Cha con lôi nhau ra tòa
Cho rằng cấp sơ thẩm buộc bị đơn phải giao lại ngôi nhà đang sử dụng cho nguyên đơn là không đúng nên cấp phúc thẩm đã chấp nhận đơn kháng cáo, đồng thời tuyên sửa một phần bản án trước đó. Vụ án đã khép lại, song nó vẫn khiến nhiều người không khỏi băn khoăn về tình cha con.
Ảnh minh họa: PHÚ KHÁNH
Khi ki-ốt biến thành… nhà
Ngày 22-3 vừa qua, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với vụ án tranh chấp ngôi nhà (nguyên là ki-ốt) giữa hai bố con ông Phạm Anh Phương và chị Phạm Thị Mỹ Vân, đều trú ở phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Trước đó, ngày 11-9-2012, tại trụ sở TAND quận Cầu Giấy, ông Phương đâm đơn ra tòa, kiện con gái phải trả lại vợ chồng ông căn nhà hơn 30m2 tại chợ Đồng Xa.
Quá trình xét xử cho thấy, căn nhà mà vợ chồng chị Vân đang ở hiện nay vốn chỉ là một ki-ốt được ông Phương thuê của UBND thị trấn Cầu Diễn từ năm 1991 với thời hạn 10 năm, diện tích khoảng 15m2. Sau một thời gian bán nước chè và dùng làm nơi sửa chữa xe đạp, ông Phương lần lượt cho nhiều người khác thuê lại. Trong khoảng thời gian ấy, những người sử dụng này đã tự ý cơi nới, khiến gian ki-ốt “nở ra” thành 25m2. Đầu năm 2005, sau một thời gian lấy chồng nhưng không có chỗ ở, chị Vân quay về xin bố mẹ cho mượn gian ki-ốt này để sinh sống. Hơn 3 năm sau, do có nhu cầu lấy lại “nhà” để kinh doanh, vợ chồng ông Phương hỏi “xin” lại con gái nhưng không được…
Về phần bị đơn, chị Vân trình bày việc mượn “gian nhà” là hoàn toàn đúng sự thật. Tuy nhiên, ngay sau khi dọn về đây ở, vợ chồng chị đã liên tục cải tạo, cơi nới và hiện nay nó là một ngôi nhà khá khang trang với diện tích lên đến 32m2. Song, đó chưa phải là điều quan trọng, bởi trong thời gian mượn nhà của bố mẹ, vợ chồng chị Vân đã nhiều lần cho bố mẹ đẻ vay tiền, vàng, tổng cộng 36 triệu đồng và hai bên đã thống nhất số tiền đó được chuyển hóa thành tiền mua lại ki-ốt.
Mất nhà, mất cả đạo lý thuần phong
Sau khi xem xét các chứng cứ, tài liệu mà hai bên nguyên đơn và bị đơn cùng đưa ra, TAND quận Cầu Giấy đã quyết định chấp nhận đơn khởi kiện của ông Phương. Tòa án cũng đồng thời tuyên buộc vợ chồng chị Vân phải giao lại ngôi nhà cho bố mẹ đẻ sử dụng cho đến khi nào cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi. Không đồng tình với phán quyết của tòa án Cầu Giấy, chị Vân chống án lên tòa án cấp trên.
Tại phiên tòa phúc thẩm, một lần nữa vợ chồng ông Phương và vợ chồng cô con gái lại gay gắt với nhau. Chị Vân vẫn khẳng định việc mượn nhà của bố mẹ đẻ là sự thật. Chị Vân cho rằng hợp đồng thuê ki-ốt giữa bố mình và UBND thị trấn Cầu Diễn chỉ có giá trị 10 năm, bắt đầu từ năm 1991. Vì vậy đến thời điểm vụ kiện được thụ lý, hiệu lực của hợp đồng thuê
ki-ốt đã không còn. Về khoản tiền vay mượn, sau đó chuyển hóa thành tiền mua lại ki-ốt, phía bị đơn trình bày nguyên đơn thừa nhận, song đã phần nào “lật lọng” khi thấy giá trị của ki-ốt ngày một lớn hơn. Chị Vân quả quyết, sau khi “đánh tiếng” đòi lại nhà, bố chị đã mang tiền sang trả và còn gọi rất nhiều người thân quen đến để làm chứng. Theo đại diện của bị đơn, điều này cho thấy lời khai của chị Vân về việc đã mua lại ki-ốt của bố mình là hoàn toàn có căn cứ.
