Cha mẹ ‘đấu khẩu’, con trẻ sẽ ‘đấu đá’
Trong cuộc sống vợ chồng, dù có hạnh phúc đến đâu cũng không tránh được lúc bất đồng quan điểm. Có người biết kiềm chế để cơn giận dữ qua đi, nhưng cũng có người không làm được điều đó.
Ảnh minh họa.
Cơn cãi vã đến đỉnh điểm sẽ dẫn đến gây gổ, đánh nhau. Nếu con cái chứng kiến việc này thì cha mẹ đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ.
Bất an từ…nhà
Khi hạnh phúc, cha mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương, sự che chở. Ngược lại, khi cha mẹ xung đột, nhẹ thì cãi nhau, nặng thì có những hành động bạo lực, lúc này dù được chứng kiến hay không, con trẻ đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Bởi, nếu cãi nhau, cha mẹ còn đang “bận” giận dỗi nửa kia, không có nhiều thời gian quan tâm đến con. Hoặc có quan tâm thì cũng không trọn vẹn với không khí cả gia đình quây quần, đầy tiếng cười như lúc vui vẻ.
Chưa kể đến, nếu không tiết chế được cảm xúc, cha mẹ còn có xu hướng đổ những bực dọc trong người lên đầu con. Bởi, sự ức chế không được giải tỏa, không biết trút lên ai.
Nặng hơn, cuộc xung đột không dừng lại ở “đấu khẩu” mà chuyển sang “đấu đá”, thì ắt hẳn con trẻ sẽ chịu hậu quả nặng nề về cảm xúc. Ngoài cảm giác hoảng sợ, con trẻ còn thấy bất an ngay trong chính ngôi nhà của mình, khi mà trước đó còn rất ấm áp. Dần dần, trẻ có cảm giác mất niềm tin vào cuộc sống và “ám ảnh” với những hành vi bạo lực.
Cô giáo Nguyễn Hương Trà – Giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (HN) chia sẻ: “Khi làm chủ nhiệm của học sinh lớp 1 cách đây 10 năm, tôi đặc biệt chú ý đến một học sinh nam.
Đầu năm, con học rất tốt, tập trung và được các bạn quý mến. Thời gian sau, thấy sức học sa sút, lại thường chán nản và dễ cáu giận, tôi chỉ nghĩ do cha mẹ bận nên không quan tâm đến con.
Nhưng càng ngày, sự việc càng trầm trọng hơn khi con không ăn uống, hoặc có những ngày ăn rất nhiều như một cách trút giận vào thức ăn, tôi đã chuyện trò và được biết, thời gian này, em đã chứng kiến nhiều cuộc cãi nhau của bố mẹ và gần đây còn đánh nhau. Chính điều này đã khiến em luôn cảm thấy bất an ở bất cứ đâu và thấy không có gì đáng tin”.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, trẻ từ 6 tháng tuổi đến cả khi trưởng thành đều nhạy cảm với các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ thường xuyên có hành động bạo lực khiến trẻ sợ hãi, bất an vì không biết khi nào gia đình sẽ tan vỡ.
Video đang HOT
Hơn nữa, cuộc sống chứng kiến bạo lực còn khiến trẻ suy giảm khả năng nhận thức, có nhiều cảm xúc tiêu cực, rối loạn tiêu hóa do chán ăn hoặc ăn quá nhiều, tâm trạng bồn chồn, lo lắng…
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thể chất cũng như tình thần dẫn đến kết quả học tập sa sút, nặng hơn có thể bị trầm cảm.
Ảnh minh họa.
Khi tính cách hình thành từ môi trường sống
Có nhiều cha mẹ dù bình thường luôn hiểu được rằng cãi nhau hay bạo lực trước mắt con sẽ gây ra hệ lụy lớn. Thế nhưng, khi cơn nóng giận lên, họ chỉ nghĩ cách để “xả cục tức” mà bỏ quên việc con sẽ ra sao.
