CH Chad: Biểu tình biến thành bạo loạn tại một căn cứ quân sự của Pháp

Theo dõi VGT trên

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn một nguồn tin địa phương ngày 6/9 cho biết ít nhất 2 người t.hiệt m.ạng và khoảng 15 người bị thương khi tìm cách xâm nhập căn cứ quân sự của Pháp ở thành phố Faya-Largeau của CH Chad, sau vụ một binh sĩ nước này t.hiệt m.ạng.

CH Chad: Biểu tình biến thành bạo loạn tại một căn cứ quân sự của Pháp - Hình 1
Binh sĩ Pháp tham gia chiến dịch Barkhane tại Faya-Largeau, miền Bắc CH Chad, ngày 2/6/2022. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN

Theo nguồn tin, tối 6/9, nhiều người dân Faya-Largeau đã tụ tập biểu tình và tìm cách xâm nhập vào một căn cứ quân sự của Pháp sau vụ một bác sĩ người Pháp b.ắn c.hết một binh sĩ địa phương – được cho là đã tấn công bác sĩ bằng dao mổ khi đang được chăm sóc ở một căn cứ quân sự. Nguồn tin cho biết 15 người bị thương ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó có cả phụ nữ và t.rẻ e.m. Ngay sau vụ việc, phần lớn căn cứ quân sự của Pháp đã được sơ tán bằng máy bay tới thủ đô N’Djamena của CH Chad. Hiện quân đội CH Chad đang phong tỏa căn cứ trên nhằm ngăn chặn người biểu tình.

Theo nhà khoa học chính trị CH Chad Evariste Ngarlem Tolde, Quốc hội nước này đã yêu cầu rút lực lượng quân sự Pháp khỏi quốc gia Trung Phi. Ông cho rằng các cuộc biểu tình có thể lan rộng khắp đất nước.

Video đang HOT

Chiến dịch Barkhane, do Pháp dẫn đầu, được thành lập hồi năm 2014 để hỗ trợ quân đội Mali chống k.hủng b.ố ở khu vực Sahel của châu Phi. Chiến dịch này có sự tham gia của lực lượng các nước G5 Sahel, bao gồm Niger, Burkina Faso, CH Chad, Mali và Mauritania. Mùa Xuân năm 2022, Chính phủ Mali tuyên bố chấm dứt các thỏa thuận quốc phòng với Pháp, đồng thời kêu gọi nước này rút quân khỏi chiến dịch Barkhane và các phái bộ khác. Tháng 11/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố chính thức kết thúc Chiến dịch Barkhane.

Dập tắt mồi lửa bất ổn ở châu Phi

Tiếp nối Guinea, Mali, Burkina Faso, Niger..., cuộc đảo chính mới nhất ở Gabon có thể coi là một phần của xu hướng khu vực rộng lớn ở Sahel và Tây Phi với làn sóng lật đổ chính quyền, đẩy châu Phi vào bất ổn.

Dập tắt mồi lửa bất ổn ở châu Phi - Hình 1

Trung tá Amadou Abdramane (thứ 2, phải, hàng sau), thành viên Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc (CNSP) Niger tới dự cuộc mít tinh của những người ủng hộ chính quyền quân sự tại Niamey, ngày 6/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo các chuyên gia, để hiểu lý do dẫn đến tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng này, cần có cái nhìn rộng hơn về các chủ thể đang đối đầu với nhau trên "lục địa Đen".

Theo số liệu của trang revueconflits.com, có tới 41 quốc gia châu Phi đã trải qua ít nhất một vụ chính biến lật đổ chính quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Trên bình diện thế giới, khoảng 7 trong số 10 cuộc đảo chính diễn ra ở châu Phi.

Ngay cả trước cuộc đảo chính gần đây nhất ở Gabon, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ghi nhận một "đại dịch đảo chính" tại châu Phi - cách mô tả bằng ngôn ngữ thẳng thắn hiếm thấy ở một nguyên thủ quốc gia. Trên thực tế, đã có 7 cuộc đảo chính ở châu Phi kể từ năm 2020 và tất cả đều diễn ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, ngoại trừ Sudan.

