Chả Giò Sài Gòn Món ăn đậm chất Miền Nam
Món Chả giò Sài Gòn bình dị nhưng lại phù hợp với tất cả các loại hình tiệc tùng, từ sang trọng đến bình dân và có rất nhiều cách biến tấu để phù hợp với sở thích từng gia đình.
(cho 4 phần ăn)
300 gr Thịt heo (xay nhuyễn)
200 gr Tôm (bóc vỏ thái hạt lựu)
50 gr Miến (ngâm mềm, cắt khúc 1 – 2cm)
50 gr Nấm mèo (Ngâm, rửa sạch, thái sợi)
50 gr Khoai môn (Bào sợi)
50 gr Cà rốt (Bào sợi)
30 gr hành lá (Thái hạt lựu)
30 gr Húng quế (Thái nhỏ)
30 gr hành tím (Băm nhỏ, vắt nước)
100 gr củ sắn (Băm nhỏ, vắt nước)
2 bịch bánh tráng pía
50 gr xà lách (Rửa sạch)
50 gr húng quế (Rửa sạch)
50 gr Húng cây (Rửa sạch)
50 gr tía tô (rửa sạch)
50 gr diếp cá (rửa sạch)
100 gr thịt cua nếu thích
Video đang HOT
Các bước
B1: Sơ chế nguyên liệu như đã nêu ở phần nguyên liệu.
B2: Cho vào tô (Thau) nêm gia vị vào nhân chả giò: Hạt nêm 10gr, bột ngọt 5gr, đường 5gr, tiêu đen xay 5gr, nước mắm 5gr.
B3: Trộn đều hỗn hợp. Lưu ý: có thể cho thêm nửa cái trứng gà vào hỗn hợp để kết dính tốt hơn trường hợp nhân quá khô.
B4: Dùng bánh pía quấn nhân. Có thể dùng 2 bánh để bánh giòn lâu hơn và dùng trứng gà dán các mép bánh lại để khi chiên không bị bung ra.
B5: Cách cuộn: cuộn đều nhau.
B6: Nguyên tắc khi chiên chả giò dầu ăn không được quá nóng sẽ làm bánh cháy bên ngoài, bên trong nhân chưa chín. Dầu ăn ngập chả giò và bỏ vào khi dầu chưa nóng, cho lửa nhỏ để nhân chín.
B7: Sau khi thấy chả giò hơi vàng và giòn lên thì tăng lửa lớn. vì khi tăng lửa nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho dầu ăn thấm trong chả giò được đẩy ra, giúp chả giò không bị hút dầu mở và giòn lâu hơn.
B8: Cách làm nước mắm chấm: 4 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng canh nước lọc, 3 muỗng canh nước cốt chanh, 10gr tỏi băm, 10g ớt băm (có thể thay ớt hiểm bằng ớt sừng nếu không ăn được cay), 1 ít bột ngọt. sau đó trộn điều lên và cho 1 ít cà rốt bào sợi vào.
B9: Cho ra đĩa trang trí tùy thích!
B10: Cho thêm rau ăn kèm (Bánh tráng) để cuốn chung ăn sẽ không ngán và ngon hơn.
Theo Quatangcuocsong
Sài Gòn có mấy món bún mà cứ trộn trộn lên là thấy ngon "bá cháy"
Bên cạnh những món bún nước, Sài Gòn cũng có nhiều món bún khô độc đáo yêu cầu người ăn phải trộn một cách "điệu nghệ" trước khi ăn.
Bún là món ăn phổ biến của người Việt, có không biết bao nhiêu loại bún từ bún nước đến bún khô, nhưng có lẽ chỉ ở miền Nam và cụ thể là Sài Gòn thì mới có nhiều những món bún yêu cầu người ta phải trộn. Trong các món ăn này, việc trộn lên là một sự "thi thú", giúp cho các nguyên liệu như rau, thịt, bún và nước chấm hoà trộn với nhau, tạo nên hương vị hài hoà khó tìm thấy ở bất kì nơi nào. Hãy cùng chúng mình điểm danh qua một số món bún trộn ở Sài Gòn nhé!
Bún thịt xào
Người miền Nam có món bún thịt xào mà nhiều người thường hay gọi là bún bò Nam bộ. Để làm món này, người ta thái thịt bò mỏng, ướp với sả, gia vị sao cho vừa rồi xào lên với hành tây cắt lát. Mùi thịt xào thơm nức, thịt xào cùng hành ra một ít nước beo béo đậm đà. Thông thường xào thịt bò rất nhanh, chỉ tầm 5 phút là bò đủ mềm và chín, sau đó được cho vào trên tô bún để sẵn. Tuy nhiên không chỉ có mỗi bún và thịt là hết, điểm đặc trưng của món bún thịt xào này là ăn kèm với cơ man các loại rau, giá, đậu phộng và ít ớt, sau đó rưới thêm ít nước mắm chua ngọt. Tô bún thành phẩm sẽ có đủ màu sắc bắt mắt vô cùng.
Bún này không được trộn sẵn, mà chỉ được sắp xếp sao cho đẹp và để cho thực khách tự trộn. Việc trộn bún cũng là một công việc vui vẻ, khi nhìn hình ảnh thịt, bún rau cùng các món ăn kèm được áo đều lớp mỡ hành béo ngậy, mướt mát kèm nước chấm đậm đà. Tuy nhiên, có nhiều nơi sử dụng thịt lợn thay vì thịt bò, nên các món bún ăn kèm thịt xào thường được gọi chung là bún thịt xào. Nếu bạn muốn ăn bún bò xào thì hãy gọi tên bún bò Nam Bộ. Còn không "kén" loại thịt thì chỉ cần tìm "tag" bún-thịt-xào là đủ.
