CH Séc cho phép mỗi lọ vaccine của Pfizer/BioNTech chia thành 6 liều
Bộ Y tế Séc thông báo nước này đã cho phép chia mỗi lọ vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hai hãng dược Pfizer (Mỹ)/ BioNTech (Đức) thành 6 liều, qua đó giúp nhiều người có cơ hội được tiêm chủng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo đưa ra ngày 29/12, bộ trên cho biết khác với tiêu chuẩn đăng ký ở EU của vaccine này, Séc đã tạm thời cho phép chiết thêm liều thứ 6 từ mỗi lọ vaccine với điều kiện trọng lượng thông thường của mỗi liều được giám sát nghiêm ngặt. Ngoài ra, mỗi lọ cần chứa đủ lượng vaccine cần thiết để chiết thành 6 liều, đồng nghĩa lượng vaccine giữa các lọ chứa sẽ không thể được trộn chung với nhau.
Theo các quy tắc tiêu chuẩn hiện nay, mỗi lọ vaccine của Pfizer/BioNTech có thể được tiêm cho 5 người. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết với ống tiêm và kim tiêm phù hợp, mỗi lọ vaccine này có thể chiết thành 6 hoặc thậm chí 7 liều.
Thủ tướng Séc Andrej Babis đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho phép tiêm vaccine cho 6 người từ một lọ vaccine của Pfizer/BioNTech thay vì 5 người như hiện nay, trong bối cảnh các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng được khởi động sau lễ Giáng sinh.
Video đang HOT
Ngày 28/12 vừa qua, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết đang thảo luận với các cơ quan quản lý về việc chấp thuận chiết thêm liều thứ 6. Cơ quan này cũng đã yêu cầu Pfizer nộp tài liệu về vấn đề này. Nếu phương án này được EC và các cơ quan chức năng chấp thuận, EU sẽ có khoảng 360 triệu liều thay vì 300 triệu liều như dự kiến.
Theo đơn đặt hàng hiện nay của Séc, nước này cũng sẽ có thêm 1,6 triệu liều, đồng nghĩa sẽ có đủ vaccine cung ứng cho nhiều người hơn.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã lên tiếng kêu gọi người dân kiên nhẫn, đồng thời phản bác quan điểm rằng lượng vaccine mà Đức đặt mua ít hơn so với nhiều nước khác trên thế giới. Ông nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta đều bắt đầu trong tình trạng khan hiếm”.
Liên quan đến cuộc tranh luận về việc liệu những người đã được tiêm vaccine có nên được hưởng một số đặc quyền nhất định, ông Spahn cho rằng không có sự phân biệt nào giữa những người được tiêm chủng và không được tiêm chủng ở những khu vực công cộng như bệnh viện, tòa thị chính hay phương tiện giao thông công cộng, bởi hiện chưa rõ liệu những người được chủng ngừa vẫn có khả năng lây nhiễm hay không.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Đức Klaus Reinhardt kỳ vọng số người dân sẵn sàng cho việc chủng ngừa sẽ tăng lên trong những tháng tới. Theo ông, đối với những người đã được tiêm phòng, đại dịch sẽ không còn đáng sợ nữa và họ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, qua đó giúp lan tỏa theo hướng tích cực. Đối với khả năng miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ tiêm phòng ít nhất phải đạt từ 65 đến 70%.
Ông Reinhardt cũng kêu gọi chính phủ liên bang và các bang xem xét lại mục tiêu 50 ca nhiễm mới/100.000 dân/tuần khi quyết định gia hạn lệnh phong tỏa toàn phần.
Y tá Mỹ dương tính với corona sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Sau trường hợp một nam y tá có kết quả xét nghiệm dương tính dù đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19, Đài ABC của Mỹ nhắc nhở vắc xin không phải thần dược, và mọi người cần tiếp tục các biện pháp chống dịch.
Vắc xin ngừa COVID-19 phát triển chung bởi hãng Pfizer/BioNTech được đưa tới hệ thống chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi New Jewish Home ở New York, Mỹ hôm 21-12 - Ảnh: REUTERS
Đài ABC (Mỹ) ngày 30-12 chia sẻ câu chuyện một y tá ở Mỹ có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính ngay sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Theo ABC, điều này nhắc nhở rằng các biện pháp rửa tay, giữ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong năm mới 2021.
Ông Matthew W. - một y tá 45 tuổi ở thành phố San Diego của Mỹ - được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) hôm 18-12. Ông cho biết tác dụng phụ duy nhất mà ông thấy là đau cánh tay.
6 ngày sau, sau khi làm việc tại một đơn vị điều trị COVID-19, ông Matthew ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi. Xét nghiệm của bệnh viện xác nhận ông đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19.
Bác sĩ Christian Ramers, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Các trung tâm y tế gia đình của San Diego (FHCSD), đánh giá đây là một kịch bản không ngờ.
Bệnh nhân không có khả năng chống COVID-19 ngay lập tức sau khi tiêm vắc xin. Bác sĩ Christian Ramers cho biết theo các cuộc thử nghiệm lâm sàng sẽ mất từ 10-14 ngày để người được tiêm vắc xin bắt đầu phát triển khả năng bảo vệ chống lại virus.
Thậm chí sau 10-14 ngày này, bệnh nhân vẫn cần tiêm liều vắc xin thứ 2 để đạt hiệu quả đầy đủ. "Chúng tôi nghĩ liều vắc xin đầu tiên cho khoảng 50% khả năng bảo vệ, và cần liều vắc xin thứ 2 để đạt mức 95%" - bác sĩ Ramers nói thêm.
Theo Đài ABC, một kịch bản khác là: Thời gian ủ bệnh của người nhiễm SARS-CoV-2 có thể tới 14 ngày, và nam y tá Matthew W. đã bị mắc COVID-19 trước khi được tiêm vắc xin vào ngày 18-12.
"Cả hai kịch bản này là thứ nhắc nhở rằng vắc xin không phải thuốc tiên. Thay vào đó, các chuyên gia nói rằng việc đẩy lùi COVID-19 sẽ tốn thời gian và cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp y tế cơ bản như giữ giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay" - Đài ABC viết.
Indonesia hoàn tất các thỏa thuận mua vaccine ngừa COVID-19 Ngày 29/12, tân Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đang hoàn tất các thỏa thuận mua vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và AstraZeneca (Anh), mỗi loại 50 triệu liều. Hình ảnh minh họa vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu...