Cha luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của con!
Đã hai năm, kể từ ngày đó, cái ngày mà tôi không thể quên: Ngày nhập học.
ảnh minh họa
Gió thu Hà Nội đang hiện rõ hơn trên từng tán lá, thoảng mùi hoa sữa nồng nàn. Nó làm tôi nhớ đến ngày hôm ấy, ngày tôi cùng cha đặt bước chân đầu vào cánh cửa đại học, nơi tôi và cả gia đình đặt nhiều kỳ vọng về tương lai tươi sáng. Tôi còn nhớ như in cái ngày nhận được giấy báo trúng tuyển vào khoa Báo của một trường đại học trên Hà Nội, cha mẹ tôi vui lắm nhưng tôi biết đằng sau nụ cười đó là bao nỗi lo toan. Cha mẹ tôi đều làm nông ở vùng quê nghèo nên kinh tế cũng không dư dả. Việc nuôi một đứa đi học trên thành phố khá chật vật. Và tôi biết điều làm cha mẹ lo hơn nữa là khi để tôi rời xa sự bao bọc của gia đình, một mình sống ở một nơi xa lạ.
Ngày nhập học đến gần, tôi cùng cha xếp đồ lên trước ít ngày còn tìm phòng trọ và làm quen đường đi lại. Mẹ chuẩn bị cho tôi từng cái thìa, đôi đũa, lọ muối, mì chính,… bao nhiêu đồ đạc để tôi mang theo và dặn dò từng ly từng tí. Còn cha, một phần có lẽ cùng tôi lên Hà Nội nên trông cha bình thản đến lạ. Khi đó tôi còn nghĩ cha không tâm lý, cha không hiểu tâm trạng của mình khi đó.
Hai cha con tôi bước xuống xe với biết bao nhiêu đồ đạc, cha lúc đó như một lực sỹ, mình cha tay xách nách mang tất cả, tôi bảo để con cầm hộ cha chỉ nhấc đống đồ lên và nói “mới đi xe đường xa còn mệt con cứ nghỉ đi”. Vẫn giọng nói đó, không ấm áp như mẹ nhưng nó như chạm vào trái tim tôi ngay lúc đó. Hai cha con đi vào phía sau của trường, hỏi thăm tìm một vài phòng trọ. Thường ngày, khi ở nhà mẹ luôn là người cẩn thận soi từng chi tiết còn cha lại khá thoải mái trong mọi vấn đề. Nhưng không, hôm nay cha tôi tỉ mỉ đến lạ. Vào thăm phòng trọ để thuê cha để ý từng chi tiết nhỏ đến góc cửa sổ, đến bạn những phòng bên cạnh…. Cha nói với cô chủ trọ cha thuê phòng đắt một chút cũng được nhưng phải an toàn, sinh hoạt dễ dàng để tôi có điều kiện học tốt nhất.
Hôm nhập học, tôi và cha đi bộ tới trường, trên đường đi cha nói: ” Bây giờ con sẽ bước vào một môi trường mới, với nhiều điều mới có cái tốt có cái xấu. Con cần nhận biết được những gì mình cần học tập để giúp ích cho tương lai sau này và tránh xa những cám dỗ sắp tới. Cha mẹ dẫu không dư dả gì nhưng sẽ cố gắng để con có điều kiện học tập tốt. Vậy nên con phải cố gắng xác định mục tiêu đúng đắn để theo đuổi”, cha còn dạy tôi cách sống với bạn bè xã hội, cách ăn ở như thế nào khi một mình. Tôi như vỡ òa trong bất ngờ, cha thường ngày ít nói khó gần nhưng sao hôm nay cha khác, tôi cảm nhận được từng lời nói của cha mang tất cả tình cảm cha dành cho tôi.
Video đang HOT
Cha tích góp từng đồng tiền lẻ đóng học cho con. Ảnh Internet.
Rồi những khó khăn của sinh viên năm nhất cứ lần lượt đến. Tôi phải xoay biết bao nhiêu việc mà trước tôi chưa phải nghĩ, nào chi tiêu sao cho hợp lý, ăn ở phòng trọ như thế nào, …Và cũng không biết từ lúc nào cha luôn là nơi để tôi tâm sự mỗi khi gặp khó khăn, cha luôn lắng nghe và chỉ ra cách giúp tôi vượt qua nó. Hôm nào cũng đúng giờ ăn cha gọi hỏi: “Con ăn cơm chưa, nhớ ăn uống đầy đủ không được bỏ bữa”. Còn nhớ nhất có lẽ là vài ngày sau khi nhập học tôi bị ốm, tủi thân lắm, không dám nói vì sợ cha mẹ lo. Nhưng cha như có siêu năng lực vậy, cha nghe giọng xong hỏi ngay con bị ốm à, có sốt cao lắm không, có ho không có đau đầu không, phải đi mua thuốc uống nhé. Sáng hôm sau, tôi nghe tiếng gõ cửa, thì ra cha đã bắt chuyến xe sớm nhất lên thăm tôi. Cha mang thuốc cùng bao nhiêu đồ quê, rồi liền bắt tôi đi khám ngay. Giây phút đó, tôi chỉ biết ôm lấy cha khóc như đứa trẻ.
