Cha tìm được con trai bị bắt cóc sau 22 năm rong ruổi tìm kiếm
Sau hơn 22 năm rong ruổi khắp nơi tìm kiếm con trai bị bắt cóc, người cha ở Trung Quốc cuối cùng đã tìm được con mình ở một thành phố cách nơi ông sinh sống 900 km.
Người cha cầm ảnh con trai bị bắt cóc đi khắp nơi tìm kiếm. Ảnh: O.C
Ngày 9/10/2001, ông Lei Wuze đã rời khỏi nhà ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, mà không hề biết rằng đó sẽ là lần cuối ông gặp con trai trong suốt hơn 2 thập kỷ. Khi đó, Wuze đã nhờ một người hàng xóm trông giúp Yuechuan – cậu con trai 4 tuổi đang chơi ngoài sân.
Người phụ nữ hàng xóm sau đó khai với cảnh sát rằng bà đã nhìn thấy một người đàn ông khả nghi. Người này đã lừa Yuechuan và bắt cóc cậu bé khi bà không để ý.
Dù vô cùng suy sụp, nhưng Wuze không bao giờ mất hy vọng rằng một ngày nào đó ông sẽ gặp lại con mình. Ngay lập tức, người cha bắt đầu hành trình tìm kiếm, với những chuyến đi dài ngày quanh Nhạc Dương, cầm theo ảnh của con trai và hỏi mọi người trên đường phố về tung tích của cậu bé. Nhiều năm trôi qua, nhiều lúc tưởng chừng như mọi hy vọng đã lụi tắt, nhưng ông Wuze vẫn kiên trì tìm kiếm.
Ông đã kết bạn với nhiều phụ huynh khác có hoàn cảnh tương tự – những người cũng đang tìm con bị bắt cóc trong tuyệt vọng. Chứng kiến nhiều người được đoàn tụ với con cháu, ông Wuze nuôi hy vọng một ngày nào đó ông cũng sẽ lại được ôm Yuechuan trong vòng tay.
Video đang HOT
Sau khi Yuechuan bị bắt cóc, ông Lei Wuze và vợ đã sinh thêm một người con gái, nhưng họ chưa từng ngừng từ bỏ việc tìm kiếm con trai. Khi còn nằm trên giường bệnh, cha của ông Wuze cũng bày tỏ di nguyện muốn con trai đưa cháu mình trở về. Và có lẽ, ông Wuze đã cống hiến cả cuộc đời mình cho di nguyện đó.
Ông đã đăng các tờ rơi trên khắp Trung Quốc, tham gia các chương trình truyền hình và đài phát thanh, luôn hoạt động tích cực trên mạng. Wuze ước tính rằng ông đã dành hơn 70% thời gian của mình trong suốt 22 năm qua để tìm kiếm Yuechuan.
Trong hành trình đó, ông đã gặp hơn 300 cảnh sát và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều người. Người cha cũng đã tìm đến hàng trăm thành phố trên khắp Trung Quốc, với niềm tin có thể tìm ra dấu vết nhỏ nhất về nơi ở của con mình. Song ông luôn thất vọng trở về nhà với con số 0.
Mặc dù mỗi ngày một già đi và cảm thấy mệt mỏi hơn sau mỗi năm, nhưng ông Wuze chưa từng bỏ cuộc. Thay vào đó, trong những năm gần đây, ông đã cố gắng hơn nhiều, thậm chí chuyển sang thử nghiệm công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Và điều kỳ diệu đã xảy đến, mọi nỗ lực của người cha kiên trì cuối cùng đã được đền đáp. Nhờ phần mềm nhận dạng khuôn mặt tiên tiến Face Recognition 2.0 Prototype, ông Wuze đã may mắn tìm được Yuechuan.
