Chai nước giải khát nhãn C2 có… 5 con ruồi
Một người dân ở phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa phát hiện trong một chai nước giải khát nhãn hiệu C2, còn hạn sử dụng có tới 5 con ruồi.
Chai nước C2 có chứa 5 con ruồi.
Theo phản ánh của anh Thạch Ngọc Tuấn, ở khu tập thể ăn uống, phố Hồ Xuân Hương, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, ngày 13/3, bà Nguyễn Thị Nguyệt (mẹ anh Tuấn) có mua một lốc chai nước giải khát C2 (loại 6 chai) tại một quầy tạp hóa bên cạnh chợ Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.
Đến chiều cùng ngày, anh Tuấn có lấy một chai nước C2 trong lốc 6 chai do mẹ anh Tuấn mới mua về để uống, thì phát hiện bên trong chai nước có 5 con ruồi.
Trên chai nước trà xanh C 2 nêu trên có ghi ngày sản xuất là 11/11/2014 và hạn sử dụng đến ngày 11/11/2015. Qua quan sát bề ngoài thì nắp chai vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện.
Video đang HOT
Chai nước vẫn còn hạn sử dụng.
Ngay sau khi phát hiện sự việc trên, anh Tuấn đã gọi theo số điện thoại 043.384.4711 có ghi trên sản phẩm để phản ánh sự việc lên phía công ty, nhưng không có ai nghe máy.
Từ thông tin in trên bao bì sản phẩm, thì chai nước C2 được sản xuất tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn URC Hà Nội, lô công nghiệp 2.2, Khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
So sánh mực nước trong chai vẫn không có sự chênh lệch với chai nước còn nguyên khác.
Theo anh Tuấn cho biết, hiện tại gia đình anh cũng đang làm đơn gửi tới Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa để phản ánh sự việc trên.
Theo Dân Trí
Nhìn lại cách đòi quyền lợi của người tiêu dùng qua vụ "con ruồi"
Theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, anh Minh hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát (THP) bồi thường thiệt hại nếu bản thân anh bị thiệt hại từ việc sử dụng, tiêu dùng chai nước đó và đương nhiên là phải do lỗi của nhà sản xuất. Tuy nhiên, dư luận đang đặt vấn đề, quy trình đòi quyền lợi của anh Minh liệu có hợp lý và đúng luật?
Như diễn biến vụ việc trên các phương tiện truyền thông đã công bố và đăng tải. Sau khi phát hiện trong số những chai nước ngọt nhãn hiệu Number One chứa dị vật (con ruồi), anh Võ Văn Minh (Cai Lậy, Tiền Giang) đã giữ lại và âm thầm lên kế hoạch cho cuộc thỏa thuận với số số tiền 1 tỷ đồng (sau đó hạ xuống 500 triệu đồng). Ở góc độ pháp lý, luật sư Phan Vũ Tuấn (VP Luật sư Phans, TP. HCM) phân tích và chỉ ra rằng, đây là cuộc giao dịch có dấu hiệu của hành vi cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản" (theo Điều 135 Bộ luật hình sự).
Người tiêu dùng chính là bệ đỡ để doanh nghiệp phát triển
Trên thực tế, anh Minh là nhà phân phối chai nước ngọt trên chứ không phải là người tiêu thụ cuối cùng. Theo luật sư Tuấn, anh Minh hoàn toàn có quyền yêu cầu Tân Hiệp Phát bồi thường thiệt hại nếu anh Minh bị thiệt hại từ việc sử dụng, tiêu dùng chai nước đó và đương nhiên là phải do lỗi của nhà sản xuất. Theo đó, anh Minh có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường chính đáng và hợp pháp của mình. Hình thức có thể thông qua việc thương lượng hoặc khởi kiện ra tòa. Ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất có căn cứ, anh Minh cũng có thể yêu cầu bồi thường một khoản tổn thất tinh thần hoặc sức khỏe, nếu có.
Tuy nhiên, anh Minh không phải là người tiêu dùng mà chỉ lợi dụng danh nghĩa người tiêu dùng để được hưởng lợi ích cá nhân. Một cá nhân, tổ chức được xem là người tiêu dùng, theo đúng quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi và chỉ khi mục đích mua hàng hóa của họ chỉ nhằm sử dụng, tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức. Trong khi anh Minh là người mua đi bán lại, có vai trò là người bán hàng trong chuỗi phân phối và cũng là người có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, tương tự như trách nhiệm của người sản xuất (ở đây là THP). Do vậy nếu đứng ở góc độ người tiêu dùng để anh Minh đòi Công ty THP bồi thường thiệt hại với số tiền trên là không phù hợp cả về lý và về tình.
