Chắc ăn: Nuôi đủ thứ con, trồng đủ thứ cây trên đất cằn, lãi nửa tỷ/năm
Với mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC) và cách trồng đủ thứ cây, nuôi đủ thứ con, ông Ngô Hữu Chánh, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã “bắt” đất cằn mỗi năm “đẻ” ra nửa tỷ đồng tiền lãi…Mô hình VAC của ông Chánh tưởng như nuôi, trồng “ôm đồm đủ thứ” nhưng lại là cách làm giàu ở nông thôn chắc ăn.
“Đất cằn” đẻ ra tiền
Có dịp theo chân cán bộ Hội Nông dân (ND) huyện Nghĩa Hành, tôi về xã Hành Minh để tham quan mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của nông dân Ngô Hữu Chánh – một trong những nông dân tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi trong phong trào ND thi đua sản xuất kinh doanh giỏi từ nhiều năm qua.
Với mô hình trang trại Vườn – Ao- Chuồng kết hợp, mỗi năm ông Ngô Hữu Chánh đút túi nửa tỷ đồng. Ảnh: Đồng Xuân
Trao đổi với Dân Việt – ông Ngô Hữu Chánh cho biết: Xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành – nơi “chôn rau cắt rốn” của ông là một vùng “đất cằn”, nhiễm phèn nặng nên trồng lúa và hoa màu năng suất không cao, nhiều nông dân phải rời quê đi vào miền Nam kiếm sống. Riêng ông, luôn suy nghĩ phải làm cách nào để “bám đất” và làm giàu trên chính nơi mình sinh ra.
Với quyết tâm của mình, ông Chánh đã tìm cách chuyển đổi cây trồng phù hợp để có thu nhập cao và ổn định hơn. Năm 2001, ông Chánh bắt đầu thực hiện mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi theo như những thông tin ông đã tìm hiểu trên báo, đài về hiệu quả phát triển mô hình này ở các tỉnh phía Nam.
Bước đầu ông Chánh đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và đào ao thả cá trên diện tích 3.000m2 ao nuôi các loại cá và 2.000m2 chuồng nuôi bò, heo, gà…Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông Chánh đã tận dụng mặt nước nước hồ để thả nuôi vịt đẻ trứng, còn đất vườn ông trồng các loại cây ăn trái như bưởi, nhãn, mít, cam và cây lâu năm như: cau. Dưới tán cây, ông thả gà, ngan (vịt xiêm), ngỗng,…
Với khát vọng làm giàu ngay mảnh đất của mình, ông Ngô Hữu Chánh đã biến vùng “đất cằn” và nhiễm mặn nặng thành trang trại cây trái tươi tốt. Ảnh: Đồng Xuân
“Hiện tại, trang trại của ông Ngô Hữu Chánh đang có 40 con heo nái ngoại, 2.000 con gà, 2.000 con vịt và hơn 1 ha trồng cau và cây ăn quả các loại đã và đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Riêng cây cau, trong 3 năm trở lại đây có giá rất cao từ 18 – 30 nghìn đồng/kg nên gia đình có thu nhập rất cao từ loại cây trồng này (khoản hơn 150 triệu đồng/năm)…”, ông Chánh phấn khởi nói.
Video đang HOT
Với mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC) và cách bố trí, luân canh các loại cây, con giống hợp lý theo địa hình và thổ nhưỡng ở vùng đất cằn mà hàng năm, trang trại đã cho gia đình ông Chánh lãi hơn 500 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động và hàng chục lao động nông nhàn theo thời vụ ở địa phương.
Nông dân giỏi nhiều năm liền
Theo ông Chánh, muốn làm ăn có hiệu quả, điều trước tiên là phải chịu khó, tìm tỏi học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời phải có sự quyết tâm, mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Nhất là nắm vững kiến thức thú y trong chăn nuôi để chủ động phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mới hạn chế được rủi ro thấp nhất.
Ngoài ra, cần phải có sự liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức Hội đoàn thể ở địa phương, nhất là tổ chức Hội ND các cấp để nắm bắt thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật và giá cả thị trường để tìm hướng ra cho sản phẩm ổn định.
