Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con
Hãy nhớ rằng, bạn là cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi, và vì thế bạn cũng có quyền “hét” lên vào những lúc mệt mỏi.
Bài viết là chia sẻ của một ông bố về những điều đã diễn ra với mình và đang lặp lại chính những điều đó với con của anh. Những chia sẻ chân thật này có thể sẽ gợi ý cho các bố mẹ điều gì đó trong việc nuôi dạy con cái của mình:
Tôi đã lớn lên trong ngôi nhà của những tiếng la hét. Cha tôi là một người Ý nóng tính và quát mắng là cách ông “truyền đạt” những suy nghĩ hay cảm nhận của bản thân. Ông sẽ lớn tiếng la mắng khi chúng tôi để đèn sáng trong căn phòng trống, đi chơi về trễ hay khi không ý thức được những điều đã nói ra.
Mẹ tôi cũng là người dễ nổi nóng, chỉ là không thường xuyên như bố mà thôi. Và đôi khi họ cũng lớn tiếng với nhau. Tất nhiên tôi và em trai cũng hét và tranh cãi thường xuyên, đặc biệt là sau giờ học, khi chỉ có hai đứa với nhau.
Tôi chưa bao giờ suy ngẫm kỹ về điều này cho đến khi trở thành một ông bố và chợt nhận ra mình đang quát mắng đứa con trai tuổi chập chững tập đi vì những vấn đề ngô nghê thường ngày của con. Tôi đã nhận thấy điều này rõ ràng qua những câu chuyện ồn ào với con trai mình và khi vợ tôi nói “Hai người đang hét lên với nhau đấy, bình tĩnh nào!”
Tôi đã bắt đầu dừng lại để suy nghĩ lý do và tần suất mình “cao giọng” với con. Tôi không muốn con sẽ lớn lên và bị tổn thương bởi tiếng quát mắng trong cơn giận dữ; và thật chẳng hay ho gì khi nhìn con trai mình co rúm sợ hãi, theo đúng cách tôi đã trải qua lúc còn nhỏ, mỗi khi tôi hét lên với con. Chắc chắn một điều rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu rồi phớt lờ một ai đó khi họ la hét quá nhiều. Và tôi nhận ra la hét không phải một cách giao tiếp hiệu quả trong mọi thời điểm.
Mặt khác, tôi không muốn phải kìm nén cảm xúc và đôi khi tôi đã thấy thật thoải mái khi bố mẹ cũng thể hiện rõ ràng quan điểm với mình. Một lần khi tôi nhận kết quả kém cho bài kiểm tra toán và bị bố mắng, thay vì cảm thấy buồn thì tôi lại hạnh phúc do cảm nhận được sự quan tâm của bố dành cho mình. Và tôi nhận ra, quát mắng không phải luôn luôn xấu.
Nhà tâm lý học, Giảng viên khoa Tâm lý trường Đại học Chicago (Mỹ), Alicia Clark cho biết: “Cha mẹ cũng là con người và chúng ta trải nghiệm những cảm xúc bình thường rất “con người” đó. Đôi khi những cảm xúc đó kết hợp với sự mệt mỏi của việc làm cha mẹ sẽ khiến chúng ta muốn hét lên. Và sẽ thật tồi tệ nếu chúng ta không được thể hiện điều đó theo cách của những bậc phụ huynh. Như vậy, quát mắng sẽ là lựa chọn tốt hơn cho trường hợp này.”
Bạn thấy không? La hét có thể được chấp nhận, miễn là sự tức giận của bạn không vượt quá tầm kiểm soát. Nó sẽ có ý nghĩa tích cực khi bạn và những đứa trẻ có thể nói lên cảm xúc thực sự của bản thân. Điều này sẽ giúp con bạn nuôi dưỡng sự cảm thông vì chúng có thể nghe và thấy được sự khó chịu chúng đã mang đến cho bạn. Hơn nữa, đây là sự chuẩn bị tốt cho lũ trẻ trước những tình huống tồi tệ hơn như khi bị giáo viên, huấn luyện viên hoặc sếp của chúng quát mắng bởi những sai sót hay khi chúng thể hiện kém hơn so với kỳ vọng.
Video đang HOT
Những lập luận này cho thấy bạn cần lưu ý vài điều khi quát mắng con như:
Chỉ quát mắng trong những trường hợp thích đáng
Điều này nghĩa là bạn cần ý thức về cảm nhận nội tại của mình. Bạn đang hét lên vì mệt mỏi, do tâm trạng xấu hoặc thiếu kiên nhẫn hay bởi những điều bọn trẻ làm xứng đáng nhận phản ứng mạnh mẽ như vậy?
Ví dụ, sau một buổi chiều cuối tuần dài đằng đẵng, tôi đang đánh mất sự bình tĩnh bởi những vấn đề nhỏ nhặt. Tôi cố hít thật sâu và ổn định lại mớ cảm xúc để tránh khỏi tình huống tồi tệ. Nếu cách này không hiệu quả, tôi sẽ nói với con trai rằng: “Bố đang rất mệt và sắp mất bình tĩnh rồi. Liệu con có thể lắng nghe bố lúc này không?”. Như vậy tôi có thể nói lên cảm nhận của mình mà không cần la hét, trừ khi con không chịu cư xử tốt hơn.
Để ý đến ngôn từ của bạn – kể cả khi bạn la hét
Cố gắng nói “Bố cảm thấy rất tức giận và thất vọng khi con không biết chia sẻ với bạn bè” thay vì “Con đã hành xử không tốt!”. Đừng gây ra sự tổn thương bằng từ ngữ và đừng quát mắng quá lâu – con bạn sẽ không muốn lắng nghe nữa.
