Chả ốc món ăn đặc sản của người Hà Nội
Trong tiết trời thu se lạnh, sẽ chẳng còn điều gì thú vị hơn khi được thưởng thức món chả ốc thơm lừng. Từng miếng chả thơm ngon, đậm đà vị giòn của ốc , mềm của giò, hương thơm của lá lốt và các loại gia vị hòa quện vào nhau rất hài hòa.
Cách làm chả ốc không hề khó, chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể làm được một đĩa chả ốc giòn ngon dành cho cả nhà thưởng thức.
Cách làm Chả Ốc:
- Chả ốc là món ăn kết hợp hoàn hảo với vị ngọt của giò, mềm mịn của thịt nạc xay, đặc biệt là độ giòn của thịt ốc, tất cả được gói lại bằng mùi hương tuyệt vời của lá chuối tạo nên một món ăn thực sự quyến rũ.
- Nguyên liệu chủ chính trong món ăn này là thịt ốc và giò sống hai thành phẩm đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong ốc có chứa rất nhiều protein và khoáng chất đặc biệt là kẽm và canxi hỗ trợ điều trị xương khớp, vàng da nhiễm trùng. Thịt heo giàu chất đạm và vitamin B giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Nguyên vật liệu chuẩn bị cho món ăn cần
Thịt ốc bươu: 500g
Thịt nạc heo: 500g
Sả: 3 cây
Gừng tươi: 2 củ
Video đang HOT
Ớt sừng 3 quả
Giấy bạc, lá chuối, nồi hấp cách thủy
Gia vị đi kèm: Nước mắm, tiêu xay, đường, bột nêm, dầu ăn
- Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ốc nhồi sau khi mua về ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 4 giờ đồng hồ. Rửa sạch để ráo nước, luộc vào vài cây sả đập dập trong vòng 20 phút để loại bỏ mùi tanh của bùn.
Ốc sau khi luộc xong vớt ra, lấy phần thịt cắt bỏ phần đuôi, rửa qua với dấm, rửa sạch đến khi nước có màu trắng là được.
Thịt nạc heo rửa sạch, xay nhuyễn.
Sả, ớt rửa sạch thái chỉ.
Bước 2: Chế biến món ăn
Trộn đều hỗn hợp thịt ốc, thịt nạc heo xay nhuyễn với một ít tỏi băm, ớt thái nhuyễn, 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, thìa tiêu xay. Ướp trong vòng 15 phút cho thấm gia vị.
Cắt giấy bạc và lá chuối thành những khổ hình vuông có kích thước 15×15, cho hỗn hợp đã ướp ở trên vào, đặt cây sả và một cộng ớt sừng ở giữa, bọc giấy bạc lại để cố định hai đầu.
Đặt chả vào trong nồi hấp hấp chín trong vòng 15 phút đến khi có mùi thơm là được.
Bạn có thể thưởng thức món chả ốc với bún tươi rau sống ăn kèm với nước mắm chua ngọt.
Đặc sản bún bò Huế - món "súp" Việt ngon nhất thế giới
Trong chương trình Khám phá ẩm thực phát trên kênh truyền hình CNN, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Anthony Bourdain đã thốt lên: "Bún bò Huế là món 'súp' ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức."
Bún bò Huế ăn cùng với mấy cọng rau húng thơm, chút hoa chuối thái mỏng, mấy múi chanh giấy (chanh cốm) thơm lừng và đặc biệt là ớt xanh của Huế.
Bún bò Huế là món ăn bình dân nổi tiếng của người xứ Huế. Nhiều tờ báo về văn hóa và ẩm thực quốc tế từng bình chọn đây là một trong những món ăn nổi tiếng của thế giới.
Chẳng thế mà Anthony Bourdain, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ và cũng là nhân vật chính trong loạt phim khám phá ẩm thực "Anthony Bourdain" phát trên kênh truyền hình CNN của Mỹ đã từng phải thốt lên rằng: "Bún bò Huế là món 'súp' ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức."
Tiếng gọi là bún bò nhưng thực ra bún bò Huế còn có thêm cả một khoanh thịt chân giò heo (lợn), một miếng tiết heo luộc, một viên chả cua hoặc chả bò... Và điều thú vị, hấp dẫn nhất ở mỗi tô bún bò Huế lại chính là cái khoanh giò heo to gần bằng bàn tay ấy.
Khoanh giò heo tròn xoe, dày chừng 3 phân được chặt rất khéo từ cái chân giò trước của con lợn nên có đủ cả da, thịt, gân, mỡ, xương... đem hầm vừa chín tới trong nồi nước dùng nên ăn mềm, ngọt, béo mà lại không ngấy. Đây cũng chính là cái khéo trong tài chế biến của các bà, các chị ở Huế.
Ngày nay, tiệm bán bún bò Huế có nhiều ở Sài Gòn, Hà Nội, nhưng dường như ít người nắm được bí quyết chế biến khoanh giò heo như người Huế, nên người ta thường thay bằng móng heo. Móng heo ăn không ngon, ít thịt, lắm xương xẩu, lại nhìn không được đẹp.
