CEO VinaCapital: Startup Việt Nam rất liều lĩnh, táo bạo nhưng khó đi xa
“Mặc dù có ý tưởng hay, táo bạo, liều lĩnh và rất sáng tạo trong khởi nghiệp nhưng startup Việt Nam lại thiếu môi trường để thực tiễn. Do đó nhiều ý tưởng tốt nhưng vẫn thất bại khi gọi vốn”, ông Don Lam, CEO VinaCapital nhìn nhận.
Startup Việt còn nhiều hạn chế nên chưa thể vươn xa
Là đối tác tham gia sáng lập chương trình hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp Zone Startups Việt Nam, ông Don Lam, Tổng Giám Đốc VinaCapital đã có những nhận định về các startup Việt sau một năm chứng kiến nhiều công ty khởi nghiệp trưởng thành từ chương trình này.
Theo ông Don Lam, TGĐ VinaCapital, Startup Việt có một sức sáng tạo không giới hạn. Đa số các nhà khởi nghiệp đều là các bạn trẻ nên nắm bắt rất nhanh các xu hướng phát triển trên thế giới và hầu như các startup đều lấy công nghệ làm nền tảng để xây dựng và phát triển sản phẩm startup của mình. Sự năng động và ý chí tiến thủ đã giúp các startup Việt tìm kiếm các cơ hội đầu tư và không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức rất nhanh để thay đổi hoàn thiện sản phẩm.
Theo ông Don Lam, CEO VinaCapital, các startup nên tìm hiểu kỹ thị trường và có một nhà cố vấn ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp các bạn đi đúng hướng, đón được những cơ hội đầu tư hấp dẫn và quan trọng là tạo được vị trí trên thị trường cho hành trình khởi nghiệp của mình
Tuy nhiên, ông Don Lam nhận xét startup Việt còn tồn tại nhiều điểm yếu cần khắc phục. Ví dụ như khả năng tìm kiếm và kêu gọi vốn đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế. Các bạn bị thiếu môi trường thực hành thực tiễn trước khi đưa ra thị trường. Chính vì vậy đã có nhiều trường hợp dù sản phẩm rất hay nhưng vẫn không được cộng đồng đón nhận.
“Để giải quyết được những vấn đề này theo tôi các startup nên tìm hiểu kỹ thị trường và có một nhà cố vấn ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp các bạn đi đúng hướng, đón được những cơ hội đầu tư hấp dẫn và quan trọng là tạo được vị trí trên thị trường cho hành trình khởi nghiệp của mình. Riêng về VinaCapital, một năm qua chúng tôi cũng đã rất tâm huyết với dự án Zone Startups Việt Nam. Tôi tin chương trình này sẽ là cánh tay nối dài của Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital ventures để tiếp cận startup sớm hơn và nhanh chóng tìm ra các hạt giống tiềm năng cho vườn ươm khởi nghiệp”, ông Don Lam nói.
Trong khi đó, bà Quỹnh Võ, Giám đốc phát triển Zone Startups Việt Nam lại cho rằng Việt Nam còn rất thiếu những “vườn ươm” để giúp startup hoàn thành ước mơ của họ. Theo bà Quỳnh Võ, tại Việt Nam, sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp nhanh đến mức khó tin, các startup ra đời đặc biệt startup công nghệ với các giải pháp hữu ích cho xã hội. Tuy nhiên, để những dự án thú vị đó đi xa hơn thì rất cần có sự đồng hành của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
“Thời gian qua, tôi nhận thấy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, đây là nền tảng và là bệ phóng quan trọng để các bạn được phát huy hết năng lực, sức sáng tạo cho các sản phẩm khởi nghiệp của mình. Nhưng để các startup phải vừa xây dựng ý tưởng, vừa gồng mình nuôi team thì sẽ không hiệu quả. Do đó, những chương trình hỗ trợ startup là rất cần thiết vào thời điểm này”, bà Quỳnh Võ bộc bạch.
