Cha đẻ của icon mặt cười nổi tiếng chỉ được trả… 1 triệu đồng, không hề có một xu tiền bản quyền
Đây là nỗi bất hạnh với vô số người làm sáng tạo vào thế kỷ 20.
Biểu tượng mặt cười có lẽ không ai là không biết tới, thậm chí tuổi đời của nó gắn liền với sự phát triển của internet.
Tuy nhiên, icon mặt cười không phải tự dưng mà có, nó là sản phẩm huyền thoại của 1 người đàn ông tên là Harvey Ball.
Harvey Ball, cha đẻ của biểu tượng mặt cười trường tồn cùng internet
Vào năm 1963, ông Ball miêu tả biểu tượng mặt cười là: “Một hình tròn màu vàng, có 2 chấm đen làm mắt, 1 đường vòng cung làm miệng…”
Và thế là, nó trở thành 1 phần của internet nhưng đáng buồn rằng, ông Ball chỉ được trả đúng 45 USD (với thời giá hiện tại là hơn 1 triệu đồng) theo yêu cầu thiết kế của khách hàng.
Trên thực tế, người nghệ sĩ tự do đến từ Massachusetts chỉ mất chừng 10p để tạo ra 1 phần quan trọng trong văn hóa đại chúng hiện đại. Chỉ tiếc là quá ít người biết tới công lao của ông.
Nhiều năm về sau, có vô số cá nhân và doanh nghiệp đã lợi dụng biểu tượng mặt cười của ông để kiếm lời dù không có sự cho phép, Ball không hề nhận được tiền bản quyền.
Video đang HOT
Thậm chí ký giả trẻ tuổi người Pháp Franklin Loufrani còn trắng trợn đăng ký bản quyền sau khi phát hiện ra tiềm năng marketing của nó.
Đến năm 1971, biểu tượng mặt cười “nhận vơ” của Loufrani đã được xuất bản trên nhiều mặt báo tiếng Pháp.
Tiếp theo, Nicolas Loufrani lập nên công ty The Smiley để thu phí quyền sử dụng biểu tượng mặt cười.
Theo ước tính, The Smiley thu về 500 triệu USD/năm từ việc ký kết hợp đồng sử dụng biểu tượng mặt cười với các nhãn hàng nổi tiếng như Nutella, McDonald’s, Coca Cola, Dunkin’ Donuts và Nivea.
Nicolas Loufrani
Dù được cho là người có công quảng bá và thương mại hóa biểu tượng mặt cười, Loufrani vẫn bị dư luận chỉ trích vì trắng trợn ăn cắp chất xám của Harvey Ball.
Vào năm 2001, cha đẻ của biểu tượng mặt cười qua đời ở tuổi 79.
Và cho đến thời điểm đó, ông vẫn không nhận được bất cứ khoản lợi tức nào trừ 45 USD tiền công còm cõi trong quá khứ. Tuy nhiên, người thân của Ball chia sẻ rằng, ông không hề tiếc nuối vì biểu tượng mặt cười đã được sử dụng đúng mục đích.
“Cha tôi không phải người bị điều khiển bởi tiền, những gì ông tạo ra là vô giá và sẽ tồn tại mãi mãi”, con trai của ông Ball nói với báo giới.
Cộng đồng mạng liên tiếp 'report', thêm một fanpage lớn của giới sinh viên 'bay màu'
Sau NEU Confessions mất tích trong ngày 6/4 thì mới đây, thêm một trang fanpage lớn khác được sự quan tâm của đông đảo của sinh viên đã bỗng nhiên "bay màu".
Đối với nhiều bạn trẻ thì những trang fanpage, confessions lớn luôn là sự quan tâm hàng đầu trên mạng xã hội. Bởi lẽ, ngoài việc cập nhật các tin tức học tập trong và ngoài nhà trường thì đây còn là nơi để các cô cậu "hóng hớt" những câu chuyện ngoài lề xung quanh cuộc sống thường nhật.
Và trong ngày 6/4, nhiều người dùng đã không khỏi bất ngờ khi trang confessions được nhiều người biết đến của trường ĐH Kinh tế Quốc dân - NEU Confessions bất ngờ biến mất khỏi facebook.
Nguyên nhân được cho là do cộng đồng mạng đã thay nhau "report" (tức tố cáo) fanpage này khi các bài viết trên trang bị cho là ăn cắp chất xám, xào bài,... Và mới đây, một fanpage khác được đông đảo giới sinh viên quan tâm là Bách Kinh Xây Confessions cũng đã chịu chung số phận với NEU Confessions.
Theo đó trong sáng ngày 7/4, nhiều người dùng đã không thể tìm kiếm fanpage Bách Kinh Xây Confessions trên facebook. Trước đó, trên NUCE Confessions đã đăng tải bài viết kêu gọi toàn thể sinh viên trường ĐH Xây dựng cũng như sinh viên các trường khác từng bị Bách Kinh Xây Confessions thêu dệt những câu chuyện có nội dung bôi nhọ "đứng lên khởi nghĩa".
Sáng ngày 7/4, nhiều người dùng đã không thể tìm kiếm Bách Kinh Xây Confessions trên facebook. Ảnh chụp màn hình
Một đoạn ngắn trong bài viết kêu gọi tẩy chay Bách Kinh Xây Confessions có nội dung như sau:
"LỜI KÊU GỌI KHÁNG CHIẾN
- Hỡi toàn thể anh em sinh viên Xây dựng.
- Hỡi nhưng anh em ở ngôi trường khác từng bị Bách Kinh Xây Confessions thêu dệt ra những câu chuyện có nội dung bôi nhọ sinh viên trường mình.
Tôi đứng ở đây từ tối hôm qua. Sau câu chuyện NEU Confessions bị các anh em hồng quân RIP thì đã có rất nhiều anh em của Xây dựng đã inbox về page và yêu cầu tôi phát động cuộc chiến để chống lại Bách Kinh Xây Confessions.
- Trong không khí tưng bừng phấn khởi khi các cánh quân Đông Lào đã có nhưng bước đầu thắng lợi trong cuộc chiến chống sự man trá của các page confessions bịa đặt làm vẩn đục không gian mạng..."
Bài kêu gọi tẩy chay Bách Kinh Xây Confessions. Ảnh chụp màn hình
Chiến dịch này sau đó đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo từ cộng đồng mạng và đây cũng được cho là nguyên nhân khiến trang fanpage lớn nhất nhì của giới trẻ Việt Nam bốc hơi không một dấu vết.
Được biết Bách Kinh Xây Confessions là nơi quy tụ sinh viên của 3 trường bao gồm ĐH Bách Khoa Hà Nội - ĐH Kinh tế Quốc dân - ĐH Xây dựng cùng nhau chia sẻ, đăng tải những bài viết, câu chuyện liên quan đến cuộc sống của giới sinh viên.
Được biết, đây đều là những trang confessions do các sinh viên, cựu sinh viên các trường cùng nhau lập ra chứ không hề nằm dưới sự quản lý của ban giám hiệu các trường như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hiện vụ việc này vẫn đang trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của cộng đồng mạng.
Nhật Minh
Fanpage NEU Confessions bị tố cáo ăn cắp chất xám, bị report "bay màu", đại diện trường ĐH Kinh tế Quốc dân nói gì? Sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân đang rất vui mừng khi NEU Confessions bị khoá vì theo họ, fanpage này không hề liên quan đến trường mà còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng của trường. Là một trong những fanpage sinh viên được quan tâm nhiều nhất trên mạng xã hội, NEU Confessions không chỉ cập nhật thông tin cho...