Cha mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên?
Thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường vào thời điểm giao mùa khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên hoạt động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình mỗi năm, các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Các chuyên gia Y tế cho rằng, trung bình 1 năm người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên từ 2 – 4 lần, con số này cao hơn rất nhiều với trẻ em. Theo thống kế của Bộ Y tế nước ta, mỗi năm trẻ em có thể mắc phải bệnh này khoảng 10 lần.
Các chuyên gia Y tế cho rằng, trung bình 1 năm người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên từ 2 – 4 lần, con số này cao hơn rất nhiều với trẻ em. (Ảnh: Internet)
Bs.Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM nhận định, khi thời tiết chuyển mùa, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em tăng cao theo chu kỳ hằng năm, đỉnh điểm vào tháng 9 – 12. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, cùng với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.
1. Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?
Hệ hô hấp của con người được tính bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp gồm hầu, xoang, mũi, họng và thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Còn các bộ phận của đường hô hấp dưới thực hiện chức năng lọc không khí và trao đổi khí.
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều cơ quan của đường hô hấp trên như mũi, hầu họng. Là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên mọi điều kiện bất lợi của môi trường như bụi, nóng, lạnh, hơi độc, virus, vi khuẩn,.. đường hô hấp trên đều phải gánh chịu. Do đó, nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bệnh về hô hấp khác.
Video đang HOT
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên phần lớn là do các virus, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm… Nhóm virus này gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Sau đó xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.
Ngoài ra, bệnh phụ thuộc sức đề kháng của mỗi người, những người sức đề kháng kém, khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với tác nhân gây viêm rất dễ nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.
3. Triệu chứng cảnh báo bệnh
Viêm đường hô hấp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Do đó, triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thường rất đa dạng, bao gồm:
- Sốt: Sốt là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em vì thân nhiệt trẻ thường cao hơn người lớn, trẻ có thể cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
Sốt là triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp nhất ở trẻ em (Ảnh: Intrernet)
- Ho: Trẻ thường ho từng cơn, ho khan, ho có đờm hoặc không đờm. Đây là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp.
- Khó thở: Đây là triệu chứng bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn. Ngoài ra, một số trẻ em bị viêm VA mãn tính có thể gặp triệu chứng đau đầu.
4. Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu do virus gây ra nên tất cả những phương pháp điều trị hiện nay đều là những phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.
Đa số các trường hợp trẻ em mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ đều được bác sĩ chỉ định chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cần lưu ý những điểm sau:
- Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết lạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày nhưng lưu ý không nên ép trẻ. Ngoài ra cần thường xuyên cho trẻ uống nước.
- Nếu trẻ ho nhiều, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi có thể làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
- Nếu trẻ bị sốt, thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
Trong trường hợp trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày, không ăn uống được hoặc không bú sữa. Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, do đó các bậc phụ huynh cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: Tiêm phòng đầy đủ, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Nắng nóng khiến bệnh viện quá tải
Tại Hà Nội, tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài những ngày qua gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người dân, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi.
Nắng nóng, bệnh nhân khám bệnh gia tăng.
Ths Bs Phạm Văn Hưng, Khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây lượng bệnh nhân nhi đến thăm khám tăng hơn, chủ yếu là các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng, viêm tai giữa và rải rác một vài ca sốt xuất huyết.
Ghi nhận tại BV Hữu Nghị, chỉ trong vòng 1 tuần, nơi này đã tiếp nhận gần 40 bệnh nhân vào viện để điều trị với các bệnh lý như tiền đình, đột quỵ não, viêm phổi, chóng mặt, đau đầu. Cùng với đó, nhiều bệnh nhân là người cao tuổi có các bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim, suy thận,... cũng đã phải nhập viện để điều trị.
BS Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cảnh báo, nỗi lo không hề nhỏ trong những ngày nắng nóng là đột quỵ. "Số lượng bệnh nhân tăng lên vì nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ. Khi thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám... Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này càng làm tăng khả năng bị đột quỵ. Trong những ngày nắng nóng, những người có sẵn nguy cơ đột quỵ, thì cá nhân và gia đình phải giúp bệnh nhân kiểm soát các yếu tố này để phòng tránh", BS Nguyễn Văn Chi cho biết.
Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng cao nhất. Có một vài lý do là khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ kém, trẻ không tự điều hòa được thân nhiệt để thích ứng với môi trường xung quanh, ví dụ ra khỏi phòng khi trời nóng trẻ thường có tốc độ chuyển hóa trong cơ thể cao, có nghĩa là cơ thể chúng thường tỏa ra sức nóng, nhưng lại không tiết đủ mồ hôi... để bảo vệ trẻ. Người lớn cần cho trẻ uống đủ nước, trái cây, luôn để trẻ ở những nơi thoáng mát, không nên để trẻ ngồi một mình trên xe, một mình ở nhà hoặc gần cửa sổ đang mở.
Người béo phì, người cao tuổi, người bị bệnh nằm liệt một chỗ và người bị đái tháo đường đều nhạy cảm với sức nóng, những người bị xơ cứng mạch máu sẽ trở nên nguy nan hơn khi trời nóng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thì hệ thần kinh trung ương phải làm việc vất vả hơn để điều tiết.
Bên cạnh việc ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân, nắng nóng cũng gây ra khó khăn không nhỏ cho bệnh nhân và người thân khi tới thăm, khám tại các bệnh viện. Đơn cử, tại BV K, BS Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng Phòng Công tác xã hội, Phụ trách phòng Quản lý chất lượng BV K cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp đón khoảng hơn 2.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, nhiều người đã đến xếp hàng chờ từ sáng sớm.
Để giảm bớt thời gian chờ đợi, giúp người dân giảm được phần nào nguy cơ sức khoẻ trong thời tiết khắc nghiệt cũng như nguy cơ tâm lý khi tới bệnh viện thăm khám, không ít các bệnh viện đã áp dụng những giải pháp kịp thời như việc bật điều hoà 24/24 tại khu vực điều trị, cung cấp nước uống miễn phí hay tăng cường thêm ghế ngồi, quạt mát tại khu vực phòng khám, sảnh chờ.
Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, Bệnh viện K đã triển khai đón tiếp từ 5h sáng tại cơ sở Tân Triều, 6h sáng tại cơ sở Phan Chu Trinh, Tam Hiệp và khám bệnh từ 6h sáng mỗi ngày. Ngay tại khu vực sảnh tiếp đón, bệnh viện cũng triển khai các máy bấm số tự động để thuận tiện cho người bệnh khi đăng ký khám.
Tại khoa Khám bệnh Tân Triều trước đây có 12 cửa tiếp đón, đăng ký khám, nhập viện thì nay đã bổ sung lên 18 cửa, khu vực lấy máu cũng bổ sung thêm 5 cửa, cùng với số lượng các bàn khám cũng được triển khai nhiều hơn, cùng với đó việc bố trí thêm nhân lực hướng dẫn người bệnh đã giúp giảm áp lực tại khu vực phòng khám, khu vực lấy máu, chụp XQ, khu vực xét nghiệm.
Cắt amidan thường được chỉ định trong trường hợp nào? Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này. Viêm amidan thường gây đau đớn và khó chịu Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt hay gặp ở thời điểm giao mùa, thời tiết...