Trong cuộc đảo chính quân sự ở Niger cuối tháng 7 vừa qua, các nhà nghiên cứu về khu vực cho rằng có 4 yếu tố tác động là xung đột triền miên, chia rẽ về vấn đề kinh tế, an ninh và sắc tộc. Đây có vẻ cũng là những mồi lửa bất ổn châm ngòi cho hàng loạt vụ chính biến khác trong khu vực.

Giới lãnh đạo các cuộc đảo chính gần đây ở Guinea, Mali, Burkina Faso, Sudan và Zimbabwe thường viện dẫn những lý do như tham nhũng, quản lý yếu kém và nghèo đói để biện minh cho hành động lật đổ chính quyền. Trên thực tế, châu Phi đang đối mặt với khá nhiều thách thức. Tỷ lệ nghèo đói đang tăng cao khi các nền kinh tế mong manh của châu Phi bị đại dịch COVID-19 v.ùi d.ập, kéo theo tình trạng bất bình đẳng ngày càng rõ rệt. Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế châu Phi thuộc Liên hợp quốc (ECA), hiện có tới 546 triệu người châu Phi đang sống trong nghèo đói, tăng 74% kể từ năm 1990 và 10 quốc gia thuộc châu lục này phải đối mặt với tình trạng nghèo khổ đáng báo động. Châu Phi là lục địa có dân số trẻ nhất trên thế giới và dân số ở khu vực này cũng tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác. Điều này làm tăng thêm sự cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên vốn đã vô cùng khốc liệt.

Một yếu tố cũng thường được nhắc tới và được cho góp phần gây ra các cuộc biểu tình và đảo chính ở Burkina Faso, Guinea, Mali, Niger, là tâm lý tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp. Các chuyên gia giải thích xu hướng đảo chính đáng lo ngại tại các quốc gia nêu trên có một phần nguyên nhân do ảnh hưởng quá mức của Pháp. Một bộ phận người dân tại châu Phi cho rằng Pháp vẫn đang tìm cách khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc địa cũ thông qua những dự án giúp giải quyết các vấn đề kinh tế tại địa phương và tiếp tục tạo ra sức ảnh hưởng tại những nơi này bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, dẫn tới phản đối các chính phủ được Paris ủng hộ. Năm 2022, sau khi Pháp và các đồng minh châu Âu rút quân khỏi nước láng giềng Mali, Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã nhanh chóng đề nghị Pháp triển khai quân đến Niger để tăng cường an ninh. Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự Niger và một số nhân vật có ảnh hưởng trong nước đã chỉ trích nỗ lực gia tăng hiện diện quân sự nước ngoài ở quốc gia châu Phi này. Trước đó, các cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự của Pháp ở Mali và Burkina Faso cũng đã diễn ra. Trong khi đó, các tổ chức khu vực, như Liên minh châu Phi (AU), không thể hiện lập trường quyết liệt đối với những cuộc đảo chính xảy ra liên tục trong khu vực. Vô hình trung, giới chức quân đội ở châu Phi ngày càng tin rằng việc chiếm đoạt quyền lực bằng vũ lực không những khả thi mà còn có khả năng chỉ phải nhận lại phản ứng vừa phải từ quốc tế.

Những cuộc đảo chính liên tiếp ở châu Phi thời gian gần đây đang đe dọa đảo ngược quá trình dân chủ hóa mà châu lục này đã trải qua trong hai thập niên vừa qua, đẩy "lục địa Đen" quay trở lại kỷ nguyên mà các cuộc đảo chính là "chuyện thường". Giới quan sát cho rằng, xung đột và đảo chính xảy ra thường xuyên khiến châu Phi trở nên kém ổn định, viễn cảnh tiêu cực này có thể gây tâm lý lo ngại trong các nhà đầu tư và khiến tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Điều đó càng làm trầm trọng hơn những thách thức về đói nghèo và bất bình đẳng, đẩy các nước châu Phi vào vòng luẩn quẩn không có lối thoát.

