Cha con ‘đại gia’ điện gió miền Tây lãnh án vì hành vi lừa đảo
Chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ 2 hạng mục của dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, cha con ‘đại gia’ điện gió miền Tây lãnh án 14 năm tù.
Ngày 20/9, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt vụ án “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau do Công ty TNHH xây dựng – thương mại – du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) làm chủ đầu tư. Nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2012.
Toàn cảnh phiên tòa xét xử cha con ‘đại gia’ điện gió miền Tây. Ảnh: T.H
Các bị cáo trong vụ án này gồm: cha con ông Tô Hoài Dân (63 tuổi, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc) và Tô Công Lý (40 tuổi, Phó Tổng giám đốc) cùng nhân viên Nguyễn Bá Đam (40 tuổi).
Theo cáo trạng, lợi dụng chính sách hỗ trợ 50% vốn đầu tư với dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quá trình triển khai dự án từ 2009-2012, bị cáo Lý đã trực tiếp chỉ đạo Đam lập khống hồ sơ 2 hạng mục của công trình, trị giá hơn 14 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, bị cáo Lý trình Dân ký phê duyệt quyết toán và ký tờ trình đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ vốn đầu tư cho công ty, số tiền hơn 7,3 tỷ đồng. Biết rõ dự án không có 2 hạng mục trên nhưng bị cáo Dân vẫn ký phê duyệt.
Video đang HOT
Sau khi Lý bị bắt, vợ bị cáo đã nộp hơn 7 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Cáo trạng của VKSND cho rằng hành vi của Lý đã phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò chủ mưu. Bị cáo Dân và Đam phạm tội tương tự, đóng vai trò đồng phạm.
Xem xét toàn diện, HĐXX đã tuyên các bị cáo Tô Công Lý 10 năm tù, Tô Hoài Dân và Nguyễn Bá Đam mỗi người 4 năm tù cùng tội danh trên.
Cha con ông Dân được biết đến là đại gia ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài đầu tư nhà máy xử lý rác thải, Công ty Công Lý còn là chủ đầu tư Nhà máy điện gió Bạc Liêu, điện gió Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau)…
Nhiều nữ đại gia ở Hà Nội bị chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng vì tin lời kẻ lừa đảo
Tin lời kẻ lừa đảo, các nữ đại gia đã bỏ ra số tiền lớn để góp vốn đầu tư mua bán ngoại tệ, để rồi bị chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, dù không có khả năng mua ngoại tệ USD từ ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác với giá rẻ, nhưng bà Huệ vẫn giới thiệu với nhiều người rằng mình có nguồn mua USD từ những nơi này với giá rẻ rồi bán ra thị trường để hưởng lãi suất chênh lệch.
Để mọi người tin tưởng, bà Huệ lên mạng Internet xem tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại rồi lựa chọn tỉ giá USD của ngân hàng, đồng thời gọi điện đến các cửa hàng vàng bạc để hỏi tỷ giá USD trên thị trường tự do.
Bị can tự đưa ra mức giá cụ thể để thông báo với người cả tin. Tỷ giá USD mua vào của bà Huệ luôn thấp hơn so với giá thị trường tự do, nhưng cao hơn so với giá của ngân hàng. Bị can giải thích rằng đó chính là "phần chi phí tiền hoa hồng".
Sau khi các bị hại góp vốn đầu tư, bà Huệ chiếm đoạt, dùng để chi tiêu cá nhân. Bằng thủ đoạn trên, Trần Thị Minh Huệ đã lừa đảo chiếm đoạt của các bị hại tổng số tiền hơn 140 tỷ đồng.
Trong số các nạn nhân của bà Huệ phải kể đến bà L. (SN 1974), bị chiếm đoạt 21,1 tỷ đồng. Tài liệu điều tra chỉ ra rằng, thông qua mối quan hệ xã hội, bà L. quen biết với bị can Huệ. Khi đó, bà Huệ rủ bà L. góp vốn đầu tư mua USD từ ngân hàng Nhà nước với giá rẻ rồi bán ra thị trường tự do để hưởng lãi suất chêch lệch.
Từ ngày 15/8 - 23/10/2022, bà L. đã chuyển cho bà Huệ 30 tỷ đồng. Để bà L. tin tưởng, bà Huệ chuyển lại cho người bị hại 8,9 tỷ đồng, nói rằng đó là tiền lãi. Hai bên chốt số tiền bà Huệ còn cầm là 21,1 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, bị can đem sử dụng chi tiêu cá nhân và trả nợ rồi ngắt liên lạc với bà L.
Một bị hại khác là bà T. (SN 1976). Người này bị bà Huệ lừa đảo chiếm đoạt hơn 94,6 tỷ đồng. Theo cáo trạng, sau khi quen biết, bà T. được bị can Trần Thị Minh Huệ giới thiệu rằng có nguồn mua USD từ ngân hàng Nhà nước với giá rẻ. Bà Huệ rủ bà T. góp vốn cùng đầu tư để hưởng chênh lệch. Tin lời bị can, bà T. đã đồng ý.
Lúc này, bà Huệ nói đang có sẵn 170.000 USD và đồng ý bán cho bà T. với giá 23.750 đồng/USD. Bà T. chuyển cho bị can Huệ hơn 5 tỷ đồng và nhận về 170.000 USD.
Sau lần đó, bà T. tin tưởng bà Huệ, và trong các ngày 16/9 - 25/10/2022, đã chuyển cho bà Huệ hơn 298 tỷ đồng để đầu tư mua bán USD.
Nhận số tiền trên, bà Huệ dùng hơn 185 tỷ đồng để mua USD, số tiền còn lại bị can không thực hiện theo cam kết mà chiếm đoạt của bà T. hơn 94,6 tỷ đồng.
Với thủ đoạn tương tự, một nạn nhân khác cũng bị bà Huệ chiếm đoạt hơn 14 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, bà Huệ thừa nhận đã đăng ký, sử dụng 11 tài khoản ngân hàng cùng đứng tên Trần Thị Minh Huệ để nhận và chuyển tiền cho các bị hại. Số tiền nhận được, bà Huệ chỉ sử dụng một phần để mua USD trên thị trường tự do với giá cao để trả cho bị hại.
Bà Huệ khai, do làm ăn thua lỗ nên đã sử dụng tiền chiếm đoạt của các bị hại để trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Ôm dự án lớn, nữ đại gia vướng cú lừa ngoạn mục Sau khi được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận cho xây dựng nhà máy thủy điện Đắk Sor 1, do không đủ tiền đầu tư nên nữ đại gia đã đi tìm đối tác đầu tư dự án để rồi bị lừa cú ngoạn mục. VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Tuyết (SN 1953,...