Chậm cấp sổ đỏ cho dân có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo Nghị định, tùy mức độ vi phạm, đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ bị phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 tỷ đồng.
Hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng.
Cụ thể, mức phạt thấp nhất 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng được áp dụng cho hành vi: Đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác (tại khu vực nông thôn); hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; hành vi không đăng ký đất đai lần đầu…
Bên cạnh đó, hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng.
Cụ thể, đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng. Trong đó, mức phạt cao nhất từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng được áp dụng đối với trường hợp chận làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên từ trên 12 tháng trở lên.
Video đang HOT
Nghị định nêu rõ, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội đề xuất cấp sổ đỏ theo tuổi thọ nhà chung cư
Để tháo gỡ khó khăn trong công tác sửa chữa, cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã đề xuất cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thời gian theo tuổi thọ công trình.
Đề xuất được đưa ra tại buổi làm việc của Bộ Xây dựng với thành phố Hà Nội về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ ngày 6/11.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn đã nêu ra hàng loạt vướng mắc, quy định của pháp luật; quy hoạch kiến trúc; chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư; quỹ nhà tạm cư; kinh phí đầu tư... trong quá trình thực hiện chủ trương cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Ông Tuấn cho rằng việc xác định sở hữu căn hộ chung cư (cấp sổ đỏ) không quy định niên hạn thời gian theo tuổi thọ công trình dẫn đến khó khăn khi cải tạo công trình đã hết hạn sử dụng.
Phó giám đốc Sở Xây dựng đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung vào Luật Nhà ở sửa đổi việc cấp sổ đỏ thời gian theo tuổi thọ công trình và khi 2/3 tổng số chủ sở hữu đồng ý việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ thì cưỡng chế di dời số hộ còn lại nếu không chấp hành việc di dời.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng yêu cầu cơ quan chuyên môn của Bộ sớm công bố kết quả kiểm định chất lượng nhà C8 Giảng Võ, Hà Nội để có giải pháp thực hiện cải tạo xây dựng lại chung cư cũ này. Ảnh: Giang Huy.
Cũng theo ông Tuấn, ngày 5/11 thành phố đã làm việc với Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong đó thống nhất nội dung: Kiến nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ để thúc đẩy phương thức xã hội hóa theo định hướng cho phép điều chỉnh tăng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, xây dựng cao tầng, đảm bảo cân đối dự án, diện tích sàn dôi dư sau khi tái định cư tại chỗ ưu tiên bán cho các hộ dân tại 4 quận nội thành cũ.
Trước đề xuất việc cấp sổ đỏ thời gian theo tuổi thọ công trình của thành phố Hà Nội, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, niên hạn chỉ được cấp cho các chung cư mới xây dựng gần đây. Trong khi các chung cư cũ từ những năm 1960, 1970. "Đáng lẽ phải làm khai sinh ngay khi đẻ, chứ để 40 năm sau mới bảo tuổi thọ của chung cư chỉ từng này năm thì rất khó", vị đại diện nêu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho hay, các cơ quan chuyên môn của Bộ sẽ nghiên cứu những đề xuất của Hà Nội. Bộ sẽ cùng với thành phố đưa ra các cơ chế cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn theo hướng buộc phá dỡ những nơi cũ nguy hiểm cấp D, không phải xin ý kiến của chủ sở hữu.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị phá dỡ để cải tạo xây dựng lại những chung cư đã hết niên hạn sử dụng. "Sẽ có đơn vị chức năng khảo sát, kiểm định về hạ tầng, tuổi thọ, kết cấu chịu lực của các chung cư trước khi kết luận chính xác về niên hạn để cơ quan quản lý ra quyết định phá dỡ", ông Hùng nói.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện quản lý trên 1.500 chung cư cũ với quy mô từ 2-5 tầng. Các chung cư cũ cơ bản được xây dựng từ năm 1954 đến 1990, tuy nhiên vẫn còn tồn tại số ít nhà được xây dựng trước năm 1954. Các chung cư cũ được bố trí rải rác khắp Hà Nội, tập trung ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một số tại quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Xuân. Hầu hết chung cư cũ đã được chuyển đổi từ hình thức sở hữu nhà nước sang sử hữu tư nhân theo nghị định 61/CP. Các chung cư đến nay đã hết niên hạn sử dụng và xuất hiện tình trạng nguy hiểm với hệ thống hạ tầng xuống cấp.
Võ Hải
Theo VNE
Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn Hỏi: Cuối năm 2015 em sẽ kết hôn nhưng bây giờ chồng sắp cưới và em dự định mua một căn chung cư. Nếu cuối 2015 chúng em mới kết hôn nhưng bây giờ muốn mua nhà thì chúng em có thể cùng đứng tên trên hợp đồng mua nhà được không ạ? Khi có sổ hồng thì trên sổ hồng quyền sở...