Cha mẹ cảnh giác với 3 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị tay chân miệng thể nặng, ảnh hưởng đến thần kinh
Trẻ bị tay chân miệng đều tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu mắc phải loại virus độc mang tên EV71 thì rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
So với cùng kỳ năm 2018, số ca bệnh tay chân miệng tăng 41,7%
Lũy tích từ đầu năm đến tuần 16 năm 2019, cả nước ghi nhận 13.651 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố (7,796 trường hợp nhập viện), trong đó có 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số mắc cả nước tăng 41,7%, số trường hợp nhập viện tăng 40,0%. Tại 10 tỉnh, thành phố có số mắc tích lũy/100.000 dân cao nhất chủ yếu tại khu vực miền nam và một tỉnh khu vực miền trung.
Số bệnh nhân mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,3%), trong đó hay gặp nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 81,2%) và dưới 1 tuổi (chiếm 18%).
So với cùng kỳ năm 2018, số mắc cả nước tăng 41,7%, số trường hợp nhập viện tăng 40,0%.
Bệnh tay chân miệng có khả năng gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm virus đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch. Dịch tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào mùa hè và cuối năm, rất dễ lây lan trong môi trường đông người, có thể gây biến chứng co giật, suy hô hấp, phù phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và được điều trị phù hợp nhất.
Video đang HOT
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị tay chân miệng ở thể nặng là nhiễm độc thần kinh như dưới đây:
Cha mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị tay chân miệng ở thể nặng là nhiễm độc thần kinh.
Trẻ quấy khóc liên tục kéo dài
Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Trẻ sốt cao liên tục không hạ
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ hay giật mình
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Theo Helino
Nhiều ca diễn biến nặng, vi rút tay chân miệng có biến chủng?
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 9/2018, các ca mắc tay chân miệng có biểu hiện nặng tăng hơn so với các ca mắc cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, vi rút tay chân miệng chưa biến đổi độc lực, mà là sự gia tăng của các ca bệnh do vi rút C4 gây nên.
Tay chân miệng do chủng C4 gây ra biểu hiện bệnh nặng
Tại cuộc họp chiều 9/10 diễn ra tại Bộ Y tế, PGS Lân cho rằng, dịch tay chân miệng năm nay có xu hướng tăng cao các ca nhiễm vi rút C4, đây là loại vi rút gây tỉ lệ mắc nặng và biến chứng cao hơn, vì thế các ca mắc cũng biểu hiện nặng nề hơn. Số ca biểu hiện nặng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017.
PGS Lân giải thích, giống như bệnh SXH có 4 chủng gây ra, luôn phiên từng năm, có năm gia tăng chủng này, giảm tỉ lệ chủng mắc kia. Tay chân miệng cũng vậy, dù là bệnh do vi rút đường ruột gây ra nhưng tay chân miệng do 11 chủng gen, C1-C5, B1-B5 gây ra.
"Trước 1998 bệnh tay chân miệng lưu hành ở châu Mỹ, sau lưu hành Tây Thái Bình Dương không rõ nguyên nhân. Tại Việt Nam, qua theo dõi dịch tễ trước năm 2010, chủng gen phổ biến là C5, sau đó dịch chuyển sang C4. Thời điểm đó, khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch nhiều với C4 đã khiến rất nhiều người mắc bệnh, gây bùng phát dịch 2011. Những năm sau tay chân miệng lại được thay thế bằng nhóm B5 nên biểu hiện nhẹ hơn.
Đến năm 2018, qua giám sát dịch cho thấy có sự gia tăng trở lại bệnh tay chân miệng do chủng C4 gây ra. Đây là chủng gây biểu hiện nặng, nên khi gia tăng số ca mắc tay chân miệng do chủng C4, thì số ca nặng cũng tăng lên", PGS Lân giải thích.
Theo thống kê, số mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).
Các tuýp vi rút chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%. EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi.
Tuy nhiên, ông Lân khẳng định, công tác giám sát, điều trị năm nay đều rất chủ động, điều trị tốt. Dù ca mắc tay chân miệng biểu hiện nặng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng số ca tử vong đang được kiểm soát. Giám sát thấy tỉ lệ tử vong từ ca nặng so với thời kỳ 2011-2013 (9,4) thì nay thấp hơn (ở mức 2,7).
Chuyên gia gửi 4 thông điệp để phòng ngừa tay chân miệng
Tại cuộc họp, chuyên gia đến từ BV Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV cũng khuyến cáo các bố mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng về bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, ông có 4 thông điệp gửi đến người lớn, những người chăm sóc cho trẻ để đảm bảo giảm nguy cơ thấp nhất trẻ nhiễm tay chân miệng.
"Khi con bị bệnh, hãy cho trẻ nghỉ học, chăm tại nhà. Bởi đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa, một trẻ bị tay chân miệng đi học sẽ có nguy cơ lây nhiều cho trẻ khác", PGS Điển nói.
Tiếp theo, ông khuyến khích thực hiện vệ sinh bàn tay sạch tại mỗi gia đình. Tại mỗi gia đình, trường học phải hình thành thói quen rửa tay thường xuyên, dưới vòi nước chảy, bằng xà phòng. Trước khi chăm trẻ, cho trẻ ăn, sau khi lau chùi vệ sinh cho trẻ hãy rửa tay xà phòng. Vì nếu mang một bàn tay bẩn, tiếp xúc đồ chơi, vật dụng ăn uống... sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho trẻ khác. Cũng cần rèn cho trẻ nếp rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống.
Thông điệp thứ 3 PGS Điển muốn gửi gắm, đó là khi trẻ có biểu hiện bệnh nhất định phải cho trẻ đi khám. Tốt nhất hãy khám tại cơ sở y tế có bác sĩ nhi khoa, trong trường hợp không có bác sĩ nhi, đi khám trẻ vẫn được hướng dẫn chăm sóc, phát hiện nguy cơ tốt hơn là ở nhà.
Thứ 4, đó là hạ nhiệt, kiểm soát nhiệt độ của trẻ rất quan trọng. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, hạ sốt và theo dõi trẻ, cho trẻ tới ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Liên tiếp 3 người bị sốt xuất huyết "đoạt mạng" Chủ quan, nhập viện trễ khi mắc bệnh sốt xuất huyết đã khiến 3 trường hợp tại TPHCM liên tiếp tử vong. Sốt xuất huyết gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, cộng đồng nên chủ động phòng và điều trị bệnh. Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Bác sĩ Lê Hồng Nga,...