Cha đẻ loại gạo ngon nhất thế giới nói gì về cơ hội xuất khẩu gạo sang Mỹ, châu Âu?
Theo ông Hồ Quang Cua, từ khi gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới thì xu hướng sử dụng gạo có thương hiệu ở Việt Nam tăng lên, khả năng xuất khẩu gạo an toàn sang thị trường Mỹ và châu Âu rất dễ dàng.
Ngày 5/8, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị Tổng kết công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020; đánh giá kết quả hợp tác liên kết bao tiêu, chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản giữa doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) với nông dân trên địa bàn.
Nói về việc phát triển giống lúa ST24 và ST25 tại tỉnh Bạc Liêu, ông Hồ Quang Cua, cho biết: “Định hướng nghiên cứu của chúng tôi về lúa thơm thời gian qua đã có sự chuyển đổi phù hợp với vấn đề xâm nhập mặn. Hiện lúa ST24 và ST25 rất phù hợp với công tác phòng chống xâm nhập mặn, các giống này có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Bên cạnh đó, đây là các giống lúa đầu tàu về chịu mặn”.
Video đang HOT
Ông Hồ Quang Cua tại hội nghị. Ảnh: CL.
Hiện tại Bạc Liêu, các địa phương của vùng lúa – tôm là huyện Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai đã được tỉnh đầu tư 3.500ha.
Theo ông Cua, hiện nhu cầu tiêu thụ lúa thơm rất cao nên lúa ST24, ST25 tiêu thụ dễ dàng, tạo động lực cho các doanh nghiệp nỗ lực tham gia đầu tư liên kết với người sản xuất. Việc tiêu thụ dễ cũng kích thích mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Đây là xu hướng tốt, phù hợp với chủ trương phát triển của nhà nước.
“Trên thị trường, từ khi ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới thì xu hướng sử dụng gạo có thương hiệu ở Việt Nam tăng lên rất cao. Sản xuất gạo cao cấp cũng đang là một xu hướng. Nếu ở vùng lúa – tôm với diện tích 30.000ha này, doanh nghiệp thông tin và vốn đến người nông dân đầy đủ thì chúng tôi cho rằng vùng lúa – tôm của Bạc Liêu có 1/3 diện tích (10.000ha) có thể trồng lúa thơm có giá trị cao”, ông Cua nhận định.
Ông Hồ Quang Cua cho rằng, gạo an toàn đi vào thị trường Mỹ và châu Âu rất dễ dàng. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Cua cũng cho rằng, thực tế, xu thế và mong ước của nông dân và doanh nghiệp ở Bạc Liêu trong sản xuất lúa chất lượng cao là rất lớn. Hiện với 3.500ha đang được tỉnh hỗ trợ sản xuất lúa thơm thì chỉ cần 2 doanh nghiệp tham gia là việc liên kết tiêu thụ ổn.
“Chúng ta cần xây dựng vùng sản xuất lúa thơm ST ở vùng lúa – tôm của cả bán đảo Cà Mau. Đây sẽ là một vùng có tiếng trên bản đồ sản xuất gạo thế giới. Cơ sở của việc này là ở khả năng xuất khẩu gạo an toàn sang thị trường Mỹ và châu Âu rất dễ dàng. Chúng tôi đề xuất sản xuất lúa thơm ở vùng lúa tôm này theo hướng an toàn và các chương trình sản xuất lúa ở đây chúng ta cố gắng hạn chế hóa chất”, ông Cua nêu ý kiến.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng cho rằng, hướng sản xuất lúa an toàn để xây dựng thương hiệu gạo cho tỉnh Bạc Liêu và Việt Nam nói chung rất cần thiết và phù hợp với xu thế chung.
Tại hội nghị, ông Lưu Hoàng Ly- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu, cho rằng: “Hiện nay khí thế của các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa thơm ở Bạc Liêu là rất tốt. Trong tương lai chúng ta sẽ phát triển thêm, định hướng khoảng 60.000ha trong tổng diện tích trồng lúa”.
