Cha đẻ của chàng cao bồi Woody trong “Toy Story” qua đời ở tuổi 83
Bud Luckey, người thiết kế nhân vật Woody trong “ Toy Story”, vừa mất cách đây không lâu sau một cơn bạo bệnh.
Là một trong những nhân viên lâu năm của Pixar, Bud Luckey là người tạo hình cho rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng như loạt Toy Story, A Bug’s Life (1998), Monster, Inc. (2001), Finding Nemo (2003), Cars (2006), WALL-E (2008)… Andy Luckey, con trai của Bud, vừa xác nhận ông qua đời vào ngày 24/2 tại một bệnh viện ở bang Connecticut.
Bud Luckey nổi tiếng với hình ảnh chàng cao bồi Woody
Theo John Lasseter – giám đốc hoạt hình của Disney và Pixar – thì Bud Luckey thiết kế hình ảnh cho hầu hết các tác phẩm của hãng kể từ Toy Story (1995). Thành tựu đáng nhớ nhất của ông chính là chàng cao bồi Woody trong loạt phim ăn khách bậc nhất của Pixar. Ngoài ra, Luckey còn tham gia lồng tiếng cho nhiều nhân vật như Rick Dicker – trưởng bộ phận Tìm kiếm Siêu anh hùng trong The Incredibles (2004), chàng hề Chuckles trong Toy Story 3 (2010), chú lừa Eeyore trong Winnie the Pooh (2011).
Ở tuổi 69, ông viết kịch bản, đạo diễn, sáng tác và hát một bài trong bộ phim hoạt hình ngắn Boudin’ (2004) của Pixar. Tác phẩm mang về cho Luckey một đề cử Oscar cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc. Ông cũng tham gia viết kịch bản, sáng tác nhạc cho nhiều tập trong Sesame Street – một chương trình giáo dục cho trẻ em tại Mỹ kéo dài từ năm 1969 tới nay.
Ông là người đứng sau rất nhiều bom tấn hoạt hình quen thuộc
Bud Luckey sinh ngày 28/7/1934 tại Billings, Montana. Sau một thời gian hoạt động trong quân đội Hoa Kỳ, ông bắt đầu theo đuổi đam mê hội họa. Sau hàng chục năm hoạt động trong lĩnh vực hoạt hình, Luckey đã để lại dấu ấn trong tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới.
Cái chết của ông là một mất mát lớn cho ngành hoạt hình nói riêng và nền điện ảnh nói chung.
Theo Trí Thức Trẻ
Video đang HOT
10 "hạt sạn" chẳng mấy ai nhận ra trong các phim của Pixar và Disney
Phim thiếu nhi thì chẳng mấy ai "vạch lá tìm sâu", song có nhiều tình tiết trong các phim của Disney vô lý đến mức không thể phớt lờ.
Tóc của nhân vật chính bỗng nhiên đổi màu, hay mái chèo của họ bỗng nhiên "thoắt ẩn thoắt hiện" trong những cảnh hát hò? Đó chỉ là một trong số những tình tiết phi logic, những hạt sạn hoặc quá to, hoặc "nhỏ xíu" trong các tác phẩm của Nhà Chuột.
1. Finding Dory: Cá nước mặn lại có thể bơi trong... nước ngọt
Ở phần phim hậu truyện của Finding Nemo, cô cá mau quên Dory và các bạn hữu dấn thân vào hành trình tìm cha mẹ mình. Điều khiến các nhà sinh học nhức nhối, chính là cuộc tìm kiếm của bầy cá diễn ra trong môi trường nước ngọt, trong khi cả bọn đều là sinh vật đến từ... vùng biển nước mặn. Sống sót được hẳn là nhờ sức mạnh niềm tin!
2. Moana: "Lạc trôi" từ hướng Đông sang hướng Bắc
Nàng công chúa Moana không cần chờ hoàng tử đến giải nguy, mà trái lại, cô tự giương buồm để dẫn dắt dân tộc mình đến vùng đất mới. Để thực thi thử thách định mệnh này, chàng á thần Maui đã nhấn mạnh rằng Moana phải hướng mũi tàu về phía Tây. Nhưng fan tinh ý sẽ nhận ra rằng trong lúc này, mặt trời lặn về phía tay trái của Maui, vậy hướng đó phải là hướng Tây. Nếu muốn đi về phía Đông, Moana phải xoay thuyền về bên phải, nhưng nàng lại quyết định cứ đâm thẳng phía trước - tức là hướng nàng đang nhắm tới lại là... hướng Bắc. Hóa ra có những người mù đường mà giấu bệnh, và còn nguy hiểm hơn khi họ làm lãnh đạo!
3. The Little Mermaid: Hoàng tử ơi, mái chèo chàng quăng đâu rồi?
Trong một cảnh tình tứ của "Nàng tiên cá", hoàng tử Eric trong lúc đang chèo thuyền cùng Ariel tại một khúc sông tuyệt đẹp đã quyết định tỏ tình. Lúc này, máy quay hướng từ trên cao xuống, giúp người xem nhận ra Eric đang nắm lấy đôi tay nhỏ bé của Ariel. Nhưng khiến khán giả hoảng hồn, là mái chèo của họ đã... biến đâu mất tiêu rồi?