Ông Ngô Hữu Chánh (nhận bằng khen) tại Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V năm 2017. Ảnh: Đồng Xuân
“Trong những năm gần đây, giá cả thị trường của các mặt hàng nông sản trong tỉnh bấp bênh nhưng riêng gia đình tôi vẫn có lãi ổn định từ 300 – 400 triệu đồng mỗi năm. Riêng trong năm 2017, lãi hơn 500 triệu đồng từ chăn nuôi heo, gà vịt và thu hoạch cau, cây ăn quả các loại. Năm 2018 này, ước tính giá trị thu nhập từ cây ăn quả và chăn nuôi heo sẽ có giá trị cao hơn năm trước…”, ông Chánh phấn khởi chia sẻ.
Nhờ làm ăn có hiệu quả nên gia đình ông Chánh thuộc diện khá, giàu ở xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành và là hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương từ nhiều năm nay (2012 – 2017). Ông luôn đi đầu trong các phong trào thi đua do xã phát động, như: Đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ khuyến học, Quỹ tình thương,…Ông còn là người vui vẻ, hòa đồng và rất tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ lân cận và nông dân các nơi đến tham quan, học tập mô hình của gia đình ông.
Đặc biệt, ông Ngô Hữu Chánh là một trong 5 nông dân tiêu biểu xuất sắc nhất của tỉnh Quảng Ngãi được bình chọn tham dự Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V năm 2017 tại thủ đô Hà Nội. Và vinh dự hơn ông còn là một trong 69 nông dân xuất sắc, tiêu biểu của cả nước được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2017.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Trắng đêm giăng "thiên la địa võng" bắt cá, tôm
Mưa lớn mấy ngày qua khiến mực nước ở các sông dâng cao, nước sông chảy ngược vào các cánh đồng trũng thấp theo đường mương kênh nên các loài cá ngoài sông theo dòng nước bơi ngược vào ruộng rất nhiều. Nắm bắt cơ hội này nhiều người dân xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã rủ nhau ra đồng giăng "thiên la địa võng" bắt cá.
Năm nay, người dân ở xã Hành Thiện (Nghĩa Hành) lại cùng nhau thức xuyên đêm túc trực trên cánh đồng vừa thu hoạch xong, để chờ bắt những đàn cá từ sông Vệ theo dòng nước bơi vào.
Mặc dù đã hơn 23 giờ đêm nhưng vẫn còn rất đông người tham gia bắt cá. Mọi người tập trung tại khu vực gần những ống cống dẫn nước để bắt cá.
người thì thả vó...
Người thì...đặt lờ...
...người thì dùng nơm để bắt cá ở vùng nước nông hơn.
"Năm nào tôi cũng cùng mấy anh em trong xóm vác nơm ra đồng để bắt cá cả, cá mùa này rất to, chủ yếu là cá gáy (cá chép), cá lăng, cá ngạnh,.... Mới khi chiều có người bắt được con cá gáy nặng tới 3kg", anh Ngô Văn Thanh (thôn Vạn Xuân 2, Hành Thiện, Nghĩa Hành) nói.
Thành quả của 1 tay vó sau một đêm.
Đồng hồ điểm 23 giờ 30, cá vẫn còn đầy đồng nên nhiều người khi ra về vẫn cảm thấy tiếc nuối.
Mưa đã ngớt, nước trên đồng cũng đã rút dần và những con cá bắt đầu lộ rõ hơn
Bằng sự tinh mắt và nhanh nhẹn của mình những tay nơm lão luyện không để bất kì một con cá lớn nào có thể chạy thoát.
Nhiều người kết thúc một đêm dài với công sức bỏ ra được đền đáp xứng đáng.
Theo Trần Tươi (Báo Quảng Ngãi)
Chủ tịch nhiều huyện vi phạm thi tuyển giáo viên được lên chức? Kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018 vừa qua, 3 huyện Đức Phổ, Bình Sơn và Lý Sơn (Quảng Ngãi) để xảy ra sai sót và vi phạm, gây dư luận xấu. Tuy nhiên đến nay Chủ tịch UBND, kiêm Chủ tịch Hội đồng thi ở 3 huyện trên chưa bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào; đồng thời được điều chuyển...