Đến trường tất cả đều xa lạ với tôi, lúc đó tay tôi luôn túm lấy vạt áo cha, cha đi đâu tôi cũng đi theo. Như hồi mới vào lớp một vậy cha luôn cầm tay tôi. Dường như cha cũng thấy sự hồi hộp trong ánh mắt của tôi, cha lại dành những lời động viên, trêu đùa để tôi bớt căng thẳng. Lúc đó, tôi cái gì cũng cha từ việc đi làm giấy tờ, đi nộp tiền học rồi khi đi tìm lớp. Cha đi mua từng chai nước, chiếc khăn rồi cái bánh mì để tôi ăn trong lúc chờ. Cha lúc đó như có siêu năng lực vậy, cha hiểu tôi đến lạ, tôi cần gì cha đều đã mua cho. Nhập học xong xuôi, cha phải về để lo công việc ở nhà thế nhưng trong mắt cha, tôi luôn thấy sự lo lắng. Cha đưa tôi tiền tiêu trong tháng rồi dắt tôi ra khu chợ gần đó chỉ chỗ mua đồ, tôi còn không biết sao cha biết. Thì ra trong lúc tôi nghỉ cha đã đi xung quanh để tìm hiểu. Cha gửi tôi cho cô chủ trọ nhờ giúp đỡ lúc khó khăn, rồi ra nhà xe về. Khoảng khắc đó, như có gì đó làm cay mắt khiến hai dòng nước mắt tôi cứ thế tuôn trào.
Cha luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của con. Con yêu cha!
Mới đó thôi, giờ tôi đã bước vào năm ba đại học, đã đi được nửa quãng đời sinh viên. Tôi đã quen với cuộc sống xô bồ, tấp nập nơi thị thành và đang bị nó cuốn theo dần. Những cuộc gọi về nhà như đang theo đó mà ít đi, các cuộc trò chuyện của tôi và cha trở nên gấp gáp hơn. Cha như hiểu điều đó, giờ đây mỗi lần gọi cha thường dặn dò rất nhanh, tranh thủ từng giây để bảo con phải chịu khó ăn, ngủ đủ giấc cố học hành. Những cơn gió đầu thu ngoài kia như đang khẽ nhắc tôi nhớ tới ngày hôm ấy, tôi vội lấy điện thoại gọi về, vẫn giọng nói ấy, vẫn những lời hỏi thăm động viên quen thuộc. Cha ơi, cha luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của con. Con yêu cha!
Theo Người Đưa Tin
Chồng bất ngờ xung phong đi siêu thị mua đồ cho vợ và bí mật chiếc quần thể thao mặc ngược liên quan mật thiết
Kể cũng nhọc cho Long nghĩ ra được cao chiêu này. Nếu không sơ ý mặc ngược quần, thì chả biết tới bao giờ Xuân mới phát hiện ra được.
Dạo này Xuân nhàn hơn hẳn, vì đã có người xung phong đi siêu thị vào mỗi sáng chủ nhật cuối tuần cho cô. Công việc cả 2 đều bận rộn, thành ra cả tuần mới đi mua sắm 1 lần, dùng luôn cho cả tuần mà thôi.
Khoảng 2 tháng trước, Long - chồng cô bỗng dưng bảo vợ để anh đi siêu thị cuối tuần cho, chứ nhìn cô cả buổi chọn chọn lựa lựa rồi chen chúc thanh toán anh thấy thương vợ lắm. Khỏi phải nói, Xuân cảm động thế nào. Có Long giúp mình, cô có thể thảnh thơi ngủ nướng, hoặc tụ tập bạn bè giải khuây sau cả tuần làm việc cật lực, hay đi spa làm đẹp chỉnh trang lại nhan sắc.
Sáng chủ nhật này cũng như mọi lần, 2 vợ chồng dậy ăn sáng xong thì Long lấy chìa khóa xe ra đi siêu thị. Xuân hôm nay không có kế hoạch gì, định bụng đi cùng Long, mà anh bảo cô cứ ở nhà nghỉ ngơi, nên cô lại thôi. Xuân ở nhà pha một cốc cafe, vừa nhấm nháp vừa đọc cuốn sách yêu thích, thi vị và thanh nhã đáo để.
Ảnh minh họa
Đến khoảng 11 giờ thì Long mới về, Xuân đã cắm sẵn cơm, đợi anh mang thức ăn về là nấu nướng. Nhìn chồng tay xách nách mang túi lớn túi nhỏ vào nhà, Xuân cười thầm: "Đây mới là hình ảnh đẹp nhất của người đàn ông này". Nhưng khi nhìn đến chiếc quần thể thao Long đang mặc, Xuân mới khựng người lại. Tại sao anh lại mặc ngược quần? Lúc đi cô còn ra tiễn Long tận cổng, cô chắc chắn mình không nhớ nhầm được. Quần thể thao của Long là loại chun, chi tiết trước sau không khác biệt nhiều, nhưng cô tin 100% mình không nhớ nhầm đâu.