Vấn đề đặt ra là liệu có thể đảo ngược được xu hướng không mong muốn này không? Câu trả lời là có. Theo Giáo sư Christopher Isike, chuyên gia về chính trị và quan hệ quốc tế châu Phi tại Đại học Pretoria, Nam Phi, thông thường những cuộc xung đột ở châu Phi sẽ bao gồm các tác nhân bên trong và có các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân bên ngoài có thể giúp giảm bớt căng thẳng và xung đột hoặc làm cho tình hình bớt tồi tệ hơn. Vì vậy, các tổ chức khu vực và quốc tế, các nước láng giềng các đối tác bên ngoài đều có thể đóng vai trò nhất định trong việc giải quyết vấn đề ở châu Phi, trên cơ sở ưu tiên thúc đẩy các cuộc thảo luận và đàm phán hòa giải giữa các bên xung đột. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là bất kỳ sự can thiệp nào cũng phải thực sự xuất phát từ lợi ích của người dân châu Phi, chứ không phải với mục đích tranh giành ảnh hưởng trong khu vực. Bên cạnh đó, cần tránh kịch bản can thiệp bằng quân sự. Như trong trường hợp Niger, giới quan sát đ.ánh giá khả năng Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) triển khai lực lượng quân sự can thiệp vào Niger là không cao, song nếu kịch bản trên xảy ra và phe đảo chính ở nước này nhận được sự hậu thuẫn của Burkina Faso và Mali, có thể khiến lửa xung đột lan rộng khắp vùng Sahel, dải đất nằm giữa sa mạc Sahara ở phía Bắc và khu vực thảo nguyên ở phía Nam châu Phi, tạo thành thảm họa với dân thường trong khu vực.

Quan trọng hơn là "các tác nhân bên trong", những người duy nhất thực sự có sức mạnh và vai trò quyết định để đảo ngược xu hướng đáng lo ngại này chính là các nhà lãnh đạo ở châu Phi.

Điều các nhà lãnh đạo châu Phi cần làm ngay hiện nay là củng cố niềm tin đối với người dân thông qua việc xử lý rốt ráo những vấn đề tồn tại, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng và chia rẽ vốn là mồi lửa dẫn tới bất ổn ở nhiều nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với những quyết sách của họ nhằm cải thiện điều kiện kinh tế và đời sống của nhân dân, mang lại sự ổn định trong xã hội. Đó là những vấn đề cốt lõi mà người dân châu Phi nói chung đang mong chờ và là lý do chủ yếu của một loạt cuộc đảo chính trong thời gian vừa qua.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris nới rộng khoảng cách so với ông Trump
18:21:46 25/09/2024
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
13:34:39 24/09/2024
Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk
20:30:06 23/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
20:40:14 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: Pháp yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn
15:22:13 24/09/2024
Tổng thống Zelensky nhận định Ukraine đang tiến gần đến hồi kết xung đột với Nga
19:23:37 24/09/2024
Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng
07:40:21 24/09/2024
Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới
08:00:32 24/09/2024

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời
14:14:51 25/09/2024
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm 12 tháng tù
15:20:01 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024
Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?
17:22:21 25/09/2024
HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!
17:51:03 25/09/2024
NS cải lương Hoa Mỹ Hạnh ngã ở toilet, nằm liệt 1 chỗ, không có t.iền điều trị
14:48:05 25/09/2024

Tin mới nhất

Thông điệp của Hezbollah khi phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên về phía Tel Aviv

19:53:20 25/09/2024
Quân đội Israel nói rằng đây là lần đầu tiên một tên lửa do Hezbollah phóng đã bay đến khu vực Tel Aviv trước khi bị hệ thống phòng thủ trên không đ.ánh chặn. Không có báo cáo về thương vong từ vụ tấn công.