Anh Nguyễn Thế Hưng (cán bộ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel) chia sẻ: “Lần hối hận nhất trong cuộc đời tôi có lẽ là để con chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau to rồi “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Tuy rằng, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất chúng tôi có hành vi như vậy, nhưng con trai đã nhìn thấy và ám ảnh kéo dài.
Mặc dù đã dành tình yêu thương để xoa dịu nỗi hoảng sợ đó nhưng con vẫn luôn nhắc lại “có lần bố đánh mẹ”. Cũng từ đó, tôi nhận ra, con ít khi nói về gia đình mình hạnh phúc như thế nào, vui vẻ ra sao. Dường như đối với con trẻ, sự tổn thương về cảm xúc rất khó để chữa lành”.
Khi trẻ còn nhỏ, nỗi buồn cha mẹ bất hòa không chỉ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực với cuộc sống, mà còn hình thành hành vi ứng xử bạo lực với người xung quanh.
ThS Nguyễn Quỳnh Hoa – Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chuyên gia tư vấn tâm lý và giảng hòa hôn nhân cho biết: “Một gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, lâu ngày cũng sẽ dẫn đến bạo lực, rồi thành bi kịch.
Một đứa trẻ sống với người bố có xu hướng bạo lực, người mẹ thường xuyên quát mắng khi lớn lên sẽ có hành vi lệch lạc về thái độ sống cũng như ứng xử với người xung quanh.
Ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến khi lớn lên, luôn bị ảnh hưởng bởi cách cha mẹ giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân. Có nhiều trẻ dần khép mình, sống nội tâm dẫn đến trầm cảm.
Cũng có trẻ có xu hướng lặp lại những gì ám ảnh trong đầu, có hành động bạo lực với bạn bè, anh em, người xung quanh giống như chúng đã từng chứng kiến. Vì vậy, cha mẹ đánh cãi nhau không chỉ ảnh hưởng tới hạnh phúc của riêng hai người mà còn gây ra vô số tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tương lai của con cái”.
Có lẽ, hầu hết những người làm cha, làm mẹ đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Và trong số họ nhiều người hiểu rằng xây dựng gia đình trong ấm ngoài êm sẽ giúp con sống hạnh phúc.
Thế nhưng, chỉ một vài giây phút không tiết chế được cảm xúc, mọi thứ bộc lộ ra bằng các cuộc khẩu chiến thậm tệ, những lời nói không nên nói và cả những hành động không nên có cũng “tung” ra hết.
Và sau cơn tức giận ấy, tình cảm gia đình giảm sút một chút, trẻ bị ảnh hưởng một chút. Cho đến khi sự việc trở lên thường xuyên, người chịu ảnh hưởng nặng nề vẫn là những đứa trẻ.
Tất nhiên, hôn nhân không có mâu thuẫn cũng không phải dễ dàng, điều quan trọng, cha mẹ cần thống nhất với nhau nên ngồi xuống trao đổi, nói lên suy nghĩ của mình thay vì nổi nóng trước mặt con. Và những cuộc nói chuyện đó, cũng nên ở nơi mà đảm bảo rằng con không nghe được.
Có ông bà, tuổi thơ cháu sẽ đẹp hơn
Được ở với ông bà chính là một món quà lớn cho tuổi thơ của các cháu. Nếu có thể, các bậc cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con mình được tận hưởng sự may mắn ấy.
Bé Khoai Tây trong vòng tay bà.
Ông bà là món quà quý
Ngày chuẩn bị lấy chồng, chị Ng. H. Th., ngụ Long Thành, Đồng Nai đã ra điều kiện với chồng là chỉ cưới khi gia đình anh cho "ra riêng", vì chị không muốn sống chung với nhà chồng, sợ nhiều bất cập. Nhưng rồi, hai đứa trẻ sinh đôi ra đời. Hai vợ chồng công việc đều bận rộn, con còn nhỏ không thể gửi trẻ được.
