‘Cha mẹ già rồi, còn sống được bao nhiêu nữa đâu mà quản công rồi gửi vào viện dưỡng lão!’
Cha mẹ nuôi con, nhọc nhằn vất vả bao nhiêu cũng cam chịu. Sao đến lượt con cái nuôi cha mẹ, chỉ chút mệt nhọc đã than phiền và đòi đưa bố mẹ đi cho yên thân?
Gửi tác giả bài viết “Đưa bố mẹ già vào viện dưỡng lão chính là thương bố mẹ”, tôi hoàn toàn không thể đồng ý với ý kiến này của bạn. Với tôi, gửi bố mẹ vào trại dưỡng lão chỉ có thể là bất hiếu mà thôi. Đành rằng, người cao tuổi ở trong viện dưỡng lão sẽ có người chăm sóc, bầu bạn, nhưng thứ mà những người già luôn để tâm mong muốn đó là tình thân, sự quan tâm gắn kết gia đình. Đó là những điều mà không một viện dưỡng lão nào có thể mang lại.
Bạn thử nghĩ xem, sau bao nhiêu năm chăm bẵm, nuôi nấng con cái. Đến khi tuổi già thì lại phải vào viện dưỡng lão, ở với những người xa lạ.
Rồi người già, tâm lý thường mong muốn được vui vầy bên con cháu, cho dù viện dưỡng lão có tiện nghi, có người phục vụ, cơm bưng nước rót thì cũng không bằng ở nhà đi ra đi vào được nhìn thấy, được nghe tiếng con cháu trò chuyện. Bạn có hiểu tâm tư, nguyện vọng của bố mẹ mình không? Liệu họ thích ngồi ở viện dưỡng lão trò chuyện với những người cùng tuổi hay thích ở nhà nghe cháu trai cháu gái ríu rít bên tai? Vì vậy, dù bố mẹ bạn vẫn còn minh mẫn thì gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão không bao giờ la một lựa chọn sáng suốt.
Bản thân tôi thấy, chỉ khi chúng ta làm cha, làm mẹ mới thực sự thấu hiểu được những nhọc nhằn, vất vả khi nuôi con. Ấy vậy mà, tôi không thấy một ông bố, bà mẹ nào đang tâm gửi con mình vào một nơi “nuôi hộ” con để tránh cái việc con ăn vương vãi khắp nhà, để không phải thức đêm thức hôm mỗi khi con ốm,… Cho dù có bất cứ chuyện gì bố mẹ vẫn ở bên cạnh chăm sóc, dỗ dành chúng ta. Vậy tại sao, khi bố mẹ già yếu rồi, chúng ta lại chối bỏ trách nhiệm này và giao bố mẹ già cho người khác chăm sóc mà không mảy may bận tâm đắn đo?
Đấy là chưa kể đến, nước ta vẫn mang nặng truyền thống Á Đông. Có hai việc làm được liệt vào tội bất hiếu đó là cha mẹ còn sống mà không phụng dưỡng, cha mẹ mất đi mà không thờ phụng. Nếu bạn chiếu theo những câu nói đó, bạn có thể biết được mình có phải là bất hiếu hay không? Cha mẹ già rồi, đâu có thể sống được bao lâu nữa đâu.
Video đang HOT
Liệu họ thích ngồi ở viện dưỡng lão trò chuyện với những người cùng tuổi hay thích ở nhà nghe cháu trai cháu gái ríu rít bên tai? (Ảnh minh họa)
Tôi thấy nhiều nhà khi bố mẹ còn sống thì không chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo cho phải đạo làm con, đợi đến lúc cha mẹ mất đi rồi lại tổ chức ma chay, giỗ chạp linh đình. Lúc ấy, cha mẹ đâu có thể hưởng được nữa đâu mà tất cả chỉ để làm “đẹp mặt” người sống!
Chưa kể đến, tôi đã từng nghe một câu nói rằng “người ta bắc cầu mà qua chứ không ai bắc cầu mà lội”, điều này có nghĩa rằng, nếu bạn đối xử với cha mẹ mình như thế nào, thì sau này, con cái bạn cũng sẽ làm những điều tương tự đối với bạn mà thôi. Vì vậy, nếu bạn thực sự mong muốn, sau này con cái mình cũng gửi mình cô đơn trong viện dưỡng lão thì hãy nên làm điều đó với cha mẹ mình bây giờ.
Cũng biết rằng, trong cuộc sống bộn bề lo toan vất vả hiện nay, việc dành thời gian để chăm sóc cha mẹ già thực sự rất khó khăn. Nhưng tôi mong mỗi người, hãy sống làm sao để sau này không phải ân hận vì những quyết định của mình.