Cảnh sát Trung Quốc đã sử dụng phần mềm này để phân tích dữ liệu, sử dụng mô hình dự đoán tuổi, dựa trên bức ảnh của nạn nhân khi còn nhỏ. Sau đó, họ sẽ được xét nghiệm DNA để xác nhận lần nữa.
Đầu năm nay, ông Wuze được thông báo rằng DNA của ông hoàn toàn khớp với DNA của một chàng trai 26 tuổi ở Thâm Quyến, cách nơi Yuechuan bị bắt cóc hơn 900 km. Cuộc kiểm tra DNA thứ 2 đã được tiến hành và xác nhận hai người có quan hệ huyết thống.
Điều thú vị là ông Wuze từng đến Thâm Quyến nhiều lần, thậm chí có lần chỉ ở cách nhà Yuechuan vài km, nhưng ông luôn trở về nhà với nỗi thất vọng.
Ông Wuze cho biết hàng năm, ông vẫn mua quà sinh nhật tặng con trai mặc dù cậu bé không có ở nhà. Vào tháng trước, hai cha con ông đã đoàn tụ – một cái kết cảm động cho câu chuyện đau lòng kéo dài hơn 2 thập kỷ. Không rõ liệu Yuechuan đã có gia đình riêng hay chưa, và liệu anh có quay trở về sống với gia đình ruột thịt của mình hay không.
FBI cảnh báo việc bắt cóc trẻ em qua dịch vụ chia sẻ xe
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 28/10 đã đưa ra cảnh báo về việc một số đối tượng sử dụng dịch vụ chia sẻ xe để bắt cóc trẻ vị thành niên.
Trong thông báo, FBI nhận định rằng "các phần tử tội phạm" đang sử dụng các phương tiện chia sẻ vì "khả năng bị phát hiện thấp hơn".
FBI cảnh báo việc bắt cóc trẻ em qua dịch vụ chia sẻ xe. Ảnh minh họa: Getty Images
FBI cho biết, trong thời gian đại dịch COVID-19 xảy ra, nhiều người lợi dụng dịch vụ đi chung xe cho những mục đích phạm tội vì cách này cung cấp nhiều quyền riêng tư hơn so với phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là với các yêu cầu về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
FBI cho biết: "Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, cơ quan thực thi pháp luật đã nhận được một số báo cáo về các dịch vụ đi chung xe được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bắt cóc trẻ em". Theo FBI, dịch vụ đi chung xe được sử dụng vì chúng trực tiếp hơn, dễ đặt hơn và có các giao thức bảo mật không nghiêm ngặt như các hình thức vận chuyển khác.
Trong cái gọi là "xu hướng" nêu trên, FBI đã trích dẫn một vụ việc hồi tháng 4/2022, trong đó một cậu bé 16 tuổi yêu cầu một chuyến đi chung từ Oregon đến Texas. Sau khi uống một thứ gì đó mà người lái xe đã mời anh ta, thiếu niên sau đó tỉnh dậy trong một ngôi nhà cách nơi anh ta đến 20 dặm (khoảng 33 km). Người lái xe sau đó đã bị bắt.
Trong một trường hợp khác hồi tháng Hai, một người cha yêu cầu một người lái xe chở hàng dừng lại ở một quầy bán hoa ở Mexico City, và khi anh ta ra ngoài, người tài xế đã lái xe chở con trai 7 tuổi của anh ta đi. Cậu bé đã gọi được cho mẹ và nói cho bà biết mình đang ở đâu, và người lái xe sau đó đã bị bắt.
Mexico: 16 nhân viên cảnh sát bị bắt cóc đã được trả tự do Ngày 30/6, Thống đốc bang Chiapas, miền Nam Mexico, ông Rutilio Escandon cho biết 16 nhân viên cảnh sát ở bang này đã được trả tự do sau 3 ngày bị các tay súng chưa xác định được danh tính bắt cóc. Ông Escandon đưa ra thông báo trên qua Twitter, trong khi đài truyền hình Mexico cũng đưa hình ảnh những người...