‘Cha đẻ’ của Pi Network là ai?
Ba gương mặt nòng cốt của nhóm phát triển Pi là tiến sĩ Nicolas Kokkalis – lãnh đạo kỹ thuật, tiến sĩ Chengdiao Fan – chủ sở hữu sản phẩm và Vincent McPhillip – lãnh đạo cộng đồng Pi Network.
Nicolas Kokkalis (phải) là mảnh ghép quan trọng trong bộ ba sáng lập Pi Network
Trong đó, Nicolas Kokkalis được xem như “linh hồn” của Pi Network. Ông là giáo sư người Hy Lạp đang giảng dạy tại Đại học Stanford (Mỹ), chuyên về khoa học máy tính và công nghệ blockchain.
Ông cũng là người sáng lập nền tảng trò chơi trực tuyến Gameyola giành giải thưởng Quỹ Facebook vào năm 2009. Trước khi blockchain và Ethereum (ETH) ra đời, ông từng viết luận án chủ đề Smart Contract về tiền điện tử. Vitalik Buterin – người tạo ra tiền ảo ETH chính là học trò của Nicolas Kokkalis.
Trước khi triển khai dự án Pi Network, Nicolas Kokkalis đã có nhiều năm nghiên cứu về tiền điện tử
Video đang HOT
Bên cạnh những hoạt động chuyên môn, Nicolas Kokkalis còn là CTO của StartX – quỹ hỗ trợ sinh viên Stanford khởi nghiệp kinh doanh. Kể từ khi thành lập từ năm 2011 đến nay, StartX đã giúp 1.300 công ty khởi nghiệp thành công, trong đó có hơn 700 công ty kỳ lân như Branch, Lime, Life360, Patreon, Poynt, Kodiak Sciences…
Những nhà đầu tư và đối tác của StartX gồm có Amazon, Google Cloud, GitHub, BREX, DAIKIN, ngân hàng Sumimoto, ngân hàng Silicon Valley, công ty dược AstraZeneca… Chỉ riêng Đại học Stanford và Stanford Health đã đầu tư 200 triệu USD để tài trợ cho các thành viên thuộc cộng đồng StartX.
Từ năm 2017, Nicolas Kokkalis khẳng định StartX đang mở rộng nền tảng tăng tốc blockchain của riêng mình, theo đó tất cả dự án ươm tạo StartX sẽ trở thành một phần của nền tảng. Các chuyên gia cho rằng trong tương lai Pi Network sẽ trở thành tiền ảo được tạo ra cho hệ sinh thái StartX.
Trên trang chủ của Pi Network, Nicolas Kokkalis tự mô tả mình như sau: “Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ vào tiềm năng kỹ thuật, tài chính và xã hội của tiền điện tử, nhưng lại thất vọng với những hạn chế hiện tại của loại tiền này. Tôi cam kết mang sức mạnh của blockchain đến với nhiều người bằng cách cải thiện trải nghiệm và xây dựng giá trị cho mọi người. Tôi thực hiện dự án này với triết lý lấy người dùng làm trung tâm để đảo ngược quá trình phát triển của các blockchain mới: Khởi chạy trong bản Beta, mời các thành viên vào mạng lưới, lặp lại giao thức cùng với các thành viên đó và phân cấp kết quả thiết kế. Kết quả của quá trình đó chính là Pi Network – loại tiền điện tử mới và là hệ thống mạng ngang cấp hiện hoạt động ở hơn 150 quốc gia và được giới thiệu bằng 32 ngôn ngữ”.
Tiến sĩ Chengdiao Fan đến từ Trung Quốc
Bên cạnh giáo sư Nicolas Kokkalis chịu trách nhiệm kỹ thuật, không thể không kể đến tiến sĩ Chengdiao Fan chuyên ngành Khoa học Nhân chủng từ Đại học Stanford. Bà Chengdiao Fan tập trung nghiên cứu tương tác giữa người với máy tính và điện toán xã hội, cụ thể là chúng ta phải sử dụng công nghệ theo cách nào để tác động tích cực đến hành vi của con người và xã hội. Bà cũng đã thành lập một công ty khởi nghiệp và xây dựng nền tảng sản xuất email mở rộng các cuộc hội thoại thông qua dịch vụ cộng đồng.
