Cha mẹ cố nghệ sĩ Vân Quang Long kêu cứu vì bị YouTuber ‘chửi rủa, vu khống’
‘Gia đình tà đạo’, ‘nhà giáo u tối’, ‘hai vợ chồng thất đức’, trù rủa cả những đứa cháu… thay những lời sẻ chia, đó là những ngôn từ mà gia đình bà Nhâm Thị Tư, mẹ cố nghệ sĩ Vân Quang Long, liên tục nhận được sau khi chịu nỗi đau mất con.
Bà Nhâm Thị Tư, mẹ cố nghệ sĩ Vân Quang Long, cho biết suốt thời gian sau khi con mất, gia đình bà bị nhiều YouTuber nhục mạ, vu khống – Ảnh: K.P.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 10-3, đại tá Thái Thị Mỹ Trang – trưởng Phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Tháp – cho biết đã nhận được đơn kêu cứu của cha ruột cố nghệ sĩ Vân Quang Long về việc bị các kênh YouTuber nhục mạ, vu khống.
Tố cáo 8 kênh, sau đó “nở nồi” 20 kênh
Bà Nhâm Thị Tư, mẹ cố nghệ sĩ Vân Quang Long, một giáo viên về hưu ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết sau khi nghệ sĩ mất, gia đình vừa chịu nỗi đau mất người thân vừa bị những lời vu khống, nhục mạ khoét sâu.
“Ngày nào họ cũng chửi, nào là gia đình tà đạo, nhà giáo u tối, hai vợ chồng thất đức, trù rủa cả những đứa cháu của tôi… Chồng tôi thì bệnh tim, cao huyết áp, từ ngày mất con đã đau khổ rồi còn thêm chuyện này. Ổng cứ đi ra đi vô nói sao mình không làm gì mà họ chửi hoài”, bà Tư kể.
Trong đơn kêu cứu gửi Công an tỉnh, gia đình đã cung cấp các clip của các YouTuber có nội dung xúc phạm, bôi nhọ vu khống, không chỉ cha, mẹ cố nghệ sĩ Vân Quang Long mà còn cô Ái Vân, vợ đầu của anh. Chưa kể con gái đầu của nghệ sĩ cũng bị xầm xì, áp lực đòi nghỉ học.
Bà Tư cho biết chỉ có 2 “YouTuber” trực tiếp liên hệ với gia đình. Trong đó có một người ban đầu xin vào thắp nhang cho anh, sau đó đặt vấn đề muốn nghe ông bà chia sẻ xung quanh sự việc.
“Tui nhớ mặt bạn này, trước đó có chửi gia đình tôi trên YouTube nhưng tôi vẫn tiếp, đối đãi đàng hoàng. Người này trực tiếp xin lỗi gia đình tôi, tôi cũng kể rõ đầu đuôi nhưng khi đăng lên kênh họ chỉ đề cập chuyện trực tiếp đến nhà ca sĩ để câu view chứ không có thành ý nói lại cho đúng”, bà Tư nói.
Video đang HOT
Tưởng đâu khi cơ quan công an vào cuộc, gia đình bà Tư sẽ được yên thân, tuy nhiên chỉ thấy những kênh này xóa một số clip nhưng lại có nhiều kênh lập mới tiếp tục “chửi” và con số kênh đã tăng lên 20 kênh.
Chờ phối hợp từ công an các tỉnh
Theo đại tá Trang, chủ những kênh này đều không ở Đồng Tháp, do đó Công an tỉnh đã gửi thông tin đến các tỉnh Cần Thơ, Đồng Nai, Tiền Giang, Kiên Giang, Đắk Lắk… nhờ phối hợp mời người có liên quan đến làm việc.
“Phải mời được những người này lên làm việc. Bằng các nghiệp vụ và thông tin các bên mới xác định sai phạm mà xử lý. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ các tỉnh”, bà Trang cho biết.
Trong khi đó, theo Công an tỉnh Tiền Giang, từ thông tin Công an Đồng Tháp cung cấp đã tiến hành truy tìm, song đến nay vẫn chưa tìm được người này cũng như xác định được nơi ở chính xác.
8 điều phụ huynh nên làm nếu muốn tốt cho con
Không chia sẻ quá nhiều về con trên Internet, khuyến khích chúng làm việc nhà, đi du lịch là những gì phụ huynh nên làm.
1. Không che giấu sự thật
Theo một nghiên cứu từ Singapore, những đứa trẻ bị bố mẹ nói dối, ngay cả khi những lời nói dối đó chỉ để che giấu một sự thật có thể gây tổn thương, có thể gặp khó khăn hơn trong việc thích nghi với cuộc sống khi trưởng thành.
Khi đứa trẻ hỏi một câu hỏi hóc búa, nói dối có vẻ là cách dễ dàng nhất. Nhưng điều đó có thể gửi đến đứa trẻ một thông điệp mâu thuẫn, đặc biệt là khi chúng luôn được dạy phải trung thực. Bố mẹ che giấu những sự thật còn dẫn đến việc trẻ có nhiều khả năng nói dối bố mẹ hơn khi chúng lớn lên và bắt đầu có hành vi tiêu cực.
