Cha mẹ bỏ nhau, cậu bé lớp 7 gồng gánh chăm ông bà nội già yếu
Mới học lớp 7 nhưng bé Phan Hoàng Sang đã có thâm niên 2 năm lượm ve chai phụ kiếm tiền nuôi ông nội 87 tuổi bệnh nằm liệt giường. Mỗi con chữ Sang học được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi và nước mắt vì cảnh nghèo khó của gia đình.
Căn nhà lá cũ nát ở ấp 8 ( Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre) là nơi tá túc của Sang và ông bà nội suốt nhiều năm liền. Năm lên 4 tuổi cha mẹ Sang bỏ nhau mỗi người đi tìm hạnh phúc riêng, cha sang bôn ba lên tận tỉnh Bình Phước làm thuê rồi có vợ sinh con bỏ lại mình Sang sống với ông bà nội đã già yếu. Ông Phan Văn Thưởng, ông nội Sang năm nay 87 tuổi còn bà nội Phan Thị Nữ năm nay cũng đã 83 tuổi nay ốm mai đau nên gia cảnh nghèo lại càng khốn khổ hơn.
Đã ngoài tám mươi tuổi nhưng bà Nữ vẫn bươn chải kiếm sống, lo cho chồng bệnh
Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bà Nữ vẫn chưa được thảnh thơi mà phải chạy lo từng bữa thuốc, miếng cơm cho chồng đang bệnh nặng. Sức khỏe bà yếu, hàng ngày chỉ bắt ốc, chẻ cọng dừa bán kiếm vài ngàn đồng lo cho chồng. Bà Nữ kể lại: “Tôi có tới 10 đứa con nhưng đứa nào cũng nghèo phải tứ tán làm thuê, làm mướn kiếm sống. Ở ngay tại địa phương có 2 đứa con nhưng đều thuộc diện có sổ hộ nghèo nên chẳng giúp được gì. Cả cuộc đời làm lụng vất vả tới khi gần chết cũng chưa có được cái nền nhà nên phải ở nhờ trên đất của người khác. Mỗi ngày tiền thuốc của chồng chỉ hơn 20 ngàn đồng nhưng lo cũng chẳng được vì 2 bà cháu có cố gắng lắm cũng chỉ kiếm được khoảng 10 ngàn đồng. Mấy đứa con ở xa lâu lâu cũng gửi tiền về cho một ít những tụi nó cũng nghèo quá chẳng giúp được bao nhiêu”.
Ông Phan Văn Thưởng, bệnh nặng suốt 2 năm liền
Theo bà Nữ, cách đây 2 năm, ông Thưởng trở bệnh nặng, các bác sĩ ở bệnh viện cũng “chạy” vì phần ông đã già yếu và bệnh phổi, bệnh tim nặng không còn cách cứu chữa nên cho về nhà chờ chết. Bây giờ ông Thưởng ăn vô là bị mệt nên chỉ uống nước cầm cự tới đâu hay tới đó.
Căn nhà lá cũ nát nơi Sang cùng ông bà nội sinh sống
Hàng ngày bà Nữ đi xin tàu dừa khô về rồi dùng dao tuốt ra lấy cọng bán cho các cơ sở làm mỹ nghệ. Bà Nữ cho biết: “Ở vùng này dừa bạt ngàn nhưng gia đình tôi chẳng có cây nào nên phải đi xin tàu dừa khô của người ta về chẻ ra lấy cọng đem bán. Tôi già rồi không còn sức kéo tàu dừa nên phải trông vào đứa cháu nội phụ giúp. Tội nghiệp mới 12 tuổi mà đã là trụ cột, chuyên làm chuyện nặng trong nhà, hễ đi học thì thôi còn về nhà là hết đi lượm ve chai rồi phụ bà chẻ từng cọng lá dừa bán kiếm tiền”. Công việc hết sức vất vả, giá những cọng dừa chỉ 4.500 đồng/kg mà cả 2 bà cháu làm cả ngày cũng chỉ 3 kg nên thu nhập chẳng được là bao.
Video đang HOT
Sang lượm ve chai gom góp lại bán kiếm tiền phụ giúp bà
Hôm chúng tôi tới nhà thăm, bà Nữ vẫn ở ngoài mương vườn vớt ốc dù trời chuyển mưa mù mịt. Ở cái tuổi 83, tay chân bà chai sần vì vẫn phải lao động quần quật để mưu sinh. Lát sau bé Sang đi dự lễ khai giảng năm học mới về chưa kịp ăn cơm đã chạy lại phụ bà vớt ốc và còn tranh thủ lượm ve chai vì ngày mai đi học cả 2 buổi nên không còn thời gian. Sang cho biết: “Năm rồi học lớp 6 chỉ học 1 buổi nên có nhiều thời gian rảnh đi lượm ve chai và phụ giúp bà nhưng năm nay học cả ngày nên không còn nhiều thời gian để làm. Bây giờ con phải tranh thủ rảnh giờ nào là đi lượm ve chai liền để kiếm tiền”.
Tuy nhiên, công việc lượm chai nhựa, sắt vụn của Sang cũng chỉ cũng được vài ngàn đồng mỗi ngày vì ở quê người ta cũng ít bỏ đi những thứ có thể bán được tiền. Sang kể: “Lượm không có nhiều nên con phải ra chợ lục các thùng rác, một số quán nước người ta thương tình cho vài chai nhựa đã bỏ đi. Gom được 5 ngày đầy bao là con bán 1 lần được hơn 20 ngàn đồng. Tất cả số tiền bán được con đều đưa cho bà cất giữ để phụ lo tiền mua thuốc cho ông đang bệnh”. Để khoe thành quả của mình, Sang lấy từ trong góc nhà ra chiếc bao ni lông đựng hơn chục chai nhựa mà Sang lượm được vào buổi chiều ngày hôm trước. Tất cả những thứ người ta bỏ đi đối với Sang rất quý và cất giữ cẩn thận vì có thể góp chút gì đó phụ giúp bà.