Ông Vincent McPhillip xuất thân từ đảo quốc Trinidad – Tobago
Ông Vincent McPhillip – lãnh đạo cộng đồng Pi Network là thành viên của Trung tâm nghiên cứu Blockchain Stanford. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Khoa học Chính trị ở Đại học Yale, Vincent McPhillip không đi theo con đường làm ngân hàng ở Phố Wall mà tham gia công ty phi lợi nhuận Bridgespan để triển khai hàng trăm triệu USD cho giáo dục và phát triển lực lượng lao động cho các cộng đồng trên khắp nước Mỹ.
Đến từ những quốc gia khác nhau, bộ ba người sáng lập Pi Network đại diện cho sự hội nhập sắc tộc và đều có chung mục tiêu là dùng Pi để cư dân toàn cầu đều có thể tham gia vào thế giới tiền mã hóa.
Microsoft thắng đậm
Cổ phiếu của Microsoft đã tăng đến 6% sau khi gã khổng lồ công nghệ công bố kết quả kinh doanh 3 tháng cuối năm 2020 (tức kết báo cáo tài chính quý II của công ty).
Theo đó, doanh thu 3 tháng cuối năm 2020 của Microsoft đạt mức 43,08 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 40,18 tỷ USD mà Refinitiv từng kỳ vọng trước đó. Ngoài ra, doanh thu của Microsoft cũng đã tăng đến 17% so với cùng kỳ năm 2019, cũng như 12% so với quý trước đó.
Ngoài ra, báo cáo cho thấy Microsoft đạt lợi nhuận 15,46 tỷ USD trong quý.
Mảng điện toán đám mây (bao gồm dịch vụ đám mây Azure, sản phẩm máy chủ Windows Server, GitHub...) là một trong những trụ cột trong thắng lợi của Microsoft với doanh thu lên đến 14,06 tỷ USD - tăng đến 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, Microsoft cho biết dịch vụ Azure đạt doanh thu tăng đến 50%. Vượt quá kỳ vọng của các nhà đầu tư là mức tăng 42%. Tuy nhiên Microsoft không cho biết doanh thu cụ thể của Azure.
Mảng điện toán đám mây giúp Microsoft thắng lớn
Mảng máy tính cá nhân (gồm phần mềm Windows, máy chơi game Xbox, thiết bị và quảng cáo tìm kiếm) cũng tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu 15,12 tỷ USD - tăng đến 14% so với dự báo của FactSet. Đáng chú ý doanh số bán máy chơi game Xbox đã tăng đến 86%. Ngoài ra, doanh thu từ dịch vụ và nội dung Xbox cũng tăng 40%.
Ngoài ra, mảng năng suất và quy trình kinh doanh(bao gồm Office, Dynamics và LinkedIn) đạt doanh thu 13,35 tỷ USD, tăng 13%.
Với những kết quả đầy ấn tượng trên, kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Ba (theo giờ Mỹ), cổ phiếu của Microsoft đã đạt mức kỷ lục mới 232,33 USD/cổ phiếu. Tính chung từ đầu năm 2021, cổ phiếu của Microsoft đã tăng khoảng 5%. Hiện giá trị thị trường của công ty này ước đạt 1,75 nghìn tỷ USD.
Twitter ra mắt chương trình Birdwatch chống tin giả Twitter mới đây giới thiệu chương trình Birdwatch, nhằm giải quyết thông tin sai lệch trên nền tảng của mình thông qua đóng góp cộng đồng bằng cách cho phép người dùng kiểm tra các tweet và gửi phản hồi. Tin giả, thông tin sai lệch hiện là một vấn nạn không chỉ với Twitter Theo The Verge , chương trình thử nghiệm...