Cha mẹ xem phim tâm lý con dậy thì sớm
Dậy thì sớm ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn để lại nhiều vấn đề về tâm lý đối với trẻ. Một trong những nguyên nhân trẻ dậy thì sớm mới được phát hiện là do cha mẹ xem quá nhiều phim tình cảm lãng mạn.
Cha mẹ xem phim tình cảm con dậy thì sớm
Khi thường xuyên xem những bộ phim này, trẻ sẽ bị ám ảnh bởi những hình ảnh trong phim và sẽ mất tập trung trong cuộc sống.
Vào năm 2005, Trường Đại học Y tế Công cộng đã phối hợp với bệnh viện Nhi Tế Nam (Trung Quốc) để tiến hành một điều tra. Qua khảo sát lâm sàng thì các chuyên gia đã nhận thấy tỷ lệ trẻ em bị dậy thì sớm đã tăng lên rất nhanh và nguyên nhân chính chiếm tới 60% là do trẻ đã xem các phim ảnh, sách báo người lớn.
Sau khi xem những sách báo này thì bộ não sẽ tiết ra hormone gây kích thích đẩy nhanh quá trình chín ở hệ viền của não – vùng quyết định sự dậy thì của trẻ.
Trẻ dậy thì sớm sẽ bị ảnh hưởng đến nội tiết tình dục. Các chuyên gia cho biết, dậy thì sớm được coi là một bệnh và nó không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao của đứa trẻ mà còn mang lại rất nhiều vấn đề về tâm lý, khả năng nhận thức, mức độ phát triển trí tuệ… Nhiều trường hợp còn gây tổn thương đến lòng tự trọng và gây trầm cảm.
Những trẻ dậy thì sớm thường bị dẫn đến ngưng tăng trưởng chiều cao khiến thấp lùn hơn khả năng di truyền cho phép. Trẻ béo phì có thể cao hơn chúng bạn nhưng thường bị dậy thì sớm và ngưng phát triển chiều cao sớm hơn. Cha mẹ, người thân của trẻ cần có sự hiểu biết và kỹ năng tốt để giúp trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì sớm hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe, tâm lý. Nhiều bậc cha mẹ rất phân vân có nên làm chậm lại quá trình dậy thì sớm của con hay không và phải làm gì?
Thực tế thì khó mà can thiệp được vào quá trình này, trừ những trường hợp có bệnh lý thực thể. Điều quan trọng là luôn ở bên cạnh trẻ để sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Bạn hãy nói cho trẻ biết rằng ai cũng phải trải qua những thay đổi này nhưng có người sớm, có người muộn. Hãy thảo luận về sự phát triển của cơ thể sẽ xảy ra như thế nào và trò chuyện cởi mở về những điều trẻ đang lo lắng, quan tâm; khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội – những biện pháp giúp các em nhanh chóng vượt qua khó khăn về mặt tâm lý.
Giai đoạn dậy thì
Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Ở giai đoạn này cơ thể các em sẽ phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp và cơ quan sinh dục ngày càng hoàn chỉnh để có thể thực hiện chức năng sinh sản.
Ở nữ: Tuổi dậy thì từ 10 – 12 tuổi, vú và mông phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu, tử cung to ra và bắt đầu có kinh nguyệt.
Ở nam: Tuổi dậy thì từ 12 – 14 tuổi, vai nở nang, bể tiếng, xuất hiện râu và lông mu, cơ quan sinh dục to ra và có hiện tượng xuất tinh về đêm.
Video đang HOT
Trong giai đoạn này, có sự tăng tiết các nội tiết tố sinh dục như estrogen ở nữ, testosteron ở nam và sự tăng vọt về chiều cao. Ở các em có chế độ dinh dưỡng tốt thường bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn. Trẻ em ở thành thị thường dậy thì sớm hơn trẻ em ở nông thôn.
Hiện tượng dậy thì sớm và nguyên nhân
Nếu tuổi dậy thì sớm trước 9 tuổi thì được xem là dậy thì sớm. Ở các em, dậy thì sớm thường nhanh ngưng phát triển chiều cao và tuổi mãn kinh sau này của các em nữ cũng sớm hơn. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây nên hiện tượng dậy thì sớm gồm có:
1. Tình trạng béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ em. Chính sự tích tụ mỡ ở cơ thể gây nên sự rối loạn chuyển hóa nội tiết tố.
2. Các hormone tăng trưởng được cho vào thức ăn trong chăn nuôi gia súc. Khi ăn thịt các loại gia súc có chứa các hormone tăng trưởng này, trong một thời gian dài, sẽ dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm.
3. DEHP (Di (2-ethylhexyl) phthalate) là một chất hóa học được sử dụng để tạo độ dẻo trong ngành nhựa. Hiện nay DEHP còn được sử dụng để tạo độ đục trong ngành thực phẩm như trong nước ép trái cây, thạch rau câu, thạch trái cây… để hấp dẫn người tiêu dùng. Khi vào trong cơ thể, DEHP sẽ mô phỏng các hormone tự nhiên hay cản trở đến hoạt động cùa các hormone này trong cơ thể và gây ra những tác hại sau:
- Gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở các em nữ.
