Cha mẹ cần tránh những gì để con không mắc viêm não Nhật Bản và biến chứng nặng hơn
Bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với các bệnh viêm nhiễm khác.
Ảnh minh họa
Trước đây, mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 300-500 ca viêm não nói chung, trong đó 1/5 là viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên những năm gần đây nhờ tiêm phòng, tỉ lệ viêm não Nhật Bản giảm nhiều, mỗi năm khoảng 250-300 ca viêm não.
Từ đầu năm đến nay, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 99 ca viêm não nhập viện, trong đó có 15 ca viêm não do herpes, 2 ca viêm não Nhật Bản…
Nguyên nhân gây viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân gây bệnh thường do các loại virus như: Virus arbo, virus Herpes, virus đường ruột, sởi, quai bị… và nhiều virus khác gây nên. Các virus này gây tổn thương não, để lại nhiều di chứng thần kinh, có thể dẫn đến tử vong cao.
Thời điểm gia tăng bệnh viêm não Nhật Bản
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, mùa hè là giai đoạn cao điểm của bênh viêm não trong đó có ca bênh viêm nao Nhât Ban.
Con đường lây truyền bệnh Viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm nao Nhât Ban lây theo đường máu, do côn trùng (muỗi) đốt hút máu động vật nhiễm virus rồi đốt người, qua đó truyền virus cho người. Virus được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa virus.
Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm não Nhật Bản
Hầu hết người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng hay nếu có cũng chỉ là các triệu chứng nhẹ, tương tư các triệu chứng của bệnh cúm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1 trên 250 người măc viêm não Nhật Bản có các triệu chứng nặng hơn khi nó lây lan đến não. Điều này thường xảy ra từ 5 đến 15 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh: Thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và không có biểu hiện gì khác thường.
Thời kỳ khởi phát: Xuất hiện các triệu chứng sau:
- Viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, viêm họng, nghẹt mũi, ho…).
- Sốt cao đột ngột (trên 39-40 độ C), kèm theo đau đầu, đặc biệt là ở vùng trán.
- Có thể có rối loạn tiêu hóa (đau bụng kèm theo đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn) nhất là ở trẻ nhỏ tuổi.
- Có biểu hiện cứng gáy và tăng trương lực cơ, có thể xuất hiện lú lẫn, mất dần ý thức.
Video đang HOT
Thời kỳ toàn phát: Các dấu hiệu cũng giống ở thời kỳ khởi phát nhưng tăng mạnh, đặc biệt là các dấu hiệu thần kinh như:
- Cuồng sảng, ảo giác hoặc kích động.
- Tăng trương lực cơ làm cho trẻ bệnh nằm trong tư thế co quắp “kiểu cò súng”.
- Có thể xuất hiện co giật hoặc bị bại, liệt cứng người.
- Đi vào hôn mê.
- Một số triệu chứng khác: Vã mồ hôi, rối loạn vận mạch dưới da (da lúc đỏ, lúc tái), rối loạn nhịp thở và tăng tiết dịch ở hệ hô hấp.
Bước sang tuần thứ 2, các triệu chứng như sốt, triệu chứng thần kinh, tim mạch dần dần giảm (gọi là thời kỳ lui bệnh). Một số bệnh nhân sau giai đoạn này có thể bị di chứng như liệt chi hoặc liệt các dây thần kinh sọ não hoặc rối loạn sự phối hợp vận động.
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm nao Nhât Bản đều có thể bị mắc bệnh.
Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi người mắc bệnh bị virus tấn công và làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong (25-35% ca bệnh). Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 68.000 ca viêm não Nhật Bản xảy ra mỗi năm.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm nao Nhât Bản đều có thể bị mắc bệnh. Hiện tại ở Việt Nam tỉ lệ mắc bênh cao nhất ở nhóm trẻ em 5 – 9 tuổi, hoặc lớn hơn. Người lớn có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm chủng, họ có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, đi hợp tác lao động hoặc đi công tác vào vùng bệnh viêm não Nhật Bản đang lưu hành.