Còn theo Thạc sĩ luật Võ Trung Tín (ĐH Luật TP. HCM) phân tích, với quy định hiện hành, pháp luật cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua nhiều đơn vị, cơ quan khác nhau như Tòa án, Hội Bảo vệ người tiêu dùng của mỗi tỉnh, thành hoặc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, khi quyền lợi chính đáng của mình bị ảnh hưởng, người tiêu dùng có thể tùy ý lựa chọn cách thức giải quyết, tuy nhiên sự lựa chọn đó phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội và quy định của pháp luật.
Từ thực tế những vụ việc tranh chấp đã được các đơn vị bảo vệ người tiêu dùng tư vấn, giải quyết trong thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc đã được Hội bảo vệ người tiêu dùng đứng ra giải quyết thỏa đáng, quyền lợi của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp đều được đảm bảo. Nhưng cũng không ít trường hợp các bên không tìm được tiếng nói chung khi mà những yêu cầu được đưa ra một cách thiếu thiện chí và vô lý. Một vài trường hợp hành xử không đúng và không phù hợp. Hoặc là người tiêu dùng cố tình lợi dụng những thông tin về sản phẩm mà mình có được để trục lợi cá nhân. Có trường hợp mặc cả những quyền lợi không phù hợp với thiệt hại thực tế, cố tình bưng bít thông tin mà không thông qua Hội bảo vệ người tiêu dùng. Hoặc ngược lại, họ cố tình phát tán thông tin để làm xấu đi hình ảnh doanh nghiệp. Đây đều là những cách hành xử hoàn toàn không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người tiêu dùng, cũng như không đúng về mặt quy định pháp luật.
Thương lượng, hòa giải mặc dù là một trong những cách giải quyết tranh chấp được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng nguyên tắc cơ bản ở đây là thương lượng, hòa giải phải được thực hiện một cách hợp lý, hợp tình trên cơ sở dung hòa được quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả hai bên người tiêu dùng và doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tiêu dùng còn lại. Thiệt hại của người tiêu dùng cần thiết phải được bồi thường một cách thỏa đáng, nhưng lưu ý đó phải là thiệt hại thực tế, là những tổn thất trực tiếp mà người tiêu dùng đã và đang gánh chịu do việc tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Mọi sự đòi hỏi vượt quá những thiệt hại thực tế đều không được chấp nhận.
Bên cạnh đó, sự lựa chọn bưng bít thông tin hoặc phát tán những thông tin một chiều chưa được kiểm chứng đều có khả năng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tiêu dùng khác trong xã hội, làm cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thực hiện hiệu quả. Cộng đồng người tiêu dùng mất đi quyền lợi được cung cấp, tiếp nhận thông tin một cách đúng đắn, bị ảnh hưởng bởi những thông tin quá đa chiều, với nhiều ý kiến, nhiều nguồn khác nhau. Trong trường hợp đó, người tiêu dùng khó phân định được đâu là thông tin chính xác và không khỏi dẫn đến tâm lý hoang mang trong quyết định tiêu dùng của mình. Đó là chưa kể, những hành vi không phù hợp pháp luật này còn có khả năng bị xử phạt hành chính hoặc cấu thành tội phạm và người tiêu dùng lúc này, không những quyền lợi không được đảm bảo mà còn phải chịu những chế tài của pháp luật.
Chính vì vậy, khi tranh chấp xảy ra, các bên nên lựa chọn cho mình cách giải quyết phù hợp với chuẩn mực ứng xử của người tiêu dùng, phù hợp với quy định pháp luật, trong trường hợp cần sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chức năng, người tiêu dùng nên tích cực phản ánh để được giúp đỡ giải quyết, đảm bảo hiệu quả nhất quyền lợi của mình.
Theo Pháp Luật Xã Hội
6 chai Dr Thanh có ruồi: Công an mời chủ nhà hàng làm việc Công an Khánh Hòa đã mời ông Nguyễn Ngọc Anh, chủ nhà hàng Hữu Nghị (ở P.Cam Phú, TP Cam Ranh) đến làm việc về vụ sáu chai trà Dr Thanh có ruồi, lông, dị vật... Ông Nguyễn Tiến Sâm (bìa trái) làm việc tại quán Hữu Nghị về việc sáu chai Dr Thanh kém chất lượng - Ảnh: Tiến Thành Ngày 12-3,...