Bất đắc dĩ, chị đồng ý với anh đón cha mẹ anh lên sống chung nhà, bà đi là phải có ông, không tách xa nhau bao giờ. Thời gian đầu, cũng có đôi chút không hợp nhau nhưng không đáng kể. Và chị phải thừa nhận một điều rằng các con mình có ông bà sung sướng hơn hẳn. Hai vợ chồng quá bận rộn, không lo chu toàn được cho con, không có thời gian dành nhiều cho con, chỉ biết dùng ipad, tivi để dỗ lúc con khóc, con ăn, con quấy.... Nhưng ông bà cả ngày chỉ dành để chăm cháu.
Lúc bà cho cháu ăn thì ông làm trò, vui đùa cho cháu ăn. Lúc bà đi dọn dẹp, nấu ăn thì ông trông nom cháu cẩn thận. Ông bà bày đủ các trò chơi thú vị cho hai cháu chơi, khiến chúng không còn thích thú gì đến tivi, điện thoại nữa. Các cháu mập mạp, sinh động lên chỉ vài tháng sau khi sống chung với ông bà. Nhờ có ông bà tập nói, hai đứa trẻ cũng biết nói sớm, đi đứng cứng cáp hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.
Cho đến lúc hai đứa trẻ được hai tuổi, chuẩn bị đi nhà trẻ, ông bà đã sống với cháu được 1 năm. Lúc ông bà rời cháu để về quê, hai đứa trẻ khóc lóc thảm thiết không chịu rời xa ông bà. Ông bà đi rồi, chúng ốm o, buồn bã. Cuối cùng, hai vợ chồng anh chị lại về quê, "xin" ông bà quay lên sống với gia đình con trai vì cháu không thể thiếu ông bà được. Và chị Th. lúc này cũng nhận ra sự ấu trĩ, ích kỉ của mình trước đây khi kiên quyết không chịu sống chung với cha mẹ chồng vì sợ phiền phức.
Có khá nhiều cặp vợ chồng trẻ thường e ngại việc sống chung với cha mẹ sẽ khiến cuộc sống trở nên bất tiện hơn. Đồng thời, họ còn mối lo lắng khác về sự khác biệt thế hệ giữa ông bà - các cháu khi sống chung dưới một mái nhà, hay việc bất đồng trong dạy dỗ giữa cha mẹ và ông bà đối với con trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, được sống với ông bà là may mắn, lợi ích lớn đối với con trẻ. Con trẻ sống chung mái nhà với bà sẽ được chăm lo nhiều hơn, nhận được nhiều tình yêu thương và sự dạy dỗ hơn.
Đồng thời, trong quá trình sống chung với ông bà, con trẻ cũng được học những bài học về sự gắn kết, tình yêu thương gia đình, kính trọng ông bà, lòng biết ơn, hướng đến nguồn cội và nhiều giá trị sống khác.
Con hoàn thiện nhân cách nhờ ông bà
Thực tế đã chứng minh, những trẻ sống với ông bà có tuổi thơ vui vẻ hơn, đồng thời cũng được hoàn thiện về nhân cách thông qua sự dạy dỗ và lối sống chuẩn mực của ông bà.
Bé Nguyễn Hoàng Lan Nhã, sinh năm 2013, tên thường gọi ở nhà là Khoai Tây từ nhỏ đã thường xuyên sống gần với ông bà. Cha mẹ mở dịch vụ thẩm mỹ ở Phú Nhuận, TP HCM, những mùa cao điểm, từ nhỏ Khoai Tây thường được gửi sống cùng ông bà. Đến lớn, bắt đầu đi nhà trẻ, ông bà lại thường xuyên dọn đến nhà cháu ở, chăm cháu mỗi lúc cha mẹ bận rộn. Thế nên, tuổi thơ của Khoai Tây gắn chặt với ông bà.
Trong nhà, bà là người chịu trách nhiệm dạy cháu học, dạy cháu cách làm người. Còn ông là người bày trò cho cháu vui, chiều chuộng cháu, chơi cùng cháu. Do thường xuyên được bà giáo dục cách cư xử, những bài học đạo đức, Khoai Tây khá hiểu chuyện, nhận thức về cuộc sống chung quanh khá chuẩn mực, biết xin lỗi, cảm ơn, biết thương người, cảm thông cho người khác và yêu thương động vật.