Những biến chứng có liên quan đến viêm não Nhật Bản
Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như:
- Viêm phế quản, viêm phổi.
- Quá trình điều trị có thể bị viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng…
Những di chứng sớm có thể gặp là:
- Bại hoặc liệt nửa người
- Mất ngôn ngữ
- Giảm trí nhớ nghiêm trọng
- Rối loạn tâm thần…
Những di chứng muộn có thể gặp là:
- Động kinh
- Nghe kém hoặc điếc
- Rối loạn tâm thần…
Điều trị viêm não Nhật Bản
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virus. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải tất ca. Điều trị bệnh viêm nao Nhât Ban chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp những điều trị hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe cho người bệnh.
Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có vắc-xin phòng bệnh.
Cach phòng bệnh viêm nao Nhât Ban
Bộ Y tế khuyến cáo, đê phòng chống bệnh viêm nao Nhât Ban, ngươi dân cân thực hiện tốt:
- Vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên chuyển chuồng gia súc xa nhà, xa nơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy.
- Khi đi ngủ cần mắc man để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
- Nếu trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có vắc-xin phòng bệnh. Quan trọng nhất là phòng ngừa bằng vắc-xin. Trẻ cần tiêm đủ 3 mũi, sau 3-5 năm tiêm nhắc lại cho đến năm 15 tuổi. Điều này gần như bảo vệ trẻ không mắc viêm não Nhật Bản.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, những năm gần đây, bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta thường gặp ở trẻ lớn tuổi và có biến chứng nặng. Nguyên nhân là do trẻ tiêm phòng vắc-xin không đầy đủ, không tiêm nhắc lại sau 3-5 năm kể từ mũi tiêm cuối. Bác sĩ Lâm cảnh báo, hiện nay là thời điểm vào mùa của bệnh viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản, các phụ huynh cần hết sức chú ý phòng bệnh, tuyệt đối không chủ quan, cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
Giữa đại dịch Covid-19: Vì sao máy thở được coi là 'lá phổi sắt', hai loại máy thở khác nhau thế nào?
Theo TS Hoàng Công Tình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, máy thở được xem là "lá phổi sắt" trong bất cứ khoa Cấp cứu, Hồi sức và Chống độc nào.
Hai loại máy thở
Trong đại dịch Covid-19, máy thở là thiết bị y tế tối cần thiết để cứu sống những người bệnh đã ở giai đoạn hai lá phổi bị virus tấn công, tàn phá nghiêm trọng. Việc chuẩn bị máy thở phòng tình huống xấu nhất khi có nhiều bệnh nhân cần phải thở máy đều được các quốc gia đưa ra.
Với bệnh nhân nặng, không có máy thở đồng nghĩa với chết. Tất cả các bệnh nhân nặng của hệ Nội khoa như: viêm phổi nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim giai đoạn cuối, bệnh lý thần kinh-cơ, ngộ độc nặng, rối loạn chuyển hoá nặng, động kinh, sốt cao co giật, rối loạn tâm thần... đều cần thở máy.
Những bệnh nhân nặng của hệ Ngoại khoa và các chuyên khoa cần phẫu thuật đều phải có máy thở.
TS Hoàng Công Tình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết máy thở chính là máy thông khí nhân tạo. Đây là thiết bị trợ giúp quá trình thở cho bệnh nhân; giúp đưa không khí vào phổi bệnh nhân với thể tích khí và nồng độ oxy khác nhau theo chỉ định của thầy thuốc.
Máy thở có thể trợ giúp bệnh nhân hoàn toàn (thở máy kiểm soát), trợ giúp một phần (thở máy hỗ trợ), trợ giúp bệnh nhân trong quá trình cai máy thở để trở về thở tự nhiên.
Máy thở có tác dụng cứu cánh cho bệnh nhân nặng
Trong điều trị, tuỳ tình trạng bệnh nhân mà thầy thuốc có thể sử dụng phương thức thở máy xâm nhập (nối qua ống nội khí quản, canuyl khí quản, mask thanh quản) hoặc thở máy không xâm nhập (nối bằng mask úp vào mũi-miệng) cho bệnh nhân.