- Làm lệch lạc giới tính ở các em nam.
- Cơ quan sinh duc nam teo nhỏ, không phát triển bình thường.
Từ những nguyên nhân gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em, các bậc cha mẹ nên lưu ý tránh để con em mình béo phì và việc sử dụng thực phẩm, nước uống trong gia đình là điều hết sức quan tâm.
Làm sao giúp con?
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu DTS nào, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thể biện pháp kìm hãm việc tăng tiết hormone sinh dục. Theo BS Yến Thủy, điều chỉnh khẩu phần ăn được xem là quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng DTS. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, những loại thực phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu…
Cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục thường xuyên (từ 30 – 60 phút/ngày, đều đặn năm ngày/tuần) vì chơi thể thao đóng góp 20% cho sự tăng trưởng chiều cao. Song song đó, sữa cũng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu trong nhu cầu hằng ngày của trẻ.
Các bác sĩ cho rằng, các em nhỏ thường mặc cảm khi thấy cơ thể mình thay đổi, cha mẹ nên theo sát trẻ và cho trẻ biết đó là những hiện tượng tự nhiên, ai cũng phải trải qua. Gia đình cần tổ chức nếp sống lành mạnh như thu xếp nhà cửa ngăn nắp; áo lót, quần lót nên phơi, cất cẩn thận; phòng tắm có cửa; người lớn tránh thay quần áo trước mặt trẻ. Những việc này tưởng chừng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của trẻ.
Nên sớm trang bị cho trẻ dậy thì kỹ năng tự phòng vệ để tránh bị lạm dụng. Nên cho trẻ ngủ riêng từ lúc ba tuổi và tùy vào độ tuổi của trẻ mà giải thích nhiều hay ít về cơ quan sinh dục…
Theo Duocanbinh
Dậy thì sớm ngày càng gia tăng ở trẻ
Hiện nay, xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng ở trẻ em, trở thành nỗi lo sợ với nhiều cha mẹ bởi những trẻ bị bệnh này thường bị thấp lùn khi trưởng thành cùng nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Chuyên gia y tế khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
Thói quen gây hại
Đưa con gái 9 tuổi đến khám và điều trị dậy thì sớm tại Bệnh viện Xanh Pôn, chị N.T.H. (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, chị phát hiện con gái có những dấu hiệu của dậy thì sớm cách đây gần một năm nay: Phát triển tuyến vú, mô ngực ... "Con bị tình trạng này là do thói quen chiều con, tôi hay cho con đồ ăn nhanh, chiên, rán, uống nhiều nước ngọt, sữa có đường...".
Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - TS Trương Hồng Sơn cho rằng, thực ra, Việt Nam đang đi theo xu hướng của thế giới. Nếu trước kia cách đây khoảng vài chục năm, tuổi dậy thì ở nữ là 13 tuổi, nam 16 tuổi thì hiện nay, con số đó đang được đẩy lên sớm, thường là 11 tuổi.
Hiện nay ở các TP lớn, tuổi dậy thì sẽ được đẩy sớm lên gần tương đương với các nước phát triển..
Ở các nước định nghĩa về dậy thì sớm là trước 9 tuổi, tuổi dậy thì cũng khoảng 10 - 11 tuổi. Điều này cho thấy, đây không phải là tình trạng chỉ diễn ra ở Việt Nam mà là tình trạng chung ở trên toàn cầu. Hiện nay ở các TP lớn, tuổi dậy thì được đẩy sớm lên gần tương đương với các nước phát triển.
TS Trương Hồng Sơn cho rằng, dậy thì sớm liên quan đến nhiều vấn đề. Đó là do từ tình trạng dinh dưỡng béo phì sẽ làm tăng lên nguy cơ dậy thì sớm. Ngoài ra còn có những vấn đề khác như: Tâm lý, vấn đề về văn hóa, xã hội...
Cũng theo TS Trương Hồng Sơn, đối với bé trai và bé gái, dậy thì sớm là tình trạng phát triển sớm của xương và cơ bắp một cách bất thường. Bao gồm các dấu hiệu: Tăng trưởng chiều cao một cách nhanh chóng, phát triển lông nách, xuất hiện mụn trứng cá, xuất hiện mùi cơ thể đặc trưng cho từng giới tính. Trong đó, dậy thì sớm ở bé gái thường kèm theo một số dấu hiệu như phát triển tuyến vú, mô ngực, lông mu, lông nách, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Còn ở bé trai, dậy thì sớm có thể dẫn đến phát triển râu, phát triển tinh hoàn, dương vật mở rộng, xuất hiện lông trên cơ thể, lông mu, lông nách, lông tay chân, yết hầu phát triển, giọng nói trầm.
