CEO Volkswagen từ chức vì bê bối gian lận
Ông Martin Winterkorn, Giám đốc điều hành hãng xe hơi khổng lồ Volkswagen (VW) chính thức từ nhiệm. Ông phủ nhận hành vi sai trái của cá nhân, nhưng vẫn ra đi bởi lợi ích chung.
“Là một CEO, tôi nhận trách nhiệm về sai phạm trên động cơ diesel của VW. Tôi đã đề nghị Ban kiểm soát miễn nhiệm chức vụ”, ông Martin Winterkorn trả lời trênCNBC. “Tôi làm việc này vì lợi ích của tập đoàn VW, tôi ý thức được bản thân đã không làm gì sai trái”.
Ông Martin Winterkorn, người đã tại vị CEO của Volkswagen từ năm 2007.
Martin Winterkorn nói rằng ông &’bị sốc bởi những sự kiện trong vài ngày qua’. “Trên hết, tôi cảm thấy choáng váng khi biết những sai phạm lớn như thế này tồn tại ở Volkswagen”. Sự ra đi đột ngột của ông Martin Winterkorn khiến Hội đồng quản trị VW phải sớm chỉ định một tân CEO, sau buổi họp vào thứ Sáu tới.
Những dự đoán được đưa ra chỉ có 2 người, Chủ tịch kiêm CEO của Porsche, ông Matthias Muller và ông Rupert Stadler, Chủ tịch, CEO, kiêm Giám đốc tài chính của Audi. Porsche và Audi đều là hai hãng xe con, trực thuộc tập đoàn VW. Sau khi thông tin này lan truyền, tập đoàn VW chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.
Video đang HOT
Ông Matthias Muller, Chủ tịch kiêm CEO của hãng xe sang Porsche.
Nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới đang bị nhấn chìm trong vụ bê bối khí thải, thứ nhiều khả năng sẽ &’thổi bay’ tới 29 tỷ USD của VW tại nhiều khu vực trên thế giới. Viễn cảnh của VW khá tồi tệ, khi có tới 11 triệu xe có khả năng bị ảnh hưởng.
CNBC dự đoán, VW đang trong tình cảnh nguy hiểm. Thậm chí, một tập đoàn có đế chế hùng mạnh như VW cũng có thể bị phá hủy vĩnh viễn.
Volkswagen vừa qua đã thừa nhận cài đặt thiết bị điều chỉnh nồng độ khí thải trên 11 triệu xe VW toàn cầu nhằm qua mắt giới chức môi trường. Việc này cho phép VW có khả năng kiểm soát ô nhiễm khi chiếc xe bị kiểm tra. Vì thế, khi vận hành bình thường, những chiếc xe này sẽ thải ra lượng khí gấp 10-40 lần tiêu chuẩn cho phép,Bloomberg cho biết. Martin Winterkorn đã đứng ra xin lỗi công chúng, và cam kết VW sẽ lấy lại niềm tin.
Ông Winterkorn đã trải qua 8 năm tại vị trí CEO của VW, từ ngày 1/1/2007. Trước đó, vào năm 1993 ông gia nhập VW ở vị trí giám sát chất lượng, quản lý sản phẩm và phát triển, nghiên cứu sản phẩm… Ông cũng trải qua vị trí Chủ tịch HĐQT Audi AG, bao gồm cả thương hiệu SEAT và Lamborghini từ năm 2002.
Theo_NDH
Chủ tịch Toshiba từ chức vì khai khống 1,2 tỉ USD
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn điện tử và công nghệ Toshiba, ông Hisao Tanaka, vừa tuyên bố từ chức hôm 21.7 sau khi bị cáo buộc liên quan đến các hoạt động gian lận số liệu kế toán lên đến 1,2 tỉ USD, theo Reuters.
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn diện tử và công nghệ Toshiba, ông Hisao Tanaka, vừa tuyên bố từ chức hôm 21.7 - Ảnh: Reuters
Trong thông báo, Chủ tịch vừa từ chức Hisao Tanaka cho biết ông Masashi Muromachi sẽ tạm thời điều hành tập đoàn. Bên cạnh đó, Toshiba cũng đang có kế hoạch thay thế hơn một nửa số thành viên hội đồng quản trị.
Cùng với ông Tanaka, Phó chủ tịch Toshiba Norio Sasaki (trước đây từng giữ vai trò Chủ tịch tập đoàn) và cố vấn Atsutoshi Nishida cũng phải từ chức sau khi các bằng chứng liên quan đến hành vi gian lận số liệu kế toán của họ được công bố.
Hôm 20.7, bản báo cáo do nhóm luật sư và kiểm toán viên Nhật Bản độc lập công bố cho biết tập đoàn Toshiba đã khai khống 1,22 tỉ USD (khoảng 151,8 tỉ yên) lợi nhuận trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay, tức gấp gần 3 lần số liệu thực tế.
Nhóm chuyên gia nhận định Toshiba hiện không có cơ chế quản lý nội bộ hiệu quả, khiến nhiều hoạt động mờ ám đã và đang diễn ra trong hầu hết các bộ phận kinh doanh của tập đoàn.
Ông Hisao Tanaka đã cúi đầu xin lỗi trong buổi họp báo, cho rằng những người đứng đầu Toshiba "phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với sự việc", đồng thời thừa nhận scandal nêu trên có thể là "vết đen lớn nhất trong suốt lịch sử 140 năm của tập đoàn".
Giá trị cổ phiếu của Toshiba đã giảm khoảng 23% kể từ khi vụ việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu tháng 4 năm nay.
Ngay lập tức, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã bày tỏ sự thất vọng sau khi vụ gian lận số liệu kế toán tại Toshiba bị phanh phui. Mặt khác đe dọa các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tỏ ra dè chừng hơn với thị trường Nhật Bản, trừ khi chính phủ có các biện pháp quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn.
Đây được xem là vụ khai gian số liệu kế toán lớn nhất tại Nhật Bản kể từ sau scandal gây rúng động của tập đoàn Olympus hồi năm 2011. Theo đó, Olympus, tập đoàn chuyên sản xuất camera và vật tư y tế, bị phát hiện đã công bố các báo cáo tài chính chênh lệch, có khi đến 100 tỉ yên, so với thực tế nhằm che giấu tình hình thua lỗ trong suốt khoảng thời gian từ thập niên 1990 đến năm 2011, với giá trị tổng cộng 1,7 tỉ USD theo hãng tin DPA (Đức).
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Hàng loạt cái chết bất thường liên quan tới gian lận thi cử ở Ấn Độ Bê bối gian lận thi cử chấn động nhất ở bang Madhya Pradesh tiếp tục gây xôn xao dư luận nước này, bởi kể từ khi sự việc bị phanh phui cách đây 2 năm, 42 người liên quan đều lần lượt tử vong một cách khó lý giải. Mới có 20% nghi phạm bị bắt giữ Vụ gian lận thi cử của...