Hậu Lê / Theo Trí Thức Trẻ
Cả dòng họ mắng chửi tôi là đứa con bất hiếu vì quyết định này
Tôi thật không hiểu sao mọi người vẫn còn thiển cận và có đánh giá sai lệch về chuyện này như thế nữa.
Tôi cảm thấy rối trí quá, giờ cả dòng họ mắng chửi tôi là bất hiếu chỉ vì tôi muốn đưa mẹ tôi vào viện dưỡng lão. (Ảnh minh họa)
Tôi lấy vợ cách đây 5 năm. Bố tôi mất cách đây 8 năm, còn chị gái đã đi lấy chồng xa, vì thế mẹ tôi ở với vợ chồng tôi. Tôi kém chị gái 16 tuổi, mẹ có tôi khi đã ngoài 40, cũng từng phải chạy chữa rất nhiều nơi mới sinh được tôi. Vì thế mà tôi được mẹ yêu thương chiều chuộng rất nhiều.
Tôi cũng luôn tự nhủ phải chăm sóc, đối xử thật tốt với mẹ để bù đắp những năm tháng mẹ vất vả vì tôi. Khi cưới vợ, tôi cũng đã nói thẳng thắn với cô ấy rằng tôi chỉ còn duy nhất một người mẹ này thôi, xin cô ấy vì thương tôi mà chăm lo cho mẹ tôi đầy đủ. Vợ tôi là con người hiểu biết, dù cô ấy không khéo léo nhưng cũng rất tử tế, đối xử với mẹ tôi khá tốt.
Nhưng 2 năm trước mẹ tôi bị đột quỵ rồi trở nên lẩn thẩn lú lẫn. Mẹ tôi thường quên mất bản thân đang làm gì, cũng không điều khiển được việc ăn uống vệ sinh nhiều khi khiến nhà cửa bừa bộn, đồ đạc ngổn ngang bẩn thỉu. Nhiều lần ăn cơm rồi mà bà vẫn nói chưa ăn, rồi kêu la là cả tuần con dâu không cho thay quần áo, không cho ăn thịt... khiến cả nhà tôi loạn lên.
Ban đầu khi nghe vợ kể lể than thở chuyện chăm sóc mẹ vất vả, tôi rất cáu. Tôi nghĩ ai rồi chẳng già, chẳng lẫn, trước kia mẹ tôi khỏe, mẹ tôi đỡ đần đủ thứ, đến khi bà bị bệnh, mới chăm bà được vài tháng đã than. Tôi còn mắng vợ và trách cô ấy có chút việc đó mà đã tố khổ. Tôi định bụng tự chăm mẹ 2 tháng để cô ấy thấy nếu năng động, tháo vát thì chuyện chăm người già chẳng có gì khó khăn cả.
Thực sự chỉ 2 ngày thôi mà tôi đã cảm thấy thở không ra hơi, không hiểu bình thường vợ tôi làm sao mà cáng đáng được nữa. (Ảnh minh họa)
Vậy mà tôi đã nhầm. Khi vợ tôi đưa con đi lớp mầm non, tôi vẫn còn ở nhà giúp bà ăn sáng. Thú thật là tôi không ngờ lại khó như thế. Mẹ tôi không khác gì đứa trẻ, ăn bún thì bà đánh rơi khắp bàn rồi đến sàn. Ăn cơm cũng rơi vãi lung tung. Món nào không thích là bà bốc ném lung tung hoặc nhè ra bàn rất mất vệ sinh.
Tôi mất cả tiếng đồng hồ mới cho bà ăn xong bữa sáng, rồi lại mất thêm 30 phút vật lộn rửa chân tay và ép bà thay quần áo. Xong xuôi, tôi mở ti vi cho bà xem rồi vội vã đi làm với tâm trạng thấp thỏm. Buổi trưa lại vội vã về dọn dẹp qua nhà cửa và lấy đồ ăn cho bà, chờ bà ăn xong và đi ngủ trưa, tôi mới lại đến chỗ làm. Thực sự chỉ 2 ngày thôi mà tôi đã cảm thấy thở không ra hơi, không hiểu bình thường vợ tôi làm sao mà cáng đáng được nữa. Trước đó nhà tôi có giúp việc nhưng các cô giúp việc kiên quyết không thể cáng đáng được việc chăm sóc, vệ sinh cho mẹ tôi. Và người giúp việc nào cũng chỉ kiên nhẫn được với mẹ tôi nửa tháng. Có người chỉ được 3 ngày rồi không nhận tiền mà tha thiết xin hủy hợp đồng. Còn thuê hộ lý chuyên nghiệp thì thực sự kinh tế gia đình tôi không cho phép để duy trì dài lâu. Sau này, khi vợ tôi cáng đáng việc chăm mẹ chồng thì chúng tôi có thuê giúp việc theo giờ. Công việc của họ chỉ là trông chừng mẹ tôi trong giờ hành chính. Đến khi tôi thực sự trải nghiệm việc chăm sóc mẹ mình thì tôi mới thấy sự chồng chất khó khăn mà vợ tôi phải trải qua.