Dậy thì sớm sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, trong đó, nguy cơ lớn nhất là chậm tăng trưởng chiều cao của trẻ. Bởi trẻ nữ thường phát triển chiều cao tốt nhất đến giai đoạn giữa dậy thì, còn trẻ nam sẽ phát triển tăng chiều cao nhanh đến cuối giai đoạn dậy thì. Như vậy, nếu tuổi dậy thì càng sớm thì giai đoạn phát triển chiều cao sẽ càng ngắn đi, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Cải thiện tình trạng nhờ áp dụng phương án 5 2
Để tránh được tình trạng dậy thì sớm, TS Trương Hồng Sơn cho rằng, điều này liên quan đến nhữn yếu tố về văn hóa, vấn đề về chống thừa cân (bao gồm cắt giảm các thức ăn không có lợi cho trẻ như: Gluxit (tinh bột), protein (chất đạm), chất béo, đồ ăn nhanh, ăn vặt, nước ngọt...). "Qua đó, phụ huynh nên giữ cho trẻ có tình trạng dinh dưỡng thật tốt, nằm ở trong giới hạn bình thường" - TS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.
Cùng với đó, chuyên gia cũng lưu ý, phụ huynh nên sắp xếp thời gian học, thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, phụ huynh nên cho con có một chế độ sinh hoạt điều độ, tăng thời gian vận động. Đơn cử, phụ huynh có thể đưa ra các phương án con sẽ phải tham gia các môn thể dục, thể thao. "Viện Y học ứng dụng Việt Nam khuyến nghị đưa ra phương án 5 2. Nghĩa là 5 ngày thể dục và 2 ngày thể thao" - chuyên gia cho hay.
Theo đó, TS Trương Hồng Sơn khuyến cáo, hàng ngày, phụ huynh nên giao cho con những công việc ở trong gia đình như: Sắp xếp đồ đạc, dọn cơm..., các việc vặt khác, để con được vận động, tăng trách nhiệm cho con trong công việc gia đình. Phụ huynh nên khích lệ, động viên con tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút.
Còn 2 ngày cuối tuần hoặc trong tuần, khuyến khích con chơi các môn thể thao ngoài trời. Bởi ngoài trời, khi các con tiếp xúc với ánh sáng đồng nghĩa với việc tiếp xúc vitamin D. Đây là một trong những vi chất liên quan đến hấp thụ canxi. Vì vây, hoạt động này cũng làm cho con phát triển chiều cao tốt hơn.
Đặc biệt, ở lứa tuổi này, phụ huynh cho con chơi các môn thể thao kéo dài như: Cầu lông, bóng bàn, đạp xe, đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền... tránh những môn tì đè (không nên tập tạ ở tuổi này). "Phụ huynh cũng nên khuyến khích con chơi những môn thể thao đồng đội. Bởi hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích về vấn đề thể lực mà nó còn mang lại cảm xúc, tạo cho trẻ có mối liên hệ với nhau trên tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội..." - chuyên gia chia sẻ.
Bên cạnh đó, TS Trương Hồng Sơn cũng lưu ý, phụ huynh nên để ý đến giấc ngủ của con. Thực tế, phần lớn trẻ thừa cân béo phì sự chuyển hóa sẽ chậm đi do những vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Thức khuya vừa làm cho trẻ tăng thêm nguy cơ thừa cân, lại vừa làm giảm hormone liên quan đến hormone tăng trưởng.
Bởi hormone tăng trưởng (Growth hormone) tiết nhiều nhất vào lúc 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Như vậy, phụ huynh cố gắng sắp xếp cho con ngủ sớm trước giờ đó. Mỗi lứa tuổi có thời gian ngủ khác nhau.
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ nên ngủ trước 21 giờ; đối với trẻ trong lứa tuổi đi học nên ngủ lúc 21 giờ 30 phút để đảm bảo lúc 22 giờ trẻ bắt đầu ngủ say. Như vậy, từ 22 giờ đến 1 giờ sáng, con sẽ tăng hormone, góp phần tăng trưởng chiều cao.
"Thức khuya vừa làm cho trẻ tăng thêm nguy cơ thừa cân, lại vừa làm giảm hormone liên quan đến hormone tăng trưởng. Bởi hormone tăng trưởng (Growth hormone) tiết nhiều nhất vào lúc 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Như vậy, phụ huynh cố gắng sắp xếp cho con ngủ sớm trước giờ đó. " - TS Trương Hồng Sơn
Theo kinhtedothi
Phòng tránh bệnh rối loạn mỡ máu Rối loạn mỡ máu (RLMM - hay còn gọi là rối loạn lipip máu, tăng cholesterol) là một dạng bệnh thuộc nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa khá phổ biến hiện nay. Đây là mối lo ngại của nhiều người và đang có xu hướng ngày càng tăng. Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bích Vân đang tư vấn cho bệnh nhân bị...