Cha tử vong, con mất tích khi lũ ống quét qua
Lũ ống quét qua Hà Giang vào lúc rạng sáng đã làm 1 người chết, 1 người mất tích, thiệt hại rất lớn.
Lũ ống Hà Giang rạng sáng 22/10 làm 6 ngôi nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, hàng chục ngôi nhà bị thiệt hại nặng, nhiều ngôi nhà bị sạt lở (ảnh: facebook Lê Thị Thu Hằng)
Ngày 23/10, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang cho biết, lực lượng chức năng địa phương đang nỗ lực tìm kiếm người mất tích, cứu giúp những người bị mất nhà cửa, khắc phục hậu quả của cơn lũ ống tràn qua xã Bản Rịa, huyện Quang Bình rạng sáng 22/10.
Cơn lũ ống tràn về lúc 3h ngày 22/10, sau những đợt mưa lớn kéo dài trên địa bàn. Lũ ống quét qua thôn Bản Rịa, xã Bản Rịa, huyện Quang Bình, Hà Giang khiến 2 cha con chết và mất tích, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, hoa màu và các công trình dân sinh.
Nhiều diện tích lúa vụ mùa đang chuẩn bị thu hoạch bị vùi lấp mất trắng toàn bộ trong lũ ống (ảnh: Facebook Lê Thị Thu Hằng)
Video đang HOT
Nạn nhân tử vong là ông Hoàng Văn Sầu (SN 1954, ở thôn Bản Rịa, xã Bản Rịa, huyện Quang Bình). Con trai ông Sầu là anh Hoàng Văn Đại (SN 1988) mất tích. Ngoài ra, có 2 người bị thương; 6 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, hàng chục ngôi nhà bị thiệt hại nặng, nhiều ngôi nhà bị sạt lở, lúa và hoa màu bị vùi lấp, gia súc chết và cuốn trôi….
Mưa lũ cũng làm sạt lở ta luy, trôi cống trên tuyến QL279, đoạn từ xã Yên Thành vào trung tâm xã Bản Rịa, khiến tới thời điểm này, Bản Rịa bị cô lập hoàn toàn.
Sau lũ ống, Bản Rịa đang bị cô lập
Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Quang Bình đã kịp thời có mặt tại hiện trường chỉ đạo xã Bản Rịa và các lực lượng chức năng tim kiêm ngươi mât tich, tam thơi bô tri cho cac hô bi lu cuôn trôi nha va sat lơ đên nơi ơ an toan, khẩn trương khắc phục thông tuyến đường đi vào xã Bản Rịa.
Trước mắt, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Quang Bình hỗ trợ các gia đình có nạn nhân chết và mất tích 5 triệu đồng/hộ; 6 hộ bị lũ cuốn trôi nhà được hỗ trợ 3 triệu đồng một hộ.
Quỳnh Anh
Theo baogiaothong
Điều tra các vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét
Chiều 28.9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) tổ chức hội nghị bàn "Giải pháp hạn chế thiệt hại bởi lũ ống, lũ quét và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai để nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc định canh, định cư bền vững".
Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà và Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng cùng chủ trì hội nghị.
Nhiều hoạt động phối hợp hiệu quả
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà khẳng định, quản lý tài nguyên và môi trường có liên quan trực tiếp đến ND, nông thôn. Do đó, công tác phối hợp thực hiện giữa Bộ TNMT và Hội NDVN đã được triển khai thực hiện hiệu quả từ nhiều năm nay. Hai bên đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hiệu quả, thực chất trong chính sách pháp luật nhất là về trong lĩnh vực xây dựng chính sách, pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước...
Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: T.H
Các cấp Hội ND đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đáng chú ý, thông qua tổ chức Hội ND, nhiều phong trào, mô hình ND bảo vệ môi trường đã được phát triển, nhân rộng trên địa bàn cả nước. Bên cạnh đó, vai trò giám sát trong thực thi cơ chế chính sách, pháp luật TNMT của ND trong công tác ngày càng được phát huy hiệu quả giúp ngành TNMT nâng cao hiệu quả.
Theo nghiên cưu, thống kê cua Bộ TNMT, tình hình biến đổi khí hậu khiến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 14 loại hình thiên tai, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, nhất là tại các tỉnh miền núi phía Bắc. "Vì vậy, vấn đề cấp thiết đối với các cấp, các ngành hiện nay là cần tìm được giải pháp khả thi, khoa học để chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra"- Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận làm rõ hơn về thực trạng thiên tai tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2017 - 2018, công tác cảnh báo thiên tai, phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại trong những năm tới; quy hoạch, kế hoạch bố trí quỹ đất phục vụ công tác định canh, định cư cho đồng bào ở vùng có nguy cơ sạt lở, sụt lún tại các tỉnh miền núi phía Bắc và cơ chế thực hiện...
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ TNMT Trần Hồng Thái cho rằng, để hạn chế thiệt hại do loại hình thiên tai này gây ra, Tổng cục Khí tượng thủy văn đề nghị các bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo phục vụ công tác di dời dân cư, tự phòng tránh thiên tai...
Bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Hội NDVN) đề xuất, cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho người dân chủ động ứng phó thiên tai, lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ"; gắn trách nhiệm với bảo đảm quyền lợi, định canh, định cư bền vững của người dân.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng ghi nhận, đánh giá cao những thảo luận, đóng góp thiết thực của các đại biểu tham gia hội nghị. T.Ư Hội NDVN, Bộ TNMT sẽ nghiêm túc tiếp thu, lựa chọn những vấn đề, nội dung, công việc cơ bản, then chốt và thiết thực nhất để tham mưu với Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp với các bộ, ban ngành và nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp hạn chế thiệt hại bởi lũ ống, lũ quét và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho ND định canh, định cư bền vững, các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo Danviet
Biến đổi khí hậu tác động môi trường Điện Biên Những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu các loại hình thiên tai gia tăng về tần suất và số lượng. Các tai biến thiên nhiên liên quan đến trượt lở đất đá, lũ ống... đang có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuyến đường...