Cha mẹ đau đầu chọn ‘dế’ cho con
Mới học lớp 5, Bảo Hân, con gái chị Huyền ở Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) đã đòi mua di động. Sợ con sớm đua đòi, chị phản đối và chỉ khi nghe nói về các tính năng giáo dục trên điện thoại, chị mới tin tưởng cho con sử dụng.
Chị Huyền kể, tuần trước, nghe con xin mua điện thoại để làm đồ dùng học tập, chị Huyền không khỏi ngạc nhiên. Nói chuyện với con, chị mới biết, bây giờ có bộ hoà mạng 7colors dành riêng cho lứa tuổi 8-14. Cuối mỗi tuần, Viettel gửi câu đố về xã hội, khoa học, tự nhiên… để các bé tham gia trả lời, có thêm kiến thức. “Đó là lý do khiến con bé gọi là bộ dụng cụ học tập”, chị Huyền nói.
Khi nghe con gái hào hứng với cách thức học tập này, chị Huyền mừng lắm bởi trước giờ, cháu chỉ vùi đầu vào học toán, các môn tự nhiên chứ không mấy khi quan tâm đến kiến thức xã hội. “Biết đâu, thông qua ‘dế’, con gái cưng của tôi lại bỏ được cái biệt hiệu mà cả nhà vẫn hay gọi là ‘gà công nghiệp’. Tôi sẽ tìm hiểu cụ thể các tính năng, nếu khẳng định chắc chắn có thể quản lý được cước phí cũng như giờ giấc học tập của con thì sẽ bàn với ông xã sắm di động cho cháu”, chị nói.
Các tính năng, phần mềm giáo dục trên di động khiến nhiều cha mẹ thay đổi suy nghĩ khi cho con dùng điện thoại. Ảnh minh họa.
Anh Quảng ở Đống Đa (Hà Nội) cũng bị cậu ấm 12 tuổi nằng nặc đòi trang bị cho chiếc di động để hỗ trợ việc học tập và liên lạc khi cần. Cân nhắc lắm, anh Quảng mới cùng con trai vào mạng tìm hiểu thêm thông tin và được biết, bộ hoà mạng 7Colors của Viettel có nhiều tính năng cho phép phụ huynh chăm sóc và quản lý con cái.
Chẳng hạn, với gói sản phẩm này, dù con dùng điện thoại di động hãng nào, anh vẫn có thể tìm địa điểm của con qua sóng định vị, khi đó “cậu ấm” cũng nhận được SMS có nội dung thông báo thuê bao bố (hoặc mẹ) đang truy vấn địa chỉ. Do là tính năng thiết kế cho học sinh nên bản thân các khách hàng “nhí” không được nạp quá 50.000 đồng mỗi tháng, giúp bố mẹ kiểm soát được việc dùng di động của con. Trong trường hợp tài khoản hết tiền, thuê bao vẫn gọi được cho bố mẹ theo hình thức người nghe trả tiền.
Video đang HOT
Điều này khiến anh Quảng quyết định mua cho con chiếc di động bình dân. “Lâu nay, điều mình sợ nhất là không kiểm soát được cước và mục đích sử dụng của con khi cháu dùng điện thoại. Giờ bộ hoà mạng giúp con vừa học, vừa chơi mà mình vẫn theo sát được cháu nên đồng ý mua cho con dùng thử”, anh nói.
Thực tế, 5 năm trước, các doanh nghiệp viễn thông đã “bung” hàng loạt ưu đãi hướng đến các khách hàng “nhí”. Cụ thể, cả Viettel, MobiFone, VinaPhone đều có gói cước dành cho teen và sinh viên hay tổ chức quỹ khuyến học, tặng quà mùa tựu trường, tài trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… Nguồn tin từ các nhà mạng cho hay, ngân sách hỗ trợ giáo dục hằng năm không dưới chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau thời gian dài triển khai, lãnh đạo của không ít doanh nghiệp viễn thông cảm thấy chưa bằng lòng khi sự hỗ trợ trong giáo dục chỉ dừng ở vấn đề tài chính và tác động từ bên ngoài. Viễn thông xâm nhập vào ngành giáo dục từ gần chục năm nay nhưng hàng loạt rào cản tâm lý khiến cha mẹ ngại ngần cho con dùng điện thoại sớm vẫn tồn tại, di động cũng chưa thực sự giúp ích các em học sinh trong vấn đề học tập.
Nhắm đúng nhu cầu của người dùng, gần một tháng trước, Viettel đã gây “sốt” khi cho biết 16.000 trường học trên cả nước đã có thể triển khai tính năng SMS Parents ngay trên hệ thống quản lý trường học SMAS 2.0 do Tập đoàn cung cấp miễn phí. Tính năng này giúp phụ huynh nhận kết quả học tập, rèn luyện của con theo từng ngày hoặc từng tuần. Ngay khi xuất hiện, điều này đã được đánh giá có hiệu quả hơn trong việc kết nối cha mẹ học sinh với nhà trường để định hướng và giáo dục trẻ kịp thời.
Sau buổi họp phụ huynh, được nghe cô giáo nói về hình thức “ sổ liên lạc tin nhắn” này, chị Dung ở Nguyễn Công Trứ, Hà Nội đã đăng ký SMS Parents với nhà trường để nhận tin học tập hằng ngày của con ở lớp. Theo chị, lâu nay, các doanh nghiệp viễn thông thường có nhiều khuyến mãi cước, tặng quà nhưng không có nhu cầu nên chị ít quan tâm. Chỉ khi nghe đến các tính năng giáo dục hỗ trợ giải quyết những vấn đề trong việc dạy con, chị mới thấy hứng thú.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hoàng Sơn, Giám đốc công ty Viettel Telecom cho biết, theo khảo sát, tại Mỹ, 75% trẻ từ 12 – 14 tuổi dùng di động, 50% trong số đó nhắn trên 50 SMS mỗi ngày. Con số này ở Anh là 66% trẻ trong độ tuổi 8-15 tuổi và Thái Lan là 54% trẻ em 11 – 14 tuổi.
