Cha mẹ thường nói “nhà mình nghèo lắm” dễ khiến con cái thất bại trong tương lai
Từ nhỏ cha mẹ thường xuyên dạy bảo con theo hướng than nghèo kể khổ khiến suy nghĩ “nghèo khổ” ăn sâu vào tiềm thức của con.
Tin chắc rằng, nhiều bậc cha mẹ khi con đòi mua đồ chơi giống chúng bạn sẽ bảo với bé rằng: “Nhà mình nghèo lắm, không có tiền mua đâu!”. Phần vì họ muốn con rèn luyện đức tính tiết kiệm hoặc đơn giản sợ nuông chiều con sẽ sinh hư. Từ đó mà thường xuyên than nghèo kể khổ với bé.
Cha mẹ hẳn cho rằng việc làm ấy chẳng ảnh hưởng gì tới con. Nhưng về lâu về dài, hành vi đó của cha mẹ lại gây nên những ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí mang tính “hủy diệt” con mình.
1. Khiến con trở nên tự ti
Lâu dần bé ắt cho rằng mọi thứ tốt đẹp, quý giá mình không xứng đáng có được. (Ảnh minh họa)
Từ nhỏ cha mẹ thường xuyên dạy bảo con theo hướng đó khiến suy nghĩ “nghèo khổ” ăn sâu vào tiềm thức của con. Bé nhìn những đồ vật mình yêu thích mà mong muốn được sở hữu nhưng lại không có được, dần dần tâm lý trở nên buồn bã và bất an.
Lâu dần bé ắt cho rằng mọi thứ tốt đẹp, quý giá mình không xứng đáng có được, chỉ là mơ ước xa vời mà thôi. Bé trở nên tự ti, cảm thấy bản thân vì không đủ giỏi giang, ưu tú nên mới không có được. Sự tự ti cắm rễ trong lòng con, càng lớn càng trở nên trầm trọng.
2. Trẻ nảy sinh tâm lý buông xuôi
Mỗi lần con thích thú trước món đồ gì đó, cha mẹ đều nói rằng: “Mua làm gì đồ đắt tiền như vậy, chỉ cần dùng được là được rồi”. Hẳn cha mẹ nghĩ rằng, nói như vậy trẻ sẽ biết tiết kiệm, tránh hoang phí. Song thực chất, chính điều đó lại triệt tiêu đi khát vọng và nỗ lực của con để giành lấy những thứ ngày càng tốt đẹp hơn.
Cuộc sống luôn cần hướng về phía trước, một khi trẻ cho rằng “thế nào cũng được, chỉ cần dùng được là được”, trẻ sẽ mất dần động lực phấn đấu trong học tập và cuộc sống.
3. Khiến trẻ thiếu tinh thần trách nhiệm
Video đang HOT
Cha mẹ thường xuyên “than nghèo kể khổ” với con, mỗi ngày sự thiếu thốn sẽ bị khắc họa và phóng đại trong lòng đứa trẻ. Từ đó xuất hiện tình trạng trẻ vin vào cớ “hoàn cảnh khó khăn” để trốn tránh những việc làm chưa tốt của mình.
Ví dụ như thành tích học tập không tốt, trẻ sẽ thoái thác: “Nhà nghèo không được đi học thêm nhiều”. Hoặc các môn năng khiếu kết quả kém, trẻ lập tức biện bạch: “Bố mẹ nghèo không có gene nghệ thuật”…
Tình hình như trên kéo dài sẽ chỉ khiến trẻ trở thành một đứa trẻ thiếu trách nhiệm, không dám đối mặt với những thất bại và sửa chữa sai lầm của mình.
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ
Cha mẹ cần làm trẻ hiểu rõ một điều, để có được thứ mình muốn không gì khác là bản thân cần phải nỗ lực. (Ảnh minh họa)
1. Đòi hỏi của trẻ là điều hoàn toàn bình thường
Trẻ yêu cầu cha mẹ mua cho chúng những món đồ đẹp đẽ, đắt tiền là điều hết sức bình thường. Ai cũng mong muốn cuộc sống sinh hoạt ngày càng nâng cao, ý thích đó của trẻ không hề nói lên trẻ hư hay xấu tính.
Việc cha mẹ cần làm chính là nỗ lực làm việc để điều kiện kinh tế của gia đình ngày càng khá hơn. Bạn có thể chăm sóc con tốt hơn, qua đó chứng minh và thuyết giảng cho con hiểu giá trị của lao động, phấn đấu, khiến con là người có chí hướng trong tương lai.
2. Để con hiểu rõ vật chất không phải là tất cả hạnh phúc
Cha mẹ hãy thể hiện cho con cảm nhận sâu sắc tình yêu thương của mình với trẻ. Qua đó con sẽ hiểu rằng dù gia đình điều kiện vật chất chưa tốt, chưa thể mua cho con được các món đồ đắt tiền nhưng vẫn luôn hạnh phúc và ấm áp.
Cha mẹ cũng cần giúp con hiểu rằng, vật chất không phải là tất cả hạnh phúc, đôi khi nên bằng lòng với những gì mình có.
3. Định hướng cho con thấy nỗ lực mới có được điều mình muốn
Nếu trẻ đòi gì được nấy, muốn gì luôn có cha mẹ sẵn sàng đáp ứng thì trẻ sẽ ngày càng ngang ngược, không biết quý trọng công sức của cha mẹ.