Sau khi ngẫm nghĩ và tìm hiểu khắp nơi, cuối cùng tôi quyết định đưa mẹ tôi vào viện dưỡng lão.
Tôi biết cha mẹ nuôi con công lao bằng trời bể. Tôi cũng muốn có điều kiện và thời gian ở nhà chăm mẹ, nhưng áp lực công việc, rồi cuộc sống hàng ngày đã khiến tôi quay cuồng rồi, tôi không thể gánh thêm việc chăm một người già bị lẫn được. Việc này tôi cũng không thể đổ hết lên đầu vợ tôi được.
Sau khi tìm hiểu, tôi biết trong viện dưỡng lão có bác sĩ và hộ lý chuyên nghiệp có thể chăm sóc được bệnh tình của mẹ tôi. Thêm vào đó, có nhiều bạn già trò chuyện, mẹ tôi cũng sẽ thoải mái tinh thần hơn là suốt ngày ở nhà cô đơn, có mỗi chiếc ti vi treo tường bầu bạn. Chế độ dinh dưỡng trong viện dưỡng lão cũng phù hợp với mẹ tôi hơn, vợ tôi không phải vất vả nấu đủ các khẩu phần mỗi ngày nữa. Vợ chồng tôi cũng sẽ có thời gian để tập trung vào công việc, chăm sóc con cái.
Tôi thấy việc này đúng là lợi cả đôi đường vì thế tôi gọi điện báo cho chị gái biết trong tuần này sẽ đưa mẹ đi. Nhưng không ngờ chị gái tôi lại phản đối. Chị ấy nói có thế nào đi chăng nữa thì bổn phận làm con vẫn phải chăm sóc mẹ, con cái chăm mẹ còn kêu la than thở thì người ngoài sao làm tốt hơn được.
Rồi ngay đêm hôm đó các bác dưới quê nghe được tin từ chị tôi đã ầm ầm gọi điện lên mắng tôi. Bác cả nói tôi là đồ bất hiếu mới bỏ mẹ trong viện. Vợ chồng khỏe mạnh, kinh tế ổn định mà định đuổi mẹ đi. Tôi làm thế rồi khiến các em các cháu noi gương, không ai chịu chăm nom bố mẹ già. Các bác mắng chửi tôi rất nhiều, hôm sau còn bắt xe lên thành phố thăm mẹ tôi và khuyên răn tôi dù thế nào đi chăng nữa cũng không được bỏ mẹ vào viện.
Việc này khiến tôi rất đau đầu. Các bác ở quê, ít tiếp xúc với những điều mới mẻ nên không hiểu, viện dưỡng lão là nơi tốt chứ có phải nơi ghê gớm gì mà lại bảo tôi không được "bỏ" mẹ vào trong đó. Ở Tây người ta vẫn đưa người già vào đó cho có bạn có bè và người chăm sóc cẩn thận hơn đấy thôi.
Tôi cảm thấy rối trí quá, giờ cả dòng họ mắng chửi tôi là bất hiếu chỉ vì tôi muốn đưa mẹ tôi vào viện dưỡng lão. Liệu quyết định này của tôi có đúng đắn không? Tôi phải làm gì để khuyên các bác các cô các dì đây?
Theo Afamily
Câu chuyện mẹ già 70 tuổi vượt quãng đường 200km lên thành phố thăm con trai rồi gục xuống ngay cánh cổng biệt thự khiến ai cũng căm phẫn Ơ sao mẹ lại lên đây? Đã bảo ở dưới đó rồi con gửi tiền về cho, lên đây làm gì cho khổ ra. Con chưa nhận lương đâu, mẹ lên vợ con lại xị mặt bây giờ. Bà Châu chạy sang nhà hàng xóm, giơ cái điện thoại cục gạch ra rồi nói với thằng bé đang ngồi trong nhà: - Cường...