Trên một máy thở hiện đại thường phải có: màn hình cảm ứng, trải qua quá trình test máy nghiêm ngặt trước khi kết nối với bệnh nhân. Hệ thống theo dõi được các thông số thở của bệnh nhân, thở được cho mọi lứa tuổi từ sơ sinh nhẹ cân đến người lớn, có cả phương thức thở xâm nhập và không xâm nhập, có hệ thống ắc quy dự phòng khi mất điện, có hệ thống cảm biến nhiệt - thể tích - áp lực - điện năng...
Đối với một cơ sở y tế, chỉ cần nhìn vào số lượng và chủng loại máy thở nơi đó đang sử dụng sẽ hình dung ra đẳng cấp của cơ sở y tế đó; bởi vì hệ thống máy thở luôn đi kèm với các kỹ thuật chuyên môn của tất cả các chuyên khoa. Càng có nhiều bệnh nhân nặng thở máy, càng chứng tỏ cơ sở đó thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu.
Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp - trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương có hai loại máy thở là máy thở xâm nhập và máy thở không xâm nhập.
Máy thở không xâm nhập CPAP bản chất nó là cái quạt tạo ra một dòng khí có áp lực dương để hỗ trợ động tác hít vào của bệnh nhân đỡ tốn sức. Tuy vậy áp lực dương này sẽ cản trở động tác thở ra. Nó đơn giản nên loại máy thở này khá rẻ tiền.
Máy thở không xâm nhập BiPAP hiện đại hơn, nó cảm nhận được thì hít vào của bệnh nhân để nâng áp lực hỗ trợ lên cao và cảm nhận thì thở ra của bệnh nhân để hạ áp lực xuống thấp để bệnh nhân thở ra không bị cản trở.
Bệnh nhân nặng phải thở máy và trong dịch Covid-19 máy thở được các nước đầu tư ưu tiên
Máy thở xâm nhập là những máy được thiết kế để thở cho những bệnh nhân nặng, phải thở qua ống nội khí quản. Khi đó máy sẽ kiểm soát hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Do phải đáp ứng với nhiều yêu cầu hô hấp ở bệnh nhân nặng nên máy sẽ có nhiều phương thức thở khác nhau. Thậm chí, đa năng thở cả xâm nhập hay không xâm nhập.
Các máy thở đắt rẻ khác nhau phụ thuộc vào độ tinh vi của phần mềm điều khiển, độ nhanh nhạy chính xác bộ vi xử lý và sensor, độ bền và thương hiệu cùng các option kèm theo.
Sử dụng máy thở có khó không?
TS Tình cho biết sử dụng máy thở rất khó và để đào tạo được nhân viên y tế có thể sử máy thở cũng mất nhiều thời gian.
Các bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành hồi sức Cấp cứu - chống độc để được phép sử dụng máy thở cho bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân thở máy, đều phải trải qua các khoá đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, mỗi khoá học từ 3-6 tháng.
Ngoài ra, để phục vụ 1 bệnh nhân thở máy rất vất vả, tốn kém. Một bệnh nhân thở máy kéo theo rất nhiều người phục vụ.
Bác sĩ luôn phải đứng cạnh giường bệnh để điểu chỉnh các thông số, chỉ định các xét nghiệm để đánh giá các chỉ số trong máu bệnh nhân. Điều dưỡng thì theo dõi các chỉ số của máy và bệnh nhân, thay đổi tư thế bệnh nhân theo giờ để tránh loét, thực hiện y lệnh thuốc, hút đờm, vỗ rung, tắm rửa, vệ sinh răng miệng, bơm ăn và dọn dẹp chất thải cho người bệnh.
Ngọc Anh
Căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đe dọa trẻ mùa hè: BS BV Nhi Trung ương chỉ dấu hiệu cần nhớ Theo các chuyên gia truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện nhiều vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời cho trẻ. Nguy kịch vì quên tiêm Theo thống kê, số trường hợp viêm não Nhật Bản có để lại di chứng nặng nề chiếm đến hơn 50%...