4. Snow White and the Seven Dwarfs : "Cánh tay ma" của Doc
Trong nhiều phân cảnh của "Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn", nếu để ý, người xem sẽ thấy cánh tay của chú lùn Doc xuất hiện ngẫu nhiên trên màn hình. Điều này được giải thích là với công nghệ khiêm tốn vào thời điểm phim ra mắt, tổ họa sĩ vẫn không thể xóa hoàn toàn các nét vẽ hỏng của mình, dẫn đến việc những nét hỏng này thỉnh thoảng "lên hình".
5. Hercules: Màu mắt của Megara thay đổi
Trong hầu hết các phân cảnh, người đẹp Megara sở hữu đôi mắt tím huyền ảo, rất hợp với bộ đầm tím của nàng. Nhưng kỳ lạ thay, trong một số đoạn chuyển cảnh, mắt nàng lại "hóa xanh". Theo thông tin từ hãng Walt Disney, ban đầu mắt Megara được tô xanh. Nhưng trong quá trình hậu kỳ, nhà sản xuất đã quyết định thay đổi thành mắt tím, dẫn đến việc một số cảnh phim bị "sửa sót".
6. Beauty and the Beast (Bản người đóng): Cửa Đông thực chất là Cửa Tây
Walt Disney rất chú tâm vào tiểu tiết trong dự án hồi sinh thương hiệu phim hoạt hình ăn khách. Dù vậy, có vẻ như phân biệt phương hướng chưa bao giờ là thế mạnh của hãng. Trong lâu đài tráng lệ của Quái thú tồn tại hai tòa tháp là Cửa Đông và Cửa Tây, tức nơi đầu tiên sẽ nhìn được mặt trời mọc còn nơi thứ hai sẽ nhìn thấy mặt trời lặn. Nhưng xuyên suốt các khung hình khi Belle di chuyển qua hai tòa tháp này, ánh mặt trời lại bừng sáng ở Cửa Tây, và tắt dần ở Cửa Đông.
7. Finding Nemo: Tàu chạy mà không cần thu mỏ neo
Ở cảnh đầu tiên của phim khi Nemo bị mắc vào lưới đánh cá, hình ảnh con tàu của loài người nhả khói rồi khuất dần trên bề mặt thực sự khiến người xem thổn thức. Song, làm sao mà con tàu ấy có thể chạy, khi mà mỏ neo còn cắm rành rành dưới đáy biển?
8. Mulan: Lính Trung Quốc nhưng cờ thì lại Nhật Bản
Trong cảnh dựng lều, nếu để ý kỹ người xem sẽ thấy một lá cờ được in trên nền trắng của chiếc lều quân y. Điều đáng ngạc nhiên là lá cờ ấy lại mang biểu tượng mặt trời mọc, chính là lá cờ của nước Nhật thời hiện đại. Bộ trong mắt nhà làm phim Mỹ, đất nước Châu Á nào cũng như nhau?
9. Alice in Wonderland (Phim người đóng): Bóng của Camera
Một trong những dự án mang nhiều tham vọng nhất của Walt Disney lại sở hữu nhiều lỗi kỹ thuật nhất. Cụ thể là trong phân cảnh Mad Hatter trò chuyện cùng Alice, liên tục xuất hiện những bóng đen tròn di chuyển vòng quanh khung hình. Chúng, không gì khác ngoài bóng của những chiếc máy ghi hình. Một số mọt phim còn tuyên bố rằng, họ còn có thể nhìn thấy... chân của người quay phim trong một số đoạn.
10. Monsters, Inc.: Múi giờ không thống nhất
Để có thể hù dọa bọn trẻ, các "nhân viên" của Công ty Quái vật phải bước qua những cánh cửa thần kỳ để tiến vào thế giới loài người. Điều đáng nói là mỗi cánh cửa sẽ mở ra một địa điểm khác nhau. Trong một phân cảnh khi Mike, Sulley, Boo bị Randall rượt đuổi khiến họ phải liên tục đi xuyên qua các cánh cửa, Floria lúc đó đang về đêm, trong khi đó thì Paris, Tokyo và Hawaii lại cùng là ban ngày. Chỉ cần có chút kiến thức về múi giờ thế giới, bạn sẽ nhận ra chi tiết này hoàn toàn sai lệch và phi lý.
Theo Trí Thức Trẻ
"Coco" sẽ có những chi tiết gợi nhắc đến "Toy Story" và "Finding Nemo" Bộ phim hoạt hình thứ hai của hãng Pixar - "Coco" sắp ra mắt trong tháng này vừa tung ra trailer cuối cùng, gợi nhớ đến "Toy Story" và "Finding Nemo". Phim hoạt hình Coco được sản xuất bởi Pixar và do Disney phát hành, bộ phim lấy cảm hứng từ lễ hội truyền thống Day of the Dead của người dân Mexico,...