Trạm trộn bê tông hoạt động chui, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại thành phố Bạc Liêu
Gần 2 năm qua, nhiều hộ dân sống lân cận khu vực trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng (đường 23/8, khóm 3, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), vô cùng bức xúc trước việc cơ sở này hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường, mà cơ quan chức năng, chính quyền chưa mạnh tay xử lý, dù người dân đã nhiều lần phản ánh.
Thức ăn và nước sinh hoạt của người dân bị phủ lớp bụi xi măng từ trạm trộn bê-tông chỉ sau một đêm. Ảnh: baobaclieu.vn
Theo ghi nhận của phóng viên, trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng vẫn đang hoạt động bình thường, cao điểm là vào buổi tối và rạng sáng hằng ngày. Khi trạm bê tông này hoạt động, cả khu vực này chìm trong khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn... làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, kinh doanh của người dân.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông M.V.Đ (ngụ khóm 3, phường 8) cho biết, trạm trộn bê tông Đức Trọng di dời về đây khoảng hơn 1 năm qua, hoạt động liên tục. Ban ngày, xe chạy ra, vào bụi bay mù mịt, bám dày đặc đồ đạc. Đặc biệt, từ 6 - 7 giờ sáng, xe chở vật liệu xây dựng chạy với tốc độ nhanh kéo theo phía sau là bụi trắng xóa. Ban đêm, xe chạy gây tiếng ồn ảnh hưởng giấc ngủ của bà con.
Đồng tình với ông Đ., ông N.V.T., bức xúc nói, từ ngày trạm trộn bê tông Đức Trọng chuyển về đây hoạt động, cuộc sống người dân khu vực này đảo lộn vì ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo ông T., người dân đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương, kể cả đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm, khiến cử tri vô cùng bức xúc.
Người dân ở khu vực này còn yêu cầu trạm trộn bê tông Đức Trọng trả lại đường thoát nước công cộng từ đường 23/8 kéo dài đến kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, bởi từ khi trạm trộn này hoạt động, cát, xi măng lấp đầy đường thoát nước, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bạc Liêu, trạm trộn bê tông này hoạt động khoảng hơn một năm qua, hoạt động nhiều vào ban đêm đúng như người dân phản ánh. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nhiều lần đề nghị khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời buộc chủ cơ sở tạm ngưng hoạt động để bổ sung thủ tục, giấy phép theo quy định, nhưng đến nay cơ sở này chưa chấp hành.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Danh, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, Thanh tra Sở đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bạc Liêu và UBND phường 8, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng. Tại thời điểm kiểm tra, trạm trộn đang sản xuất công suất khoảng 100-150m3/ngày. Trong khi đó, cơ sở này chưa có giấy phép, chưa thực hiện các thủ tục về môi trường theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Đoàn kiểm tra đã đề nghị trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng ngưng hoạt động, sớm hoàn thiện các thủ tục về môi trường trước khi được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, cơ sở này đề nghị tiếp tục hoạt động với lý do để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Tấn Khương, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản thống nhất chủ trương cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Đoàn thanh tra đột xuất trạm trộn bê tông này, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường đối với trạm trộn bê tông Đức Trọng. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đầu tư xây dựng Đức Trọng, thành phố Bạc Liêu, do ông Trần Đức Trọng làm Giám đốc. Trước đây, trạm trộn bê tông này đặt tạm trong Khu công nghiệp Trà Kha (phường 8, thành phố Bạc Liêu). Năm 2018, Công ty di dời trạm trộn bê tông ra phần đất bên ngoài khu công nghiệp do Công ty tự nhận chuyển nhượng.
Bạc Liêu: Cá trắm cỏ ở nơi khác chỉ kho với hấp, ở đây dân đem muối mắm mà nổi như cồn Từ xưa đến nay, Bạc Liêu luôn tự hào là xứ sở của cá tôm và là quê hương của nhiều món mắm ngon trứ danh như mắm cá rô không xương Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi), mắm cá lóc huyện Phước Long... Và sẽ là một thiếu sót nếu quên nhắc đến mắm cá trắm cỏ Hồng Dân... Từ bàn tay tài...