Cha mẹ không để ý, bé 2 tuổi nuốt nguyên chiếc khay sim điện thoại
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương vừa tiếp nhận và xử lý thành công trường hợp bé 2 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội, bị dị vật hạ họng là chiếc khay sim điện thoại.
Theo mẹ của bệnh nhi, trước khi nhập viện khoảng 6 giờ, gia đình nhìn thấy bé cầm chơi chiếc khay để sim điện thoại di động. Một lúc sau, thấy bé quấy khóc nhiều, nôn kèm theo không ăn uống được gì, nghi ngờ cháu bị hóc dị vật, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh khám. Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khám và điều trị.
Dị vật sau khi được lấy ra. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ cho biết, khi vào viện, bệnh nhi quấy khóc nhiều, miệng, họng nhiều đờm dãi… Phim chụp X-quang cổ thẳng của tuyến dưới có hình ảnh dị vật cản quang vùng hạ họng ngang mức đốt sống cổ 3 (C3) kích thước khoảng hơn 1 cm. Bệnh nhi được chẩn đoán, bị dị vật hạ họng ngày thứ nhất và có chỉ định soi gắp dị vật.
Ngay sau đó, bệnh nhi được tiến hành nội soi hạ họng, các bác sĩ gắp ra dị vật là khay sim điện thoại di động kích thước 1,2×1 cm. Kiểm tra vị trí dị vật nằm, bác sĩ thấy niêm mạc hạ họng nề nhẹ, không ra máu, chảy mủ.
Sau thủ thuật, trẻ tỉnh táo, đỡ quấy khóc, không sốt, không khó thở, toàn trạng ổn định, uống sữa được. Trẻ được theo dõi tại bệnh viện ổn định và được xuất viện.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo đối với những gia đình có con nhỏ cần chú ý và tránh không để trẻ chơi với những vật dụng bằng kim loại, đồ nhựa có kích thước nhỏ rất dễ bị hóc, hoặc cho trẻ ăn các loại hoa quả có hạt nhỏ, trơn nhẵn… Bởi, nó có thể làm trẻ bị sặc vào miệng dẫn đến dị vật họng, hạ họng hoặc dị vật đường thở gây tắc thở.
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng như tự nhiên ho sặc sụa, tím tái khó thở, có nôn hoặc không nôn, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý móc họng hoặc dùng các biện pháp chữa mẹo theo dân gian.
Các thao tác không đúng đôi khi còn gây rách thực quản, hoặc thậm chí vô tình đẩy dị vật chui vào đường thở dẫn đến tắc thở. Khi đó, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được xử trí đúng phương pháp.
Theo các bác sĩ, dị vật đường thở ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tính mạng của các cháu bé nếu người nhà không phát hiện và đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời. Do vậy, các mẹ đang nuôi con trong thời kỳ ăn dặm, trẻ nhỏ cần chú ý thức ăn của trẻ phải được kiểm soát chặt chẽ. Không cho trẻ cầm nắm trong tay những đồ vật nhỏ vì trẻ thường cho các đồ vật này vào miệng dễ gây nên dị vật đường thở và dị vật đường tiêu hoá.
Theo Zing
Chỉ 2 giờ học, hoặc xem xong clip này bố mẹ đã có thể cứu con thoát khỏi tử thần
Hóc dị vật mà không biết
Năm nào BV Nhi Trung ương (Hà Nội) cũng tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ nhập viện do hóc dị vật, có tuần tới 4-5 ca với các dị vật đồng xu, đồ chơi, cúc áo, hạt nhãn, hạt vải, hạt ngô... thậm chí các vật sắc nhọn như đinh vít, dây... Thậm chí có trẻ bị hóc dị vật mà người nhà không biết, đôi khi cả người lớn đau bệnh tới viện mới biết bị hóc dị vật... và rất ít người biết sơ cứu đúng cách để cứu người thoát khỏi tai nạn nguy hiểm này.
Rất nhiều ca hóc dị vật, có những ca hóc mà không biết mình bị hóc dị vật. Tai nạn này là nguy cơ tử vong hàng đầu, nhưng chỉ 2 giờ học, hoặc xem clip này là có thể giúp nạn nhân thoát nạn.
Bé Nguyễn L.N (5 tháng tuổi, ở Hà Tĩnh) vào BV Nhi TƯ trong tình trạng sốt cao, quấy khóc, ho, khò khè. Kết quả chụp X-quang mới thấy có dị vật bằng kim loại gây áp-xe thành thực quản kèm theo viêm phổi, gây loét sâu xung quanh thành thực quản. Người nhà cho biết, gần 1 tháng trước bé và chị gái có cầm đinh vít để chơi, nhưng gia đình hoàn toàn không biết trẻ hóc dị vật lúc nào.
BS Trần Anh Tuấn (Khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1), từng cấp cứu cho một bé bị xẹp phổi, khi chụp CT đường thở các bác sĩ mới phát hiện có dị vật - lấy ra được không xác định nổi là gì vì để quá lâu. Nếu không phát hiện ra, dị vật có thể ảnh hưởng phổi, dẫn đến viêm phổi, hoại tử, áp xe phổi... và các biến chứng nặng khác.
