Cha mẹ làm chưa đủ ăn, con lại mang bệnh nặng
Bé Nguyễn Hải Thiên (1342 ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành,tỉnh Kiên Giang) bị bệnh bạch cầu dạng lympho cha mẹ hết khả năng chữa bệnh. Nếu như không có sự chia sẻ của mạnh thường quân thì chính mẹ em cũng không biết sẽ phải đưa con về lúc nào.
“Mỗi lần cháu vô thuốc cả hai vợ chồng gần như trắng đêm để canh để lau mát hạ sốt. Chúng tôi thì không ngại khó ngại khổ, dù thế nào cũng cố gắng chăm con. Nhưng mà lực bất tòng tâm, tiền không có làm sao chữa bệnh”, chị Võ Thị Bích than thở.
Bé Thiên đang điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM.
Chỉ tới khi gia đình thấy hai con mắt của bé Hải Thiên bầm tím gia đình mới hốt hoảng đưa đi bệnh viện. Trước đó, hầu như bé không có biểu hiện khác thường nên gia đình cũng không biết để đưa đi khám. Chỉ sau 3 ngày làm các xét nghiệm các bác sĩ đã thông báo bé bị bệnh ung thư máu.
Cả gia đình chị Võ Thị Bích chỉ biết khóc vì thương con bệnh và không biết rồi đây sẽ lấy gì để chữa bệnh cho con.
Hoàn cảnh gia đình chị bình thường đã khó khăn thậm chí thiếu trước hụt sau. Nhiều lúc, phải vay mượn để ăn trước rồi mới làm trả sau.
Video đang HOT
Hai vợ chồng anh Nguyễn Công Nhân không có một tấc đất cắm dùi sống chủ yếu bằng những đồng tiền làm thuê làm mướn. Hai vợ chồng nuôi ba đứa con nhỏ còn đang trong độ tuổi ăn học nên bình thường đã không đủ ăn.
Chị Võ Thị Bích vừa trông con nhỏ vừa làm thêm những việc lặt vặt cũng chỉ đủ tiền mua mắm mua muối. Anh Nguyễn Công Nhân bao năm nay vẫn làm nghề chạy xe ôm. Thu nhập cũng thất thường tùy vào ngày chạy được nhiều hay ít.
Chia sẻ với chúng tôi chị Võ Thị Bích buồn rầu cho biết: “Gia đình em khổ quá. Em rầu lắm chẳng biết số phận con mình sẽ ra sao. Giá như cháu khỏe thì ăn mắm ăn muối cũng chẳng sao. Giờ cháu mắc căn bệnh hiểm nghèo này đâu phải chữa ngày một ngày hai mà hết bệnh.
Nhà tới 5 miệng ăn, mà bây giờ chỉ trông chờ một mình ảnh chạy xe ôm. Nghề xe ôm bây giờ đâu còn như trước kia ai cũng có xe cả rồi. Làm được ngày nào về ăn ngày đó chứ có dư đồng nào đâu.
Cháu Thiên thì phải dùng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Số tiền thuốc nặng lắm, nếu như cha nó đi làm thuận lợi cả gia đình không ăn cũng chưa đủ tiền thuốc cho cháu. Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức để vay mượn lo cho cháu. Vay nhiều lần mới được hơn 20 triệu đồng mà giờ cũng hết bay. Giờ tôi rối lắm chẳng biết phải làm thế nào nữa”.
Theo ông Trưởng ấp Danh Ngọc Thành chia sẻ: Trước đây hộ anh Nguyễn Công Nhân con chưa bị bệnh thì cũng không đến nỗi khó khăn. Từ khi thằng con bị bệnh dài ngày, người làm không có mà tiền tiêu lại cần nhiều nên họ khó khăn dữ. Bây giờ đất đai họ không có nhà cũng còn phải ở đậu. Đợt tới xét diện hộ nghèo chúng tôi cũng đã nhắm tới gia đình họ. Mong sao có nhiều mạnh thường quân chung tay giúp đỡ họ.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ gửi về: Anh Nguyễn Công Nhân (1342 ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 0919 844 466)
Theo VietNamNet
TP.HCM: "Không có cái gọi là quỹ lớp, quỹ trường"
Trước những phản ánh về tình trạng lạm thu đầu năm học mới, lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM khẳng định: Không có cái gọi là quỹ lớp, quỹ phụ huynh học sinh, quỹ trường.
Trao đổi với phóng viên Infonet, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM cho biết, Sở GDĐT đã phối hợp cùng Sở Tài chính đưa ra hướng dẫn liên sở về thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập năm học 2015 -2016. Theo đó, mức thu học phí và thu khác thực hiện giống như các năm 2013, 2014. đối với các khoản thu thỏa thuận và khoản thu hộ - chi hộ, các đơn vị phải lấy ý kiến thống nhất của phụ huynh học sinh để tổ chức thực hiện.
Tất cả các khoản thu phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh (nêu rõ những khoản thu theo quy định, theo thỏa thuận, thu hộ - chi hộ); khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường, tuyệt đối không được giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền...
Các khoản thu đầu năm của một trường THCS tại quận 3, TPHCM
Bài liên quan:
Ông Hoàng khẳng định: "Không có cái gọi là quỹ lớp, quỹ phụ huynh học sinh, quỹ trường. Việc thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh là nhằm thực hiện các công tác xã hội, chung tay cùng nhà trường giáo dục học sinh, ví dụ như cùng nhà trường tổ chức cho học sinh làm bánh tét, bánh chưng dịp tết, tổ chức hoạt động ngoại khóa...
Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể cùng nhà trường thực hiện xã hội hóa các công trình phục vụ cho học sinh như sửa chữa sân bóng, nhà vệ sinh... trên nguyên tắc Ban đại diện cha mẹ học sinh lên dự toán sửa chữa, công khai với các lớp, kêu gọi sự đóng góp của các phụ huynh tùy theo điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Tuyệt đối không được cào bằng và bắt buộc tất cả các phụ huynh phải đóng góp".
Ông Hoàng cho biết, cách làm của các trường hiện nay chưa đúng và quan trọng là chưa minh bạch, rõ ràng các khoản đóng góp khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Ông Hoàng nhấn mạnh, Phòng GDĐT các quận huyện phải trình UBND quận huyện phê duyệt tờ trình thu chi của năm học rồi các trường mới được thực hiện thống nhất trên nguyên tắc minh bạch và không được phép thu vô lý. Tất cả các khoản thu do Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đều phải chi cho học sinh chứ không phải để tăng thu nhập cho giáo viên.
Trước thông tin phụ huynh Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận 3) phải đóng tiền "thế chân" bán trú cho con vào cuối mỗi năm học, ông Hoàng cho biết Sở GDĐT sẽ kiểm tra lại thông tin này và khẳng định, việc thu này nếu có là hoàn toàn sai. Kể cả cho dù phụ huynh có đồng thuận đóng khoản tiền này thì hiệu trưởng nhà trường cũng không được phép thực hiện vì đây là khoản thu hoàn toàn vô lý. Việc trường thu tiền "thế chân" bán trú giống như một hình thức kinh doanh trong giáo dục, và việc này là hoàn toàn không được phép.
Theo_Eva
Cháu bé hai tuổi ngã sông Mỹ Phú tử vong Khi chơi đùa ở bờ sông không có hành lang bảo vệ, cháu Tr. rơi xuống sông. Cứu hộ phải mất gần năm giờ mới tìm thấy thi thể. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại sông Mỹ Phú đoạn chảy qua ấp 1, xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Theo đó, trưa 29-9, cháu Đào Đức Tr. (hai tuổi) chơi...