Hezbollah lần đầu phóng tên lửa đạn đạo vào trụ sở cơ quan tình báo Israel

19:50:27 25/09/2024
Hezbollah cáo buộc trụ sở này chịu trách á.m s.át các nhà lãnh đạo và thực hiện cuộc tấn công khiến loạt máy nhắn tin và thiết bị không dây ở Liban phát nổ. Cuộc tấn công đã khiến nhiều người t.hiệt m.ạng, bao gồm một chỉ huy cấp cao.

Ukraine phản ứng khi Tổng thống Séc đề nghị 'đổi lãnh thổ lấy hòa bình'

19:41:13 25/09/2024
Bộ này cũng khẳng định những giải pháp nửa vời sẽ không mang lại hòa bình thực sự, mà chỉ làm kéo dài cuộc chiến và gây thêm tổn thất về sinh mạng, tự do và các giá trị chung .

Biến đổi khí hậu - Thủ phạm làm gia tăng nguy cơ lũ lụt ở Trung Âu

19:37:16 25/09/2024
Cho đến khi dầu mỏ, khí đốt và than đá được thay thế bằng năng lượng tái tạo, những cơn bão như Boris dự báo sẽ gây ra lượng mưa lớn hơn, dẫn đến lũ lụt có nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế .

Yemen: Chiến dịch tấn công của Mỹ và Anh không hiệu quả đối với lực lượng Houthi

19:02:14 25/09/2024
Nhằm đáp trả Houthi và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại ở vùng biển này, Mỹ và Anh đã phát động Chiến dịch Bảo vệ Thinh vượng hồi cuối năm ngoái.

Ecuador: Nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng tại thủ đô Quito

18:59:18 25/09/2024
Cùng ngày, chính quyền thành phố Quito cho biết đã sơ tán ít nhất 14 gia đình đề phòng lửa lan rộng. Trong khi đó, Sở Giáo dục quyết định cho học sinh tại khu vực đô thị Quito nghỉ học.

Mỹ đối mặt cuộc đình công lớn tại các cảng biển

18:57:15 25/09/2024
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa sang các cảng bờ Tây. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng làm như vậy thì sẽ kéo theo sự chậm trễ trong vận chuyển, điều dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển.

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên 'nghiện' mạng xã hội

18:55:25 25/09/2024
Theo WHO khu vực châu Âu, cụm từ "có vấn đề" được WHO sử dụng khi những người trẻ t.uổi có "các triệu chứng giống như nghiện". WHO cảnh báo hơn 10% số thanh thiếu niên có "nguy cơ chơi trò chơi điện tử có vấn đề".

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng

18:53:28 25/09/2024
Ông Tjakra lưu ý mặc dù lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch tăng hơn gấp đôi, nhưng vẫn tương đối nhỏ so với mức tiêu thụ gạo nội địa hàng năm của Nhật Bản với hơn 7 triệu tấn.

Công ty dịch vụ tài chính Visa bị kiện tại Mỹ liên quan đến vấn đề độc quyền

18:25:26 25/09/2024
Vụ kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ của Visa, cho phép người dùng chi tiêu từ tài khoản thanh toán của họ, không giống như thẻ tín dụng cho phép mua hàng bằng t.iền vay và trả sau.

Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79: Thổ Nhĩ Kỳ muốn khôi phục thỏa thuận ngũ cốc

18:23:23 25/09/2024
Trước đó, hãng tin TASS dẫn lời một quan chức Mỹ xác nhận nước này sẽ đưa bom chùm vào gói viện trợ quân sự mới, trị giá 375 triệu USD cho Kiev. Động thái trên có thể được công bố trong tuần này.