2. Không chia sẻ quá nhiều về con trên Internet
Trong thời đại Internet, nhiều trẻ đã gặp phải hình thức vi phạm quyền riêng tư mới: bố mẹ chia sẻ ảnh và thông tin về chúng trên mạng xã hội. Nhiều người có ảnh hưởng kiểu "bà mẹ trên Instagram" thậm chí đã xây dựng sự nghiệp bằng cách giới thiệu cuộc sống của con với thế giới. Điều này không chỉ gây nguy hiểm bởi những tác động từ bên ngoài mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến lòng tự trọng về lâu dài.
Ảnh: Bright Side.
3. Khuyến khích con đi du lịch
Đi du lịch là cách để được gặp gỡ những người mới, thử những món ăn mới, thăm quan những địa điểm mới và trải nghiệm những nền văn hoá mới.
Trẻ cũng có thể được hưởng lợi từ việc nhìn ra thế giới. Du lịch khơi dậy trí tò mò của chúng, khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Hoạt động này cũng giúp trẻ độc lập và tự tin hơn. Khi trưởng thành, chúng có xu hướng cởi mở, hướng ngoại và tôn trọng. Điều này đúng với cả du lịch quốc tế và nội địa.
4. Để con làm việc nhà
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên làm việc nhà sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống sau này. Những công việc phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ cho chúng những bài học quý giá như hiểu về tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề. Do đó, chúng có thể trở thành những người biết đồng cảm, có thể hoạt động tốt khi làm một mình và cả khi ở trong một nhóm.
5. Khen ngợi nỗ lực chứ không phải khả năng
Khi con đạt thành tích nào đó, có hai cách bố mẹ thường khen ngợi, gồm: Con thật thông minh" và "Con đã làm việc rất chăm chỉ và đã đạt được kết quả tốt. Cách đầu tiên nuôi dưỡng một tư duy cố định trong khi cách thứ hai sẽ nuôi dương tư duy phát triển.
Một tư duy cố định khiến trẻ cảm thấy không cần cải thiện những khả năng mà chúng sẵn có thì vẫn đạt được những điều tốt đẹp. Điều này dẫn đến việc trẻ dễ bị đè bẹp, không thể đối phó khi khả năng bẩm sinh của chúng không đủ để quản lý vấn đề. Trả sẽ thường nói "Con không thể làm gì hơn được nữa".
Nhưng khi khen ngợi nỗ lực, bạn sẽ truyền cảm hứng cho trẻ làm tốt hơn và không bỏ cuộc, giúp con có thể dễ dàng bước vào tuổi trưởng thành và không ngại đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn.
6. Làm công việc bên ngoài chứ không chỉ nội trợ
Nghiên cứu từ trường Kinh doanh Harvard (Mỹ) cho thấy con gái của những bà mẹ làm việc bên ngoài có xu hướng hoàn thành năm học nhiều hơn, kết thúc với vị trí quản lý và kiếm được mức lương cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa có mẹ chỉ ở nhà nội trợ. Và con trai của những người làm việc bên ngoài đóng góp nhiều hơn vào công việc gia đình và chăm sóc con cái.
7. Có mối quan hệ lành mạnh với vợ/chồng
Những đứa trẻ có bố mẹ thường xuyên tranh cãi sẽ tệ hơn những đứa trẻ bố mẹ đang có mối quan hệ hạnh phúc, ổn định. Trong các gia đình có mức độ xung đột cao giữa bố mẹ, trẻ có nguy cơ phát triển các vấn đề về cảm xúc, xã hội và hành vi cao hơn. Chúng cũng sẽ gặp khó khăn với sự tập trung và thành tích học tập ở trường.
Những đứa trẻ đó cũng thiếu hình mẫu về mối quan hệ lành mạnh và khi trưởng thành, chúng có thể lặp lại một cách vô thức cách bố mẹ đã cư xử với nhau. Mặt khác, những đứa trẻ từ các gia đình hạnh phúc thường trưởng thành hơn về mặt cảm xúc và ít có nguy cơ bị cuốn vào các mối quan hệ lạm dụng và độc hại.
8. Không quá dễ dãi hay độc đoán
Nhiều bố mẹ quá dễ dãi hoặc quá độc đoán trong nuôi dạy con. Điều này đều không được các nhà tâm lý khuyến khích. Bố mẹ cần nuôi dạy con bằng cách hướng dẫn chúng, khuyến khích sở thích và có trách nhiệm dạy dỗ. Việc không quá dễ dãi hay độc đoàn sẽ khiến con cái lớn lên thành người có kỷ luật nhưng độc lập và tự giác.
Tranh nhau livestream khi Chí Tài qua đời: Xin cho cái chết được yên Họ giành giật để livestream khi có nghệ sĩ, bạn bè danh hài Chí Tài đến viếng thăm, coi đó là cơ hội tuyệt vời để thỏa mãn cơn đói cho công chúng, cơ hội tăng view. Hơn 2 giờ sáng. Hàng trăm streamer, YouTuber quây kín cổng Trung tâm pháp y TP.HCM, nơi quàn cố nghệ sĩ Chí Tài. Thật buồn cho...