Cả ngày cuối tuần hôm ấy, trong đầu Xuân là câu hỏi "Tại sao?" lởn vởn. Tại sao chỉ có đi siêu thị về mà chiếc quần của Long đã hô biến từ mặc xuôi thành mặc ngược? Đi vệ sinh đâu thể gây ra hiện tượng đó được. Trừ phi phải cởi hẳn ra, sau đó khi mặc lại Long không để ý kĩ, hoặc đang vội, nên mới ra cơ sự ấy. Mà Long cần cởi trang phục là vì đâu? Thật quá nhiều nghi vấn xung quanh việc này.
Sang tuần, Xuân vẫn cố tỏ vẻ bình thường với chồng, không nhắc gì về chuyện chiếc quần mặc ngược kia. Cả tuần, cô chú ý quan sát từng hành vi, cử chỉ của Long, thế nhưng chả phát hiện được gì. Long vẫn bình thường như không thể bình thường hơn. Thế nhưng hình ảnh chiếc quần thể thao mặc ngược kia cứ ám ảnh trong đầu Xuân mãi không thôi.
Lại đến cuối tuần, Long đầy trách nhiệm xách xe đi mua đồ cho Xuân. Từ tối hôm trước, anh đã hỏi cô danh sách những thứ cần mua, sáng chỉ việc cầm theo list ấy đi là được, Xuân không cần dặn dò dài dòng. Long hỏi Xuân có đi đâu chơi không, cô báo cô sẽ ở nhà đợi anh về. Nhưng sau khi anh vừa ra khỏi nhà thì Xuân cũng thuê xe ôm bám theo anh ngay.
Long đi lòng vòng khá xa, bỏ qua siêu thị gần nhà mà Xuân hay mua đồ. Lòng Xuân hoang mang tột độ. Đây có phải là dấu hiệu bất thường không? Cuối cùng, Long tấp vào một chung cư, Xuân sợ lộ không dám bám quá sát, tới lúc nhìn lên thì Long đã vào tòa nhà và không biết đi đến căn hộ nào. Cô đành ngồi quán nước đối diện đợi chồng ra. Nhìn ngó xung quanh, ở cách đó không xa có một siêu thị, nhưng Long nhà cô đâu có vào siêu thị chứ?
Hơn 10 giờ, Long mới xuất hiện ở cổng, trên tay là lỉnh kỉnh đủ thứ đồ. Ô hay, thật sự Long có mua đồ nhé. Nhưng từ nãy cô đâu thấy Long ra ngoài, chẳng lẽ Long mua được đồ trong chung cư? Mà túi đựng thì in chữ quảng cáo cho siêu thị bên kia hẳn hoi. Chỉ có một cách giải thích hợp lí nhất cho trường hợp này: người ở bên trong mà Long vừa vào gặp đã mua đồ hộ anh từ trước, anh vào gặp người đó rồi khi về chỉ việc xách đồ về mà thôi. Thảo nào Long luôn đòi danh sách đồ cần mua từ tay Xuân vào tối hôm trước. Và lẽ nào, những lần đi siêu thị trước đây của Long cũng kiểu như thế này?
Ảnh minh họa
Xuân vẫn im lặng không trả hỏi gì chồng để tránh đánh động. Tuần tiếp theo, mọi chuyện lại lặp lại y hệt như thế. Long hớn hở đi siêu thị ở khu chung cư kia, và sau mấy tiếng trong đó trở ra thì Long đã có đủ những món Xuân cần mua. Song lần này vừa ra tới cổng thì Long lập tức "đứng hình" vì thấy một bóng dáng quen thuộc đứng trước mặt mình, chính là Xuân.
"Anh giải thích đi!", về tới nhà, Xuân đi thẳng vào vấn đề, nhìn Long với ánh mắt ám chỉ: "Anh đừng có nói dối". Long tái mét mặt, mãi mới ấp úng: "Thật sự không có gì đâu em... Mấy tháng trước anh gặp lại Loan, cô ấy đang bệnh, nên anh tới thăm thôi... Mà nói ra sợ em ghen, nên anh mới nghĩ ra cách đấy...". Xuân thật sự muốn cười, bệnh gì mà bệnh mấy tháng, bởi Long đã đi siêu thị hộ cô từ mấy tháng nay rồi. Bệnh gì mà khiến Long về nhà trong tình trạng mặc ngược quần thể thao? Kể cũng nhọc cho Long nghĩ ra được cao chiêu này. Nếu không sơ ý mặc ngược quần, thì chả biết tới bao giờ Xuân mới phát hiện ra được.
Vừa kết hôn hơn 1 năm, còn chưa con cái gì, Long đã phản bội cô, vậy cô còn gì để tiếc nuối Long nữa đây?
Theo Afamily
Có nên lấy chồng khi đang làm mẹ đơn thân Sinh ra ở một vùng quê nghèo, từ bé, tôi luôn có ý thức vùng vẫy để bước ra khỏi cái vùng quê ấy, bước ra khỏi cảnh nghèo. 18 tuổi, tôi bước chân vào trường đại học và 22 tuổi nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học trên tay. ảnh minh họa Thời điểm đó, tôi nhìn cuộc sống xung quanh với...