Đồng thời, với những trò vui của ông bày ra như cõng cháu đi chơi, khiêu vũ với cháu, dạy cháu hát, làm nhà bìa carton cho cháu... đã phần nào giúp Khoai Tây trở thành một đứa trẻ sinh động, vui vẻ, yêu nghệ thuật và "lắm chiêu nhiều trò". Ngay cả khi ông đã qua đời, Khoai Tây vẫn luôn nhắc về ông hàng ngày với tình yêu thương và tưởng nhớ.
Có thể thấy, có ông bà chính là niềm hạnh phúc, may mắn lớn lao của mỗi đứa trẻ. Cha mẹ cũng có nghĩa vụ dạy dỗ con yêu thương, kính trọng ông bà dù cháu có ở gần hay xa, có gắn bó hàng ngày với ông bà hay không. Giáo dục trẻ kính trọng, yêu thương và gắn bó với ông bà chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong giáo dục nhân cách trẻ.
Cha mẹ, ông bà là chỗ dựa của con, cháu
Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình của Bộ VH-TT&DL ban hành đã nêu rõ, quan hệ ông bà - cháu còn gọi là quan hệ thế hệ thứ nhất (ông bà) và thế hệ thứ ba (cháu). Đây là mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Ông bà dạy bảo thêm cho các cháu, giúp đỡ con cái mình trong công việc gia đình, trông trẻ nhỏ, chăm sóc nhà cửa, vườn tược, truyền thụ kinh nghiệm sống, cách ứng xử đúng đắn...
Ông, bà trong trường hợp này là người gần gũi, dìu dắt cháu, chăm nom cháu khi cha mẹ vắng nhà. Đứa trẻ nào cũng cần được sống trong tình yêu thương ấm áp của ông bà. Ngược lại, con cháu cũng là chỗ dựa về vật chất và tình cảm cho ông bà, để ông bà sống vui hơn, có ý nghĩa hơn.
Trong trường hợp ông bà và cháu không sống chung, mối quan hệ ông bà - cháu không phải mối quan hệ trực tiếp, hằng ngày, ông bà và các cháu chỉ gặp nhau trong những dịp lễ, tết hoặc qua thư từ... Mối quan hệ đó tuy không sâu sắc như mối quan hệ ông bà - cháu sống chung trong gia đình ba thế hệ nhưng tình cảm giữa ông bà và các cháu vẫn là tình cảm gần gũi, thân thiết và là những kỷ niệm không thể nào quên.
Tất nhiên, để đứa trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc bên gia đình nhiều thế hệ, cũng như được hoàn thiện những đức tính tốt đẹp, thì cần nhiều yếu tố. Thứ nhất, cha mẹ, ông bà phải là những người gương mẫu. Trẻ học không chỉ ở những lời dạy dỗ sáo rỗng, mà từ lối sống, lối hành xử hàng ngày của các thành viên trong gia đình với nhau, của cha mẹ đối với ông bà, cha mẹ và ông bà với con cái.
Thứ hai, cha mẹ và ông bà phải có sự đồng thuận, thống nhất với nhau trong cách giáo dục con trẻ. Nếu cha mẹ nói một đàng, ông bà nói một nẻo sẽ gây ra sự hoang mang, không biết nghe bên nào, khiến con trẻ không tiếp thu được trọn vẹn những điều tốt đẹp mà cha mẹ, ông bà truyền thụ.
Mong cùng bạn trai làm 100 việc khi yêu Mình là cô gái quê ở Nam Định, sinh sống và làm việc tại Sài Gòn hơn 10 năm, có giọng nói nửa Bắc nửa Nam. Chiều cao 1,5 m, lùn, nhìn dễ thương chứ không xinh, hay chọc ghẹo người khác. Mình nấu ăn bình thường nhưng sẵn sàng phụ bếp. Cần tìm chàng trai cao khoảng 1,6 m, ngoại hình bình...