Ngoài cái khoanh giò heo giòn sựt, béo ngậy và những miếng thịt bò ngọt lừ... thì cách chế biến nồi nước dùng cũng đáng được xem là một sự kỳ công và nghệ thuật.
Nước dùng của bún bò Huế không giống với bất cứ loại nước dùng nào khác. Đó là bí quyết của sự phối hợp tinh tế giữa nước xương, mắm ruốc (loại mắm tép biển đặc trưng của Huế), sả tươi và ớt đỏ... Mắm ruốc nêm nhiều quá nước dùng sẽ bị hôi. Sả cho quá tay nước cũng sẽ bị nồng... Nói tóm lại tất cả chỉ vừa đủ.
Mà kể cũng lạ, cái sự vừa đủ ấy cũng chẳng thể nào đem ra cân đo đong đếm tính toán chi li ra bằng cân, bằng lạng... mà tất cả chỉ nhờ vào cái cảm quan và kinh nghiệm của người đứng bếp mà thôi. Thế nên nó mới thành bí quyết riêng của mỗi người, mỗi nhà hàng.
Nguyên liệu của món bún bò Huế gồm chân giò heo (lợn), một miếng tiết heo luộc, một viên chả cua hoặc chả bò, thịt bò và các rau sống ăn kèm
Khoanh giò heo tròn xoe, dày chừng 3cm được chặt rất khéo từ cái chân giò trước của con lợn nên có đủ cả da, thịt, gân, mỡ, xương
Nước dùng của bún bò Huế không giống với bất cứ loại nước dùng nào khác...
... và luôn được đun lửa nhỏ để nước dùng không bị đục
Bún bò Huế là món ăn bình dân nổi tiếng của người xứ Huế
Lại muốn nói thêm một chút về đặc trưng của bún bò Huế, đó là vị cay, cay đến xuýt xoa, đến chảy nước mắt nhưng ai cũng thèm. Thực khách bê tô bún bò Huế đỏ rực màu ớt lên, húp một chút nước ngọt đậm thơm mùi sả, mùi mắm ruốc và cắn một miếng thịt chân giò heo béo ngọt ngập tận chân răng... rồi cứ thế hít hà, xuýt xoa vì cay nhưng khoái khẩu vô cùng.
Đi cùng với tô bún bò Huế bao giờ cũng có một đĩa rau sống ăn kèm gồm có một nhúm giá sống trắng nõn, mấy cọng rau húng thơm, chút hoa chuối thái mỏng tang, mấy múi chanh giấy (chanh cốm) thơm lừng... thành ra một tô bún bò Huế có đủ vị cay, thơm, ngọt, béo và cũng rực rỡ sắc màu với xanh của rau, đỏ của ớt, vàng của chả cua và trắng nõn nà của sợi bún...
Có nhà nghiên cứu về văn hóa Huế đã từng luận bàn về món bún bò Huế như sau: "Bún Huế có khoanh giò heo to nhưng không thô lậu, hương vị đậm đà, màu sắc dễ ưa... đúng với cái triết lý ẩm thực tinh tế và nhẹ nhàng của người xứ Huế."
Ngày nay ở Huế có nhiều tiệm bún ngon nổi tiếng thu hút rất đông du khách, nhưng mỗi lần về Huế tôi vẫn thích ghé về chợ Đông Ba ăn bún bò Huế ở mấy gánh hàng rong của các mệ (bà).
Ngồi giữa chợ ồn ào người qua kẻ lại, xung quanh vương vấn mùi cá tôm, rau quả, ăn một tô bún do các mệ nấu theo kiểu ngày xưa, tức đơn giản không thêm nhiều gia giảm và thịt thà như cách nấu mới bây giờ, thấy có cái thú rất riêng. Thú vì được ăn theo đúng kiểu bình dân của người Huế, và thú vì được gợi nhớ lại cái cảm giác của thời bao cấp thiếu thốn thi thoảng mới được theo chân mẹ đi chợ Đông Ba ăn một tô bún bò Huế, thành ra cái vị bún bò Huế cứ theo tôi cho đến mãi tận bây giờ.
Hôm nọ có dịp về Huế chơi, gặp anh Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhân lúc bàn tán chuyện Đông chuyện Tây anh có kể, vừa rồi ông Đại sứ Mỹ Ted Osius về làm việc với Huế, nhân có bữa khám phá ẩm thực ở sân cung Diên Thọ trong Đại Nội, chẳng biết là vô tình hay hữu ý mà ông lại tự tay chọn làm món bún bò Huế. Nhìn ông say sưa nêm nếm, chế biến rồi hít hà thưởng thức ai cũng thấy vui và tự hào vì Huế có món ăn ngon chẳng nơi nào có được./.
[Photo] Bò một nắng - đặc sản của vùng chảo lửa Tây Nguyên Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng là món đặc sản của huyện Krông Pa (Gia Lai), đã có thương hiệu từ rất lâu và là một trong những niềm tự hào của người dân địa phương. Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng là món đặc sản của huyện Krông Pa ( Gia Lai), đã có thương hiệu...