“Cha đẻ” bộ KIT xét nghiệm Covid-19 Made in Việt Nam
Thiếu tá, bác sĩ Hoàng Xuân Sử là người đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển bộ KIT xét nghiệm Covid-19 Made in Vietnam. Đây cũng là gương mặt được đề cử vào danh sách bình chọn nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 của báo VietNamNet.
Thiếu tá Hoàng Xuân Sử là một trong 14 gương mặt được báo VietNamNet đề cử là Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020. Các gương mặt được lựa chọn đều có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng, từng xuất hiện trên báo VietNamNet. Thời gian bình chọn đến 24h ngày 15/12/2020. Độc giả bình chọn TẠI ĐÂY.
Những người phát triển bộ KIT test Covid-19 Việt Nam
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao về khả năng đối phó với đại dịch Covid-19. Ngoài đóng góp của đội ngũ các y bác sĩ, các tình nguyện viên, thành công này còn có sự tham gia của các nhà khoa học.
Họ là những người giúp Việt Nam nắm trong tay các công cụ đắc lực để kiếm soát và hạn chế dịch bệnh. Trong đó, đóng góp lớn nhất là sự ra đời của bộ sinh phẩm giúp chẩn đoán sớm và sàng lọc người nghi nhiễm Covid-19.
Nhóm nghiên cứu bộ sinh phẩm giúp chẩn đoán sớm và sàng lọc người nghi nhiễm Covid-19 của Học viện Quân y.
Bộ sinh phẩm đặc biệt này là thành quả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Học viện Quân y. Trong đó, Thiếu tá, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Xuân Sử (Trưởng phòng vi sinh và các mầm bệnh sinh học, Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự) là người đóng vai trò chủ chốt.
Tiến sĩ Sử cũng chính là người góp công lớn trong việc xây dựng quy trình phát hiện các tác nhân nguy hiểm trước đó như virus Ebola, virus viêm gan B, C, virus sốt xuất huyết,…
Bộ KIT test Covid-19 của nhóm nghiên cứu do Học viện Quân y phát triển cũng dựa trên nguyên lý Realtime RT-PCR như phần lớn các bộ KIT test khác. Tuy nhiên, do tối ưu số lượng phản ứng tốt hơn, bộ KIT của Việt Nam tiết kiệm được nhiều thời gian xét nghiệm.
Chính vì ưu điểm này, Tổ chức Y tế Thế giới đã chủ động liên hệ với với nhóm nghiên cứu Học viện Quân y và đề nghị cung cấp quy trình nhằm chia sẻ cho các phòng thí nghiệm trên toàn cầu.
Video đang HOT
Thiếu tá, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Xuân Sử.
Trước thời điểm bộ KIT test Covid-19 của Học viện Quân y ra đời, việc xét nghiệm các ca nghi nhiễm Covid-19 tại Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn KIT test của WHO. Do vậy, việc tự sản xuất được bộ KIT test Covid-19 đã giúp Việt Nam nắm trong tay một công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc chẩn đoán sớm và sàng lọc người nghi nhiễm.
Cũng nhờ ý nghĩa quan trọng này, công trình nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR phát hiện SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 đã được trao tặng giải thưởng Bảo Sơn năm 2020 cùng 60.000 USD tiền mặt. Đây là giải thưởng do Quỹ Giáo dục Bảo Sơn – Tập đoàn Bảo Sơn và Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức thường niên từ năm 2011.
Nhóm nghiên cứu của Học viện Quân y sau đó cũng được Bộ Khoa học & Công nghệ tôn vinh vào danh sách các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Xuân Sử và nhiều thành viên chủ chốt khác của nhóm nghiên cứu Học viện Quân y đã được Bộ Khoa học & Công nghệ tôn vinh khi đưa vào danh sách các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Dấu ấn Việt trên bản đồ y khoa thế giới
Không chỉ đóng góp quan trọng vào công tác chống dịch tại Việt Nam, sự thành công của bộ KIT test Covid-19 Made in Việt Nam cũng mở ra một cơ hội xuất khẩu lớn, đồng thời góp phần truyền cảm hứng và lan tỏa khát vọng Việt đi khắp toàn cầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 quốc gia trên thế giới sử dụng bộ KIT xét nghiệm Covdi-19 do Việt Nam cung cấp.
Các quốc gia này bao gồm Lào, Campuchia, Indonesia, Ukraina Balan, Hungary, Áo,… Việc xuất khẩu các bộ KIT test Covid-19 được thực hiện qua 2 con đường là đặt mua trực tiếp từ các nước và tặng dưới dạng ngoại giao.
Ngoài những quốc gia này, nhà sản xuất Việt Nam đang đàm phán để xuất khẩu KIT xét nghiệm Covid-19 tới khoảng 20 quốc gia khác.
Bộ KIT Test Covid-19 Made in Việt Nam
Theo đơn vị sản xuất, tổng số lượng KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đã xuất khẩu là hơn 20.000 bộ. Mỗi bộ KIT do Việt Nam sản xuất bao gồm 50 test. Mức giá của mỗi test này dao động trong khoảng từ 400.000 – 600.000 đồng. Mỗi test dùng được cho một lần thử.
Bộ KIT test Covid-19 do Học viện Quân y phát triển hiện đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh.
Như vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội bán bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của mình cho tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu. Xa hơn nữa, nhà sản xuất đang có tham vọng sẽ xuất khẩu sản phẩm này cho cả thị trường Mỹ.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...