Không chỉ trẻ em mà nhiều người lớn cũng không biết mình bị hóc dị vật cho tới khi biến chứng, tổn thương bên trong cơ thể. như thực quản, dạ dày, ruột... Có người đau bụng kéo dài, qua chẩn đoán hình ảnh, chụp CT mới thấy mẩu xương lợn như xuyên qua khỏi thành dạ dày gây nên. Đa số là do hóc dị vật khi ăn uống như các loại xương, miếng thịt lớn, tăm xỉa răng... sau vài tuần đi viện mới biết.
Hình ảnh ca hóc dị vật là viên thuốc còn nguyên vỏ. Ảnh minh họa.
Khi nào cần nghi ngờ hóc dị vật
Theo các bác sĩ, dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ từ 1-6 tuổi - do trẻ thích nhét các vật lạ vào miệng, mũi. Vì trẻ em phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên những dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ, gây khó thở, rất nguy hiểm với tính mạng. Nếu không nhận biết và xử trí kịp thời, đúng cách có thể gây nhiều hậu quả đáng tiếc, khiến não bị tổn thương với những di chứng nặng nề về sau.
- Khi thấy trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài - bố mẹ cần nghĩ tới trẻ đã bị hóc dị vật đường thở. Có trường hợp tình trạng này thoáng qua rồi tự hết, nhưng có những trường hợp trẻ ngưng thở và tử vong ngay.
- Người lớn hay bị hóc dị vật là hàm răng giả, xương gà, xương cá, vỉ thuốc có cạnh sắc nhọn, que sắt, cây đinh, tăm xỉa răng, cục gân bò to... Khi thấy các triệu chứng như đau họng, vướng ở họng, đau vùng ngực... có trường hợp đau ở dạ dày (dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày thông thường), cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh có phương tiện nội soi thực quản dạ dày để lấy dị vật ra đúng cách.
Hóc dị vật đường thở thường theo 2 hướng là hóc dị vật thực quản (đường ăn) hoặc hóc dị vật đường hô hấp (đường thở) - đều là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp, sung tấy, nhiễm trùng (thậm chí là tử vong trong 3-5 phút nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời).
Cấp cứu đúng cách trong vài phút đầu khi tai nạn xảy ra mới có thể cứu sống bệnh nhân, nhất là dị vật kẹt ở đường thở. Nếu muộn, hoặc sơ cứu không đúng, khi vận chuyển trẻ tới bệnh viện, trẻ bị thiếu oxy lên não, dù cứu sống được cũng để lại di chứng suốt đời.
Do đó khi nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật đường thở bố mẹ cần chú ý:
- Bình tĩnh, tránh cố móc dị vật ra khỏi miệng trẻ - vì rất khó lấy mà còn đẩy vào sâu hơn, làm trẻ nôn ói, hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.
- Thực hiện động tác sơ cứu dứt khoát, chính xác để cứu bé:
Nếu trẻ tỉnh táo, ho được thì nên khuyến khích ho, trẻ không khó thở, vẫn khóc và nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi rồi đưa đến bệnh viện kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở bác sĩ sẽ lấy ra.
Nếu trẻ tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì gọi xe cấp cứu 115, và trong thời gian đợi xe tới nhân viên y tế sẽ tư vấn cách sơ cứu cho trẻ.
Nếu trẻ tỉnh nhưng ho không hiệu quả thì cần vỗ lưng, ấn ngực, bằng cách cho trẻ ngồi trên ghế và đặt lên cánh tay mình, cho đầu chúi xuống, nghiêng một bên, sau đó vỗ lưng 5 lần. Sau đó kiểm tra xem dị vật có ra không. Nếu dị vật vẫn bị mắc thì lật ngược trẻ dậy rồi ấn ngực trẻ nhiều lần, sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi sự hỗ trợ của bác sĩ...
Cách sơ cứu hóc dị vật khi trẻ tỉnh, nhưng ho không hiệu quả. Ảnh minh họa.
Sơ cứu đúng cách khi trẻ hóc dị vật
Bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) hướng dẫn sơ cứu trẻ hóc dị vật:
Hướng dẫn trực tiếp sơ cứu hóc dị vật cho trẻ nhũ nhi
Từ 8h - 10g00, sáng thứ Bảy ngày 13/7/2019, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TS. BS Hoàng Lê Phúc - Trưởng khoa Tiêu hóa mở chuyên đề dành cho phụ huynh, giáo viên tiểu học, mầm non và người chăm sóc trẻ với chủ đề: "Xử trí khi trẻ nuốt dị vật đường tiêu hóa".
Địa điểm: Phòng Huấn luyện - Bệnh viện Nhi Đồng 1 (số 532 Đường Lý Thái Tổ, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh). Chương trình 2 giờ nhằm giúp các bố mẹ xử trí khi trẻ hóc dị vật đường tiêu hóa do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, trẻ em chơi đồ chơi...
Đăng ký tham dự qua điện thoại: 028.38.346.242 hoặc email: sinhhoatbamebvnd1@gmail.com (trước 16h ngày 12/7/2019.
Ngọc Hà
Nguồn: BV Nhi Trung ương/giadinh.net
Điểm danh 8 "siêu hóa chất" trong thuốc lá đốt thanh quản của bạn Theo các bác sĩ tai mũi họng, hầu hết bệnh nhân bị ung thư thanh quản đều có tiền sử hút thuốc lá từ 5 đến 15 năm. Thậm chí có bệnh nhân hút thuốc lá từ năm 15 tuổi đến khi lập gia đình đã bị ung thư thanh quản. Bệnh nhân ung thư thanh quản điều trị tại BV Tai Mũi...