Bang Florida (Mỹ) ban bố tình trạng khẩn cấp ứng phó với bão Helene

18:12:07 25/09/2024
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng sức mạnh và tần suất của các cơn bão. Nhiệt độ nước biển ấm lên là một trong những nhân tố khiến các cơn bão tăng cấp độ nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ mua căn nhà rộng gần 160m2 và bỏ quên suốt 5 năm, khi sực nhớ ra và tìm đến thì c.hết lặng

Netizen

19:49:25 25/09/2024
Theo Sohu, một người phụ nữ họ Thẩm ở Thiệu Dương, Hồ Nam, Trung Quốc đã mua 1 căn nhà cách đây 5 năm nhưng... quên. Cho đến một ngày, sau khi dọn dẹp tài liệu cũ, cô tìm thấy hợp đồng mua bán nhà đất,

"Hoàng tử Ếch" nay đã là bố bỉm sữa, bế con hát mừng đám cưới 73 tỷ của Trần Kiều Ân: Thanh xuân này lạ quá!

Sao châu á

19:41:08 25/09/2024
Đám cưới Trần Kiều Ân không chỉ là ngày trọng đại của cô dâu chú rể mà còn là dịp để thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, nơi mà những kỷ niệm đẹp được tạo ra và lưu giữ.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 41: Vì sao Chải phải đi bắt ghen?

Phim việt

19:36:58 25/09/2024
Chải chở một người phụ nữ là khách hàng vừa bắt cuốc xe ôm của Chải. Người phụ nữ này năn nỉ Chải đuổi theo chiếc xe ô tô đang đi phía trước và tạt ngang đầu xe để bắt ghen chồng.

Tham quan căn studio 15m2, giá thuê 28 triệu đồng/tháng của cô gái Việt ở nơi giá nhà "đắt nhất hành tinh"

Sáng tạo

19:32:18 25/09/2024
Hồng Kông (Trung Quốc) nhỏ bé về diện tích nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân số đã khiến mật độ tại nơi đây nhanh chóng trở nên dày đặc, mật độ dân số đang rơi vào khoảng 6.600 người trên mỗi kilomet vuông

Mourinho gây thất vọng

Sao thể thao

19:29:42 25/09/2024
Sau thất bại cay đắng ở trận derby Thổ Nhĩ Kỳ với Galatasaray, Jose Mourinho tiếp tục nhận tin xấu khi bị Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ xử phạt.

Chị Đẹp là "búp bê màn ảnh" có màn solo khiến khán giả phải thốt lên: "Khuôn mặt thiên thần nhưng giọng hát ác quỷ"

Nhạc quốc tế

19:22:54 25/09/2024
Dù ngoại hình đẹp như tiên nữ nhưng giọng hát chênh phô, lệch tông đã khiến hình tượng Trương Dư Hi sụp đổ trong mắt khán giả.

Giải mã kiểu váy bí ngô độc đáo được Hoa hậu Thùy Tiên yêu thích

Phong cách sao

18:05:59 25/09/2024
Dáng váy bồng xòe to như quả bí ngô được dàn mỹ nhân Việt ưa chuộng. Thiết kế này giúp phái đẹp tăng vẻ trẻ trung, nữ tính.

Phát hiện "hòn ngọc ẩn" của biển miền Bắc cách Hà Nội 200km, chuyên trang nước ngoài hết lời khen ngợi

Du lịch

18:05:19 25/09/2024
Với vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật tự nhiên, hùng vĩ, hòn đảo trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

Hong Kong (Trung Quốc) vượt Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á

17:40:16 25/09/2024
Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết báo cáo đã khẳng định rõ ràng vị thế trung tâm tài chính hàng đầu toàn cầu của Hong Kong.

Thái Thuỳ Linh tranh cãi vì chi 800k/bữa ăn khi đi cứu trợ, tiêu 2 tỷ, âm t.iền

Sao việt

17:35:37 25/09/2024
Cùng hướng về nhiều khu vực chịu ảnh hưởng từ bão số 3 ở miền Bắc, gần đây nhiều nghệ sĩ đã ủng hộ hoặc đứng ra kêu gọi quyên góp để hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn khắc phục thiệt hại sau thiên tai.