Zone Startup hoạt động thế nào sau 1 năm ra mắt tại thị trường Việt Nam?
Zone Starup Việt Nam (ZSV) là chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, tạo cơ hội cho các startup tham gia gọi vốn, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Chương trình bắt đầu từ tháng 8/2018 với sự hợp tác đồng hành của Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures thuộc tập đoàn VinaCapital, UniBrands và các nhà đầu tư độc lập là ông Nguyễn Trung Tín, Tổng Giám đốc tập đoàn Trung Thủy và bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc TalentNet.
Đây là một chương trình mới của tập đoàn Ryerson Futures (RF) và Zone Startups quốc tế nhằm hỗ trợ thúc đẩy các startups tại Việt Nam. Zone Startups Việt Nam chú trọng vào các hoạt động thâm nhập thị trường và đầu tư tìm kiếm những dự án startup trong lĩnh vực công nghệ, những ý tưởng phần mềm sáng tạo, có tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam, khu vực và thế giới.
Video đang HOT
Để những dự án thú vị đó đi xa hơn thì rất cần có sự đồng hành của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm
Khi được chấp nhận tham gia chương trình, đơn vị khởi nghiệp sẽ có cơ hội làm việc với các cố vấn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực quan trọng, được kết nối vào mạng lưới đối tác rộng lớn, được hỗ trợ nâng cấp các chiến lược gọi vốn đầu tư và tiếp cận các cơ hội mở rộng kinh doanh.
Theo báo cáo số liệu từ ZSV, sau một năm hoạt động chương trình đã có 15 công ty trong portfolio, thực hiện nhiều hoạt động training cho các founders, tham gia các công tác xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp như như Crowdpitch, Vietchallenge… và mới nhất là sự kiện Investment day diễn ra hôm 25/9/2019.
Tại sự kiện này, 10 startup tiềm năng đã được giới thiệu đến các nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp như: VDES – Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho các giải pháp công nghệ sự kiện; GESO – Giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng EPR cho các doanh nghiệp SME; PAPAYA – Hỗ trợ quản lý phúc lợi nhân viên dành cho các tập đoàn lớn; GOSTREAM – Nền tảng livestream, cho phép chuyển bất kỳ video nào thành phát trực tiếp; PHYPASS – Nhận diện khuôn mặt, công nghệ nhà máy thông minh, tối ưu hóa cửa hàng; LIBERAL ISCHOOL – Nền tảng hỗ trợ nhà trường tương tác với phụ huynh, học sinh, ứng dụng theo dõi xe đưa đón trường học; FUNDIIN – Nền tảng hỗ trợ tài chính dành cho cho sinh viên; CLOUDWATER – Ứng dụng công nghệ nhằm phát triển và quản lý hệ thống cấp nước Việt Nam; EDU2REVIEW – Nền tảng đánh giá và đề xuất các chương trình giáo dục tại Việt Nam. MEDIHUB – Truyền thông tiếp thị tập trung ngành chăm sóc Y tế – Sức khỏe thông qua nền tảng kỹ thuật số và công nghệ. Đây đều là những dự án đã qua nhiều vòng tuyển chọn gắt gao và được đánh giá là rất có giá trị cho cộng đồng.
Cũng trong tháng 9 vừa qua, 4 startup là GoStream, Cloudwater, Medihub và Edu2review đã gọi vốn thành công từ Zone startup và nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures.
“Zone Startup Việt Nam ra đời là để tiếp thêm nguồn vốn, hỗ trợ mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nước, tư vấn xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình thị trường để các startup đi nhanh hơn, chắc chắn hơn, chúng tôi chỉ đứng sau hỗ trợ khi các bạn cần tư vấn và cần môi trường thực tiễn để đi đến thành công”, Giám đốc phát triển ZSV chia sẻ.
