phụ nữ phải ở nhà và bị bố chồng coi khinh.
Nhưng chưa kịp mở lời, bố chồng em đã đòi vàng cưới ngay từ đêm tân hôn. Ảnh minh họa
Nói là yếu nhưng từ ngày nghỉ việc, em vẫn phải làm hết việc nhà. Hôm nào mệt mỏi, nằm nghỉ một lát thì bố chồng em quát chó chửi mèo nhưng thực chất là đang chửi con dâu. Thế là mệt đến mấy em cũng phải cố dậy để nấu cơm, dọn dẹp.
Những tháng sau của thai kỳ, trộm vía em ăn được nên tăng cân. Nhưng không hiểu sao em ăn nhiều mà con lại không thể hấp thụ. Mỗi lần đi siêu âm về, cầm tờ kết quả siêu âm là bố chồng em lại thở dài, nhiếc móc: "Làm mẹ cái kiểu gì mà chỉ ăn hết vào phần mình. Con thì lúc nào cũng không đạt chuẩn, mẹ thì ục ịch thế kia".
Em sinh non ở tuần 35, lúc ấy con mới được hơn 2kg. Bố chồng em được nước lại càng chửi em nhiều hơn. Em không phải sinh mổ nhưng khâu khá nhiều mũi. Vậy mà mới được 7 ngày đã phải mặc quần áo dài để ra chợ mua thức ăn về nhà nấu.
Bố chồng em nói ông là đàn ông nên không biết chăm bà đẻ. Chồng em thì bận rộn công việc suốt ngày. Mẹ đẻ em lại ở xa nên thương con lắm cũng chẳng giúp được gì. Nhiều hôm em vừa nấu cơm vừa tất tả lên phòng trông con, nồi thịt kho cháy xém lúc nào không biết. Thế là cả ngày hôm ấy bố chồng lại chửi em.
Đáng lẽ trước kia dù sức khỏe yếu em cũng phải sống chết đi làm. Dù không được nhiều tiền nhưng ít nhất có đồng lương. Bây giờ em chưa đi xin việc được, chỉ ở nhà trông con nên suốt ngày phải nghe bố chồng chửi rủa.
Đi chợ muốn ăn thứ gì cũng không được thoải mái theo ý em vì mỗi lần đi chợ là phải ngửa tay xin tiền bố chồng. Thẻ tiền lương của chồng em bố chồng vẫn giữ từ trước, đến khi vợ chồng em cưới ông cũng nhất quyết không trả lại. Vì thế em sống trong căn nhà này như người ăn bám chồng và bố chồng vậy.
Không ngờ ông hùng hổ định đánh em và còn đuổi em đi khỏi nhà. Ảnh minh họa
Sau khi sinh, em có dấu hiệu trầm cảm nhẹ. Chồng em đã nói khéo với bố để em về nhà mẹ đẻ nửa tháng nhưng bố chồng không cho. Em đã mệt mỏi và stress sau chuyện này lại càng đau đầu hơn.
Ai có con nhỏ đến tuổi ăn rồi sẽ hiểu. Quấy bột cho con ăn xong, em tiếc của nên ngồi cạy cháy bột để ăn. Sáng nay em đang ngồi quẹt nồi bột của con ăn thì bố chồng em về nhà. Thìn thấy con dâu đang ăn bột thừa của cháu, ông chửi ầm lên: "Cô làm mẹ như thế đấy à? Đến cả thìa bột của cháu tôi cô cũng ăn mất. Thảo nào nó không lớn được mà chỉ có béo vào mẹ nó thôi".
Em uất ức quá nên đã cãi lại bố chồng. Không ngờ ông hùng hổ định đánh em và còn đuổi em đi khỏi nhà. May mà lúc đó có hàng xóm đến can ngăn nếu không có lẽ bố chồng sẽ đánh em thật.
Chiều nay chồng em về nhà, em đã nói hết mọi chuyện với anh và tuyên bố em sẽ về ở nhà mẹ đẻ. Biết là chồng em khó xử nhưng em không thể sống cùng với bố chồng nữa. Khi nào từ nhà mẹ đẻ trở về, em cũng sẽ gây áp lực lên chồng để được ra thuê nhà trọ. Em làm thế không có gì là quá đáng đúng không các chị?
Theo Emdep
Mới qua 100 ngày của anh trai mà chị dâu tôi đã đòi bế cả con về nhà mẹ đẻ Bố mẹ tôi nỗi đau mất con chưa nguôi ngoai thì lại thêm nỗi buồn vì con dâu thái quá. Gia đình tôi mới trải qua một cú sốc lớn. Anh trai tôi vừa qua đời vì tai nạn. Hôm qua chúng tôi làm lễ cúng 100 ngày cho anh ấy. Bố mẹ tôi nỗi đau mất con chưa nguôi ngoai thì lại...