Tập trung vào cảm nhận của bạn
Hãy tập trung vào cảm nhận của bạn và những hành vi gây ra cảm giác đó, thậm chí cả khi bạn đang la hét. Nghĩa là bạn đừng quát lên một cách chung chung như “Ngôi nhà thật lộn xộn!” hay “Con không bao giờ chịu nghe lời cả!”. Nên nói rõ lý do bạn nổi giận và điều bạn nghĩ các con nên làm để chấm dứt tình trạng này. “Bố cảm thấy rất thất vọng và con có thể thấy điều đó trong giọng nói của bố. Bố tức giận vì con đã không chịu nghe lời.”
Hoặc “Bố mắng con vì con không chịu thu dọn đồ chơi khi bố đã nhắc nhở tới 3 lần. Bố muốn con cất đồ chơi đi ngay bây giờ!” Điều này sẽ khiến lũ trẻ hiểu rằng bạn không bị mất kiểm soát, rằng chúng không thể điều khiển bạn hoặc đẩy bạn vượt quá giới hạn. Thay vào đó, chúng sẽ hiểu rằng bạn đang làm việc hoàn toàn có chủ đích.
Biết nói lời xin lỗi
Cuối cùng, nếu bạn lỡ bị mất kiểm soát và nói ra những điều đáng hối tiếc, hãy xin lỗi các con. Việc thể hiện rõ bạn mong muốn sửa đổi sai lầm như thế nào và thực hiện điều đó một cách trung thực cũng quan trọng không kém việc bạn quát mắng một cách có lý do.
Như Giáo sư Clark đã chia sẻ “Chúng ta có trách nhiệm dạy con lựa chọn cách cư xử với người khác và cách chấp nhận những hệ quả từ việc đã làm. Việc quát mắng sẽ đáng báo động và cần ngăn chặn khi nó gây ra sự tổn thương hay những hành vi hung hăng của trẻ. Bản thân sự quát mắng không phải là sự lăng mạ, coi thường hay mất kiểm soát, đó chỉ là một sự thể hiện cảm xúc đơn thuần và có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong việc nuôi dạy con cái.”
Cách bạn nói cũng quan trọng như nội dung bạn truyền đạt. Thay vì đẩy “việc la mắng” ra khỏi “kho vũ khí” của việc giáo dục con cái, hãy sử dụng nó thật hiệu quả. Nổi nóng vẫn có thể được chấp nhận nếu bạn kiểm soát được nó và tránh trở nên ngớ ngẩn trước mặt các con. Hãy nhớ rằng, bạn là những bậc cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi.
Theo ttvn
Giúp mẹ dạy con lòng từ bi ngay từ khi còn nhỏ
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, thực hành lòng từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, thực hành lòng từ bi." Hãy dạy con lòng từ bi ngay từ khi còn nhỏ.
Làm gương cho con
Trẻ con có xu hướng bắt chước mọi hoạt động và hành vi của cha mẹ. Hãy để cho con trẻ nhìn thấy sự đồng cảm và lòng từ bi của chính cha mẹ, nó sẽ trở thành một trong những giá trị mà trẻ vươn tới và dần dần trẻ con sẽ bắt chước hành vi này. Nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ từ bi nuôi dạy con trở thành những người biết chia sẻ và đồng cảm hơn so với các bạn cùng tuổi.
Nói với con về những điều mà bố mẹ cảm ơn trong cuộc đời
Hãy dạy con lòng từ bi ngay từ khi còn nhỏ.
Đôi khi những câu chuyện đơn giản trong bữa ăn sẽ khiến trẻ nhớ lâu hơn là những bài răn dạy đạo đức dài lê thê. Hãy nói về những điều tích cực trong cuộc sống, giúp trẻ nhận ra những điều mà trẻ cần phải biết ơn trong sinh hoạt hằng ngày. Những mặt tích cực trong cuộc sống sẽ tăng cường hạnh phúc, hạnh phúc và sức khỏe cho trẻ sau này.
Thể hiện cảm xúc chân thành
Cảm xúc chân thành là điều giúp con người kết nối với nhau, giúp con người biết chia sẻ và cảm thông nhiều hơn. Hãy cho trẻ thấy những điều đó ở chính bạn.
Khơi gợi những điều tốt đẹp
Các nhà nghiên cứu đã đo lượng oxytocin do cảm xúc tốt đẹp mang lại khi chia sẻ với người khác. Đấy là cách giúp trẻ cảm hào hứng hơn khi làm một việc tốt.
Khuyến khích hành vi tốt
Nếu nhìn thấy trẻ chia sẻ đồ chơi của họ hay an ủi một người bạn buồn, hãy khen ngợi và khuyến khích trẻ. Bạn nói thêm cho trẻ hiểu hơn về cảm xúc của người cảm nhận được sự chia sẻ từ người khác để khơi gợi thêm lòng nhân ái trong trẻ.
Nuôi vật nuôi trong nhà
Quá trình chăm sóc vật nuôi sẽ khiến trẻ phát triển lòng từ bi thường xuyên hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em với những vật nuôi có tự trọng cao hơn và có cảm xúc chan hòa hơn vì trẻ biết đồng cảm hơn.
Theo Phununews
3 sự thật bất ngờ về nuôi dạy con bố mẹ nên biết Dựa trên triết lý cho rằng trẻ không phải "những người lớn nhỏ tuổi" mà là những cá nhân ngập tràn khao khát và khám phá. Tiến sĩ Klein giúp chúng ta đi sâu vào thế giới kì diệu những năm đầu đời của bé để hiểu được gốc rễ những khó khăn lớn nhất giữa bố mẹ và các con. Dưới đây...