Do đó, cha mẹ cần làm trẻ hiểu rõ một điều, để có được thứ mình muốn không gì khác là bản thân cần phải nỗ lực. Từ đó kích phát tinh thần phấn đấu, tích cực vươn của con.
Hải Đường
Ba điều cha mẹ phải làm cho con trước 13 tuổi
85-90% tính cách của trẻ là hình thành trong giai đoạn 7-12 tuổi. Nếu cha mẹ có thể nắm bắt cơ hội, trẻ chắc chắn có tương lai tươi sáng khi trưởng thành.
Các giáo sư của Đại học Harvard đã có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh.
Bảo vệ sự tò mò của trẻ
Con người ai cũng có tính tò mò, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ, độ hiếu kỳ càng cao. Khi khám phá thế giới xung quanh, trẻ không ngừng đặt ra câu hỏi. Thậm chí, có những thứ tưởng chừng vô dụng với người lớn lại là điều kỳ diệu trong mắt trẻ thơ.
Trẻ học được nhiều hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn, xuất phát từ sự tò mò. Ảnh: Healthline.
Sự tò mò là động lực mạnh mẽ thôi thúc trẻ quan sát, suy nghĩ nhiều lần để tìm câu giải đáp, qua đó bồi đắp kiến thức cho chính mình. Sự tò mò thúc đẩy tư duy sáng tạo. Thay vì vô tình đàn áp sự sáng tạo ấy, cha mẹ cần cố gắng học cách bảo vệ sự tò mò của con trẻ.
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Todd Kashdan từ Đại học George Mason, những người có sự tò mò, quan tâm đến thế giới xung quanh có xu hướng thích nghi với nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó giảm cơ xung đột trong các mối quan hệ.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuron, Mỹ cho thấy trẻ dễ dàng học được nhiều chủ đề hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn, xuất phát từ sự tò mò.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà nghệ sĩ, nhà vật lý học... có thành tích nổi bật thì ngoài việc học hành chăm chỉ, điều quan trọng là giỏi quan sát, giỏi suy nghĩ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, nhiều bậc cha mẹ hủy hoại của con cái. Không những không kiên nhẫn khi con đặt câu hỏi, cha mẹ thậm chí nổi nóng, la hét, cho rằng những thứ con quan tâm là nhảm nhí, quan trọng nhất là việc học. Điều này sẽ từ từ hủy hoại sự tò mò của trẻ.
Kích thích tiềm năng học tập của trẻ
Học tập là một quá trình bền bỉ và lâu dài. Muốn khuyến khích tiềm năng học hỏi của trẻ, có hai điều cha mẹ cần phải làm. Thứ nhất, cha mẹ nên nêu gương học tập tích cực cho con. Đừng quên, cha mẹ là giáo viên đầu tiên của trẻ. Trong quá trình tiếp xúc và quan sát, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước theo những hành vi của cha mẹ.
Nếu con bạn không hứng thú học, điều đó có nghĩa là bạn chưa làm đúng cách để kích thích niềm yêu thích nơi con. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ học, cha mẹ nên dành thời gian ngồi đọc sách, điều này có thể mang lại tác động tốt hơn rất nhiều so với việc cha mẹ nằm ôm smartphone.
Thứ hai, thay vì lấy mục tiêu "tương lai tươi sáng" treo lên đầu trẻ như một cái đích để phấn đấu (mà thường trẻ chẳng nhiều hứng thú với điều đó), cần nhớ rằng sự tò mò là động lực chính trong việc học của trẻ. Thế nên, muốn trẻ học, hãy kích thích trí tò mò của chúng với môn học, cho chúng sự yêu thích, quan tâm với việc học, chỉ như vậy trẻ mới đạt kết quả tốt nhất trong quá trình học tập.
Nếu con bạn không hứng thú học, điều đó có nghĩa là bạn chưa làm đúng cách. Ảnh: Healthline.
Nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ
Giá trị của việc đọc sách là giúp trẻ hình thành nhân cách, có thêm vốn hiểu biết. Nhà văn, nhà triết học Francis Bacon người Anh từng đúc kết: "Đọc lịch sử giúp con người thông tuệ, đọc thơ giúp tâm hồn phong phú, triết học giúp con người ta sâu sắc, tính toán giúp họ tinh thông, học đạo đức giúp con người cao thượng".
Không phải tự nhiên mà Phần Lan được gọi là "đất nước của việc đọc". Các em bé tiếp xúc với việc đọc ngay từ khi "0" tuổi. Hầu hết mọi gia đình đều có góc đọc sách. Ngoài cộng đồng luôn có các thư viện phục vụ người đọc, mật độ dày đặc. Bạn luôn có thể thấy các bậc cha mẹ Phần Lan khi đẩy xe đẩy, hoặc bế trẻ em và có cuốn sách trên tay. Dường như không có trẻ nào ở Phần Lan không thích đọc sách, đó chính là lợi ích của không khí đọc sách trong cộng đồng.
Thùy Linh
6 câu bố mẹ không nên nói với con gái, tránh sau này con lớn lên nhút nhát và thua kém bạn bè Theo các chuyên gia tâm lý, 6 câu nói sau có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các cô con gái. 1. "Đây không phải việc con có thể làm" Nhiều cha mẹ thường có thói quen phân rõ ranh giới giữa con gái và con trai. Chẳng hạn như con trai thì phù hợp với các...