Địa chỉ tham khảo: Bún bò khô Nam Bộ, Bà Bà, Bún thịt xào Nguyễn Trãi...
Bún thịt nướng
Có bún thịt xào thì cũng có bún thịt nướng. Âu cũng là món bún khô, trộn lên cả, nhưng bún thịt nướng và bún thịt xào có những điểm hấp dẫn rất riêng biệt. Bún thịt nướng hầu như luôn dùng thịt lợn, mà hay ho ở chỗ là hiếm nơi nào có cách ướp thịt giống nơi nào. Mỗi hàng bún thịt nướng ở Sài Gòn đều có một bí quyết ướp thịt rất riêng, có nơi thơm đậm hương tỏi, có nơi hơi mang theo mùi cam, thịt mềm, có nơi lại thơm phức ngũ vị hương... Một điểm hấp dẫn khác đó chính là hầu hết thịt đều được nướng thủ công bằng lò nướng than, đi kèm với khói nghi ngút là mùi hương hấp dẫn khó cưỡng. Thách bạn đi ngang một hàng bún thịt nướng đang lúc nướng thịt mà không quay đầu ngó nghiêng nhìn theo đấy!
Thông thường, bún ăn kèm với thịt còn nóng, trộn lên với rau, đậu phộng và nước chấm, nhiều nơi "xộp" một chút thì có cả chả giò (nem rán) với nhiều loại nhân khác nhau.
Địa chỉ tham khảo: TaroFood, Vua Nem, Bún nem thịt nướng Bà Chín...
Bún nem nướng
Nhắc đến nem nướng chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến phiên bản nem nướng ở các tỉnh miền Trung, và cũng có một số nguồn cho rằng món bún nem nướng lấy cảm hứng từ nem nướng miền Trung. Thế nhưng nem trong món bún nem nướng của người miền Nam đã được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị miền Nam, với thịt lợn giã trộn đều cùng tỏi, có vị ngọt đậm đà, cân đối giữa nạc và mỡ, vừa đủ béo thơm lại không gây ngấy. Khác với thịt nướng, do được giã nhuyễn nên nem có vị đậm đà, mềm hơn, không còn giữ lại các thớ thịt nữa.
Song, cũng giống như những người anh em bún trộn phía trên, bún nem nướng cũng được ăn kèm với đậu phộng, ít mỡ hành, rau và dưa chua, sau đó rưới thêm ít nước mắm chua ngọt trứ danh và trộn đều.
Địa chỉ tham khảo: Món Huế, Taro Food, Vua Nem...
Bún chả giò
Chả giò là cách gọi của nem rán ở miền Nam, cũng là nem cuốn với nhân thịt bên trong và đen rán giòn lên. Tuy nhiên, nhân chả giò miền Nam lại có phần đơn giản hơn, với thịt bằm, đậu hoặc khoai môn băm trộn lên chứ không có miến, nấm mèo như miền Bắc. Chả giò miền Nam có sự giòn cứng hơn, bên trong nhân chắc hơn và thường có tí bùi bùi của đậu xanh hoặc khoai môn.
Trong thực tế, chả giò thường là món ăn đi kèm với các món bún trộn phía trên, tuy nhiên khi đứng một mình, nó cũng đủ "cân" cả tô bún chẳng kém ai. Bún chả giò cũng được ăn theo công thức bún, đậu phộng, rau dưa, mỡ hành và nước mắm chua ngọt, chỉ khác là thay vì thịt thì người ta ăn cùng với chả giò.
Địa chỉ tham khảo: Món Huế, Cơm Tấm Cali...
Bún bì
Bún bì có lẽ là món bún nghe "lạ hoắc" nhất trong đây, nhưng thực ra "bì" là một nguyên liệu rất phổ biến trong ẩm thực miền Nam. Bạn có thể thấy bì trong món cơm tấm Sài Gòn trứ danh, có thể thấy bì trong món bánh tằm nước cốt dừa, có cả gỏi cuốn phiên bản bì... và đương nhiên là món bún bì. Bì cũng thuộc dạng một món ăn kèm với các món thịt khác, nhưng khi đứng riêng thì nó cũng đóng tốt vai trò "nhân vật chính" chẳng thua kém ai.
Bì là da, nhưng bì của người miền Nam làm không chỉ có da, mà còn có thịt lợn xắt mỏng, trộn với bì xắt mỏng và thính gạo rang giã nhuyễn. Vậy nên bì luôn có mùi thơm, rất hợp khi ăn cùng bún, rau giá và ít nước mắm chua ngọt.
Địa chỉ tham khảo: Bún bì thịt nướng Cà Mau, Cơm tấm Cali...
Theo TTVN
Món ngon Phan Thiết Bà con và du khách đến Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) có thể thưởng thức nhiều món ngon như xôi vò bánh chiên, bánh quai vạc, bánh rế, chả cuốn cá trích, chả cá Phan Thiết... Bánh quai vạc. Đầu tiên xin được nhắc tới món xôi vò bánh chiên. Đây là một trong những món ăn quen thuộc được người dân Phan...