Chưa hết, luật sư của bị đơn còn cho rằng cấp tòa sơ thẩm đã rất “ẩu” khi không chỉ ra được quan hệ tranh chấp giữa bố con chị Vân, nhưng lại tuyên cho nguyên đơn được tiếp quản căn nhà hiện nay. Luật sư của chị Vân phân tích, ngoài bản hợp đồng thuê ki-ốt của ông Phương đã hết hiệu lực từ năm 2001 thì đối tượng tranh chấp lúc này đã không còn là ki-ốt nữa mà là một ngôi nhà. Trong khi đó, đơn khởi kiện của phía nguyên đơn thì lại chỉ đòi ki-ốt. Mặt khác, thời điểm ông Phương nhận ki-ốt từ UBND thị trấn Cầu Diễn, diện tích của nó chỉ có 15m2 (nguyên đơn khai), nhưng diện tích thực tế của căn nhà hiện nay đã lớn hơn hai lần số ấy. “Cấp sơ thẩm tuyên bị đơn phải trả lại căn nhà đang sử dụng ổn định cho nguyên đơn là điều rất vô lý” – luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) khẳng định.
Video đang HOT
Sau 1 ngày xét xử, TAND TP Hà Nội nhận thấy, cấp sơ thẩm xác định nguyên đơn có quyền tiếp quản ngôi nhà mà vợ chồng chị Phạm Thị Mỹ Vân đang ở hiện nay là không có căn cứ pháp lý, vì thế HĐXX phúc thẩm tòa án Hà Nội đã quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm để bác đơn khởi kiện của ông Phạm Anh Phương. Cùng với đó, tòa cũng ghi nhận sự tự nguyện của chị Vân khi bỏ ra một khoản tiền để bù đắp cho bố mẹ…
(Danh tính nguyên đơn và bị đơn trong bài đã thay đổi)
Theo ANTD
Vụ kiện đòi 55 triệu đô qua lời nhân chứng
Liên quan đến vụ kiện 55 triệu USD gây xôn xao dư luận, sự có mặt của các nhân chứng là một yếu tố quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Vậy, từng là những người chơi bạc tại Câu lạc bộ Palazzo, các nhân chứng nói gì?
Sau khi máy báo kết quả trúng thưởng lên tới 55,5 triệu USD và được người bạn khuyên hãy dừng cuộc chơi để nhận thưởng, ông Ly Sam (60 tuổi, doanh nhân Việt kiều Mỹ) lập tức làm theo.
Thế nhưng, yêu cầu trên bị nhân viên câu lạc bộ Palazzo từ chối vì số tiền quá lớn, hẹn chờ cấp trên về giải quyết.
Ngay sau đó, doanh nhân Việt kiều Mỹ tiến hành lập biên bản, mời những người có mặt ký tên.
Sự việc trên đã tạo ra chứng cứ vô cùng quan trọng trong vụ kiện. Vụ án có 4 người được triệu tập với vai trò nhân chứng, trong đó 3 người là khách chơi bạc, một người là nhân viên câu lạc bộ.
Tỷ lệ thưởng 91-95%?
Tại tòa, trong phần trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, phía bị đơn cho biết để được kinh doanh loại hình dịch vụ trên, công ty đã phải trải qua những khâu đăng ký rất nghiêm ngặt theo quy định từ Bộ kế hoạch và Đầu tư đến Bộ Tài chính, Sở Tài chính...
Khi chủ tọa hỏi phía bị đơn về việc công ty đã đăng ký tỷ lệ trúng thưởng với Sở Tài chính chưa, phía Đông Dương cho biết đã đăng ký và con số này ở mức từ 91-95%.
Giải thích về ý nghĩa con số trên, bị đơn cho biết đây là tỷ lệ xác suất trúng thưởng, chơi càng lâu, chơi càng nhiều lần thì tỷ lệ trúng thưởng (cơ hội trúng thưởng) sẽ ổn định ở mức 91-95%.
Nghe lời giải thích trên, những người dự khán không khỏi giật mình.
Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏi tiếp "nếu theo giải thích của bị đơn như vậy liệu kinh doanh có tồn tại được và có lợi nhuận không?". Lúc này, vị luật sư của bị đơn đứng lên giải thích: 91-95% ở đây là tỷ lệ khoản tiền thắng so với tổng số tiền mà máy đã nhận.
Nghĩa là, nếu tổng cộng số tiền các lần đánh bạc máy nhận vào là 1.000 USD thì Câu lạc bộ bảo đảm lợi nhuận ít nhất là 50 USD (nghĩa là mức trả thưởng tối đa là 950 USD) chứ không phải như giải thích ban đầu của bị đơn.