Phương Nga
Theo Trí thức trẻ
Hành trình xây dựng doanh nghiệp tỷ USD của CEO VNG - Lê Hồng Minh: Nhìn mọi thứ dưới góc nhìn của một game thủ
"Khi Internet tiến vào Việt Nam, chúng tôi bắt đầu mọi thứ bằng việc chơi game, thế rồi một công ty ra đời và lớn dần lên theo sự phát triển của công nghệ. Nhìn thì có vẻ rất tự nhiên nhưng chính sự thay đổi nhanh chóng của thế giới là thời cơ để chúng ta chớp lấy cơ hội và làm giàu", ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VNG chia sẻ.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc VNG - Lê Hồng Minh rất hiếm khi trả lời phỏng vấn trên báo chí nhưng lại khá cởi mở khi chia sẻ tại những sự kiện của cộng đồng startup.
Xuất hiện tại một sự kiện mới đây do Endeavor Việt Nam tổ chức vào chiều 11/10, những chia sẻ của ông Lê Hồng Minh về việc thành lập VNG, biến VNG trở thành một startup "kỳ lân" công nghệ duy nhất tại Việt Nam lại một lần nữa trở thành niềm cảm hứng cho các doanh nhân trẻ đang trên đường biến ước mơ của họ thành hiện thực.
Biết tận dụng yếu tố may mắn và chớp đúng thời cơ
Theo ông Lê Hồng Minh, trong thời đại thế giới phẳng, mọi thứ có thể gói trọn trong lòng bàn tay thế hệ trẻ có quá nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, phần đa trong số họ vẫn chưa nhận ra tiềm năng của thị trường Việt Nam, điển hình là nhiều người vẫn tìm đến những quốc gia khác như Singapore để khởi nghiệp.
"Tôi nhớ về câu chuyện của chính mình. Đó là vào năm 2014, cách đây 5 năm, tôi và Khải - 1 kỹ sư cùng nhau đến thăm văn phòng của Grab tại Singapore. Trên đường trở về, tôi đã nói với Khải rằng nếu muốn phát triển một doanh nghiệp... thì có lẽ bạn nên chuyển đến Sing.
Trải qua khoảng thời gian điều hành VNG đi lên, tôi nhận ra thị trường Việt Nam có những vấn đề rất khó khắc phục. Thị trường Việt Nam tuy rộng nhưng không quá lớn, thực tế cho thấy là nhiều người giỏi chuyển qua Sing mở công ty vì nhìn thấy tiềm năng thị trường của Sing. Ví dụ vào khoảng 4,5 năm trước, Shopee thành lập và chỉ hoàn toàn tập trung chủ yếu vào thị trường Sing mà thôi...", ông Minh nói.
Tuy nhiên, theo vị doanh nhân này thì những vấn đề tại Việt Nam hoàn toàn có thể khắc phục nếu người chủ biết tận dụng yếu tố may mắn và giải quyết được những vấn đề của xã hội.
"Sing là ví dụ điển hình, là nơi đại diện cho trung tâm tài năng, tất cả những người giỏi đến sống và làm việc ở đó. Tôi tự hỏi tại sao một đất nước nhỏ lại phát triển nhanh chóng như vậy? Trong khi đó, tại Việt Nam lại rất khó để thu hút được nhân tài địa phương mong muốn ở lại phát triển.
Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề nhưng không phải là không thể thay đổi. Có thể khác với các bạn, tôi đã phải dùng tiền để cố gắng giải quyết nó. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, có thể trong vòng 15 năm tới, mọi người trên thế giới sẽ nhìn vào và nói rằng Việt Nam đã khác", ông Lê Hồng Minh nhận định.
Trước câu hỏi "Làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp tỷ USD", CEO VNG khẳng định đây là một hành trình dài kỳ, phải đi qua nhiều giai đoạn phát triển chứ không chỉ ngày một ngày hai.