Hai bà cháu chẻ cọng dừa bán kiếm tiền
Chuẩn bị khai giảng năm học mới, hai bà cháu dành dụm mãi vẫn còn thiếu tiền mua 2 quyển sách toán lớp 7. Không còn cách nào khác, bà nội của Sang phải ra cửa hàng ngoài chợ xã mua nợ 2 quyển sách giá chỉ 45 ngàn đồng mà tới nay vẫn chưa trả được. Bà Nữ nói mà như nước mắt như chợt trào ra: “Mấy năm trước nhà nghèo quá không lo được gì cho cháu nên tôi kêu nó nghĩ học ở nhà phụ làm giúp gia đình. Nó khóc suốt nên tôi cho đi học tới nay mà năm nào cũng thiếu trước, hụt sau từ chiếc xe đạp, quần áo cũ, tập vỡ đều được chòm xóm, nhà hảo tâm cho còn lại không ai cho thì phải mua nợ. Mấy năm nay tiền nợ mua thuốc tây cho ông lão uống khoảng hơn 1 triệu đồng, 2 bà cháu làm hoài chẳng trả được mà cứ ngày càng chồng chất thêm”.
Cùng bà nội vớt ốc ngoài mương vườn
Bà Nguyễn Thị Thủy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Phước Long cho biết: “Gia đình bà Nữ thuộc diện đặc biệt khó khăn nên được các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm, giúp đỡ. Tuy nhiên, nguồn lực ở địa phương cũng có giới hạn nên chỉ lo được phần nào. Mấy năm nay ông Thưởng bệnh nặng nên gia cảnh càng khốn khó hơn. Tội nghiệp nhất là cháu Sang mới học lớp 7 đã bươn chải để cùng bà phụ lo cho ông đang bệnh nhưng con đường đi học lại rất gian nan có thể nghĩ học bất cứ lúc nào vì nhà quá nghèo”.
Sang tranh thủ học bài sau giờ làm việc
Khi được hỏi chuyện ước mơ sau này, Sang hồn nhiên trả lời: muốn trở thành bác sĩ để điều trị bệnh cho người nghèo khó như ông nội của mình. Tuy nhiên, ước mơ ấy hết sức mờ mịt vì con đường đến trường của Sang rất gập ghềnh có thể “gãy” bất cứ lúc nào. Cháu Sang rất cần sự chung tay, giúp sức của cộng đồng để tiếp tục đến lớp thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình và để ông bà nội của Sang đỡ khốn khó, cực nhọc ở tuổi “gần đất xa trời”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1543: Bà Phan Thị Nữ, ấp 8, xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Điện thoại: 0913. 469.642 (bà Nguyễn Thị Thủy, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Phước Long) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoàng Trung
Theo Dantri
Kỳ lạ giếng khoan tự động phun nước?
Người dân huyện Tuy An xôn xao chuyện một giếng khoan của người dân trong vùng không cần gắn máy bơm vẫn phun nước xối xả. Thực hư về giếng khoan này vẫn chưa được làm rõ.
Những ngày qua, gia đình ông Hồ Văn Thương ở xóm Cầu Sắt, thôn Phú Long, xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên) choáng váng, hoang mang vì vừa khoan giếng xong, không cần gắn máy bơm, nước từ lòng đất đã tự động phun lên xối xả.
Giếng khoan tự phun nước kỳ lạ nhà ông Thương
Theo lời kể của gia đình, gần 5 tháng nay, giếng khoan có đường kính gần 20cm, sâu hơn 24m của gia đình ông Thương liên tục phun nước lên mặt đất mà không cần phải lắp đặt máy bơm. Trong khi đó, hàng trăm giếng đào, giếng khoan của người dân trong vùng đều kiệt nước do nắng nóng kéo dài.
Nước phun quá mạnh, ông Thương phải cho 8 hộ gia đình trong xóm lắp đường ống dẫn nước về sử dụng; đồng thời cung cấp nguồn nước sạch cho hơn 100 hộ dân khác ở xã An Mỹ và An Thọ. Tuy nhiên, nước vẫn không kịp thoát, ông Thương phải xả cả ra suối Thô, ruộng lúa vì sợ áp lực nước quá lớn sẽ gây vỡ ống.
Hiện người dân trong vùng rất thích dùng nước giếng khoan này bởi nước sạch, mát hơn các giếng khác. Nhưng gia đình ông Thương lại lo sợ mùa mưa sắp đến, mạch nước giếng khoan sẽ phun mạnh hơn, gây vỡ đường ống, ngập đường, thôn xóm.
Thực hư về giếng nước kỳ lạ nói trên hiện vẫn chưa được làm rõ.
Nhạn Sơn - Doãn Công
Theo Dantri
Bi hài vụ chị dâu có giấy đăng ký kết hôn với em chồng Những ngày qua, nhiều người dân huyện Tuy An (Phú Yên) không ngớt bàn ra tán vào về sự kiện hy hữu, vô tiền khoáng hậu xung quanh vụ người đàn ông "mồ côi vợ" bỗng dưng trở thành "chồng" của chị dâu mình trong khi người chồng danh chính ngôn thuận vẫn đang sống chung cùng chị. Ba mẹ con chị Thương...