Một nhân chứng đang trả lời luật sư phía bị đơn tại tòa
Tại tòa, đại diện bị đơn cũng cho biết quá trình kinh doanh Câu lạc bộ đã thành lập ban giám sát và đã đăng ký.
Trong ngày máy báo ông Ly Sam trúng thưởng, nhân viên kỹ thuật của công ty có mặt; về người giám sát, bị đơn đề nghị Tòa hỏi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là đại diện Công ty TNHH quản lý Ewarton.
Bị đơn cũng cho biết trước đó Câu lạc bộ cũng đã có nội quy hoạt động và quy chế chính là nội quy, pháp luật không quy định phải đăng ký nên CLB đã không đăng ký nội quy hoạt động trên.
"Thua nhiều hơn thắng"
Mặc dù, phía bị đơn cho biết tỷ lệ thưởng rất cao, lợi nhuận CLB thu về chỉ ở mức 5-9% nhưng tại tòa, các nhân chứng có "thâm niên" nhiều năm đánh bạc giải trí tại CLB Palazzo đều khẳng định họ đã chơi rất nhiều và &'thua nhiều hơn thắng".
Nhân chứng Le Manh Patrice cho biết ông đã chơi đánh bạc giải trí tại CLB Palazzo từ khi bắt đầu mở cửa - khoảng 8 năm.
Tòa hỏi ông có thắng nhiều không, ông trả lời "không, thua nhiều hơn thắng". Ông thừa nhận có lần thắng, nhưng ngay sau đó lại thua hết.
Cũng là thành viên CLB với "thâm niên" tham gia trò chơi có thưởng nhiều năm tại đây, nhân chứng Nhan Thanh Hiền (Việt kiều Canada) chia sẻ: "Tôi là thành viên CLB ít nhất 4 năm. Tôi chơi thua nhiều hơn thắng nên luôn cố gắng chơi ít để...không thua nhiều".
"Lúc ông Ly Sam chơi tôi cũng đang ở đó. Tôi ngồi cách máy ông Sam khoảng 6-7 máy. Tôi nghe có người la "thắng rồi". Sau đó, tôi bỏ máy tôi đến thì thấy ô credit ghi thắng 55,5 triệu USD.
Ông Sam đang định đánh tiếp thì tôi bảo dừng lại lấy tiền ra đi. Ông Sam dừng lại đề nghị được lãnh tiền, nhưng không được. Chờ cả tiếng sau không thấy gì nên ông Sam đánh đơn ghi nhận, xin chữ ký. Mọi người ký tên còn quản lý CLB và nhân viên không ai ký cả", nhân chứng này nhớ lại.
Là nhân viên thuộc Công ty TNHH quản lý Ewarton (đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý, giám sát CLB), nhân chứng T.L.A cho biết lúc xảy ra sự việc cô đã vào làm ở đây khoảng 9 -10 tháng.
Vì là nhân viên nên mặc dù chưa từng chơi nhưng cô biết cách chơi và kết quả thế nào là thắng.
Cô kể: "Lúc đó, ông Sam chơi bình thường sau đó thấy ông ấy có gì đó bực mình, cầm tờ tiền đứng lên rồi lại ngồi xuống, đập vào máy, máy tắt, một lúc sau sáng lên thì thấy ông Sam la lớn bảo trúng thưởng".
Tuy nhiên, khi Tòa hỏi theo chị thì máy gặp sự cố hay là ông Ly Sam trúng thưởng nhưng CLB không trả thì nhân chứng này từ chối trả lời vì không thuộc thẩm quyền, không rõ.
Tòa cũng tiến hành công bố lời khai của nhân chứng Truong Guy Patrick vì nhân chứng này vắng mặt.
Người này cho biết mình đã chứng kiến và ghi nhận việc ông Ly Sam trúng thưởng. Ngược lại, phía bị đơn cho rằng máy gặp sự cố, nhưng lại không đưa ra được lập biên bản ghi nhận vụ việc.
Từ lời khai từ các nhân chứng trên cùng những hình ảnh, lý lẽ mà các đương sự cung cấp, hồ sơ vụ án thể hiện, Hội đồng xét xử đã tuyên ông Ly Sam thắng kiện.
Theo 24h
Ít chứng cứ để lật ngược vụ kiện 55 triệu đô Xung quanh sự kiện ông Ly Sam (60 tuổi, thương nhân quốc tịch Mỹ) được tuyên thắng kiện vụ 55 triệu USD, đã có rất nhiều ý kiến thể hiện quan điểm xung quanh vụ kiện này. Một số luật sư cho rằng phán quyết của Tòa án đã thể hiện chính kiến và cả sự "dũng cảm", tinh thần thượng tôn pháp...