Tại Việt Nam, 55% phụ huynh có con trong độ tuổi 8-14 mong muốn cho con dùng di động. Tuy nhiên, chi phí và nỗi lo không kiểm soát được mục đích sử dụng của trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh đắn đo. Đó cũng là lý do nhiều học sinh độ tuổi cấp 1, cấp 2 không được dùng điện thoại ngay cả khi có những lý do chính đáng.
“Hỗ trợ cha mẹ và các em nhỏ sử dụng điện thoại di động hiệu quả hơn, hạn chế được các yếu tố mặt trái là mục đích của chúng tôi khi thiết kế bộ hòa mạng này”, ông Sơn nói.
Ngoài ra, ông Sơn cho biết, khác với nhiều dịch vụ được thiết kế theo thu nhập của khách hàng, các tính năng giáo dục hướng đến đáp ứng hành vi của người tiêu dùng nên không có chuyện cạnh tranh về giá. Đây sẽ là hướng đi mới của Viettel cũng như nhiều doanh nghiệp viễn thông khác, chăm lo cho giáo dục từ chính nhu cầu sử dụng của phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo, chứ không chỉ hỗ trợ, khuyến mãi về tài chính như hiện nay, mặc dù việc nghiên cứu, thời gian thiết kế các tính năng giáo dục “kỳ công” hơn nhiều so với ưu đãi đơn thuần.
Theo VNE
Teen hào hứng với "sổ liên lạc tin nhắn"
Thay vì phải báo cáo với bố mẹ thường xuyên về tình hình học tập, cũng như các hoạt động ở trường, "sổ liên lạc tin nhắn" sẽ thay các teen làm việc đó.
Đầu năm học mới, khi được cô chủ nhiệm thông báo sẽ triển khai "sổ liên lạc tin nhắn" để giúp phụ huynh nắm vững hơn tình hình học tập của con mình ở trường, Nguyễn Trung Hà có cảm giác là lạ. Học ở một trường phổ thông cơ sở có tiếng ở Hà Nội và kết quả học tập luôn ở Top đầu nhưng không phải lúc nào Hà cũng muốn báo cáo toàn bộ tình hình ở lớp cho bố mẹ.
"Sổ liên lạc tin nhắn" thuận tiện cho cả phụ huynh và học sinh
Lý do rất đơn giản là bài vở thì nhiều mà đôi khi bố mẹ lại vặn hỏi quá kỹ khiến Hà khó tập trung học bài. Chưa kể việc phải trả lời quá nhiều câu hỏi cũng khiến cậu không thích một tí nào: "Có những hôm đi học ở trường về đã mệt lắm rồi thế mà vẫn phải báo cáo đủ chuyện. Nói mà không rõ ràng, mạch lạc còn bị nghi là nói dối nữa. Giờ thì khỏe rồi. Bố mẹ sẽ được nhắn tin đầy đủ, cập nhật về tình hình học tập cũng như các hoạt động của mình ở trường", Hà cho biết.
Trên thực tế, "sổ liên lạc tin nhắn" thực chất là dịch vụ có tên gọi SMS Parents được Công ty Viễn thông Viettel phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo và gần 16.000 trường học trên cả nước triển khai, giúp gắn kết thêm mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh.
Với SMS Parents, khi đăng ký, phụ huynh học sinh được nhận các thông tin, thông báo từ nhà trường về tất cả các vấn đề liên quan đến tình hình học tập, sinh hoạt của con em định kỳ theo ngày, tháng, học kỳ, năm học qua số điện thoại di động.
Thông tin cung cấp gồm 2 loại tin nhắn tự động theo định kỳ và tin nhắn chủ động với đầy đủ thông tin về kết quả học tập, rèn luyện như điểm thi, hạnh kiểm, học lực, thông báo đột xuất... Từ những thông tin này, gia đình có thể kịp thời phối hợp với nhà trường để khích lệ hoặc cải thiện chất lượng học tập, rèn luyện của con em mình.
Cũng giống như Hà, Trần Tuấn Hùng (học sinh lớp 12 một trường trung học tại Hải Phòng) cũng rất hào hứng với "sổ liên lạc tin nhắn". Cậu cho biết, năm học cuối cấp, không chỉ lo ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp mà còn phải quyết tâm vào Đại học Hàng Hải. Việc học trước mắt đã thấy bề bộn rồi nên nếu ngày nào cũng phải dành hàng tiếng đồng hồ để báo cáo tình hình học tập với bố mẹ thì cũng khá mệt.
"Mình thích được bố mẹ quan tâm chuyện học hành, nhưng không phải cái gì cũng báo cáo như mấy em cấp 1. Lớn rồi, khi gặp khó khăn, mình muốn chủ động chia sẻ với bố mẹ hoặc được bố mẹ quan tâm đúng lúc chứ không thích lúc nào cũng bị hỏi như hỏi cung".
Chị Phạm Thu Thủy, có con mới học lớp 8 (Hà Nội) chia sẻ: "Việc tra hỏi và kiểm soát gắt gao tình hình học tập của con là do các bậc phụ huynh thiếu thông tin. Còn khi đã nắm được thông tin, bố mẹ sẽ thông cảm và động viên con cái đúng lúc, hợp lý hơn. Do đó hình thức "sổ liên lạc tin nhắn" là rất cần thiết".
Theo dân trí