"Chủ đề nghe có vẻ hoành tráng đấy nhưng các bạn biết rồi, để có được như ngày hôm nay chúng tôi cũng trầy trật lắm chứ không phải đơn giản chút nào. Tuy nhiên, có những bài học mà chúng ta phải thấm nhuần qua từng ngày, phải nếm trải thất bại rồi mới có thành công nhưng cái quan trọng là phải biết chớp đúng thời cơ và tận dụng may mắn".
Theo ông Lê Hồng Minh, may mắn là một trong những yếu tố lớn nhất giúp ông tận dụng tối đa khả năng đoán định tương lai trong giai đoạn công nghệ số mới manh nha phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên may mắn cũng phải đi kèm với đam mê và khát khao học hỏi không ngừng. Thành công của VNG được khởi tạo từ chính niềm đam mê chơi game suốt ngày đêm của người đầu tàu.
"Đừng ngại tạo ra sự khác biệt"
Theo ông Lê Hồng Minh, thời điểm cách đây khoảng 20 năm thì Internet là một cái gì đó rất kỳ diệu đối với các bạn trẻ. Nó có một sức hút kỳ lạ mà không một ai có thể bỏ qua nó. Internet được nhiều người ví giống như một "phép lạ" có thể kết nối bạn bè khắp toàn cầu và góp phần thay đổi hoàn toàn tất cả các phương tiện liên lạc truyền thống trước đây.
Vào năm 2004, bằng khả năng nhìn thấy tương lai của công nghệ, ông Lê Hồng Minh bàn với bạn bè rằng phải làm một thứ gì đó có thể thay đổi cách nhìn của thế hệ trẻ tại Việt Nam và đưa họ vào một thế giới mới - nơi mà mọi thứ được gói gọn trong lòng bàn tay.
"Tôi rất mê chơi game, có khi dành cả 2 ngày trời để luyện. Rồi một ngày, cùng vài người bạn, chúng tôi nghĩ, ồ, hay mình thành lập một công ty làm game xem sao nhỉ. Và rất may mắn cho chúng tôi là game đầu tiên đã thành công. Hành trình của tôi với VNG khởi đầu một cách tình cờ như thế thôi", Chủ tịch Lê Hồng Minh tâm sự.
Trong sự thành công của VNG, ông Lê Hồng Minh tiết lộ rằng mọi thứ bắt nguồn từ một ý tưởng hay ho và có giá trị. Ý tưởng quan trọng đến mức nó có thể quyết định phần lớn khả năng thành công.
"Nếu muốn xây dựng những doanh nghiệp tỷ USD tiếp theo của Việt Nam thì ý tưởng là một trong những nhân tố quyết định thành công. Nhưng ý tưởng từ đâu mà có, đó là phải nhìn vào thực tế xã hội, xem xã hội đang cần cái gì thì làm cái đó. Các bạn còn quá trẻ, quá nhiều sự lựa chọn nhưng tôi khuyên các bạn hãy chọn lấy những ý tưởng mà chưa một ai dám nghĩ đến trước đó thì mới có khả năng tạo ra sự khác biệt", Chủ tịch HĐQT VNG cho lời khuyên.
Dưới góc nhìn của vị doanh nhân này, nếu những doanh nghiệp nào đang bỏ qua công nghệ, không chú trọng công nghệ thì chắc chắn rất nhanh thôi sẽ bị bỏ lại phía sau, kể cả đó là những doanh nghiệp đã phát triển từ hàng chục năm trước khi công nghệ tiến vào Việt Nam.
Công nghệ đang thay đổi thế giới một cách chóng mặt. Năm năm trước, quảng cáo - marketing số là một lĩnh vực rất rất hứa hẹn. Nhưng bây giờ AI lại đang dần thay thế một chuyên gia marketing số. Do đó, ông Lê Hồng Minh cho rằng các startup hiện nay đang có nhiều lợi thế nhưng cũng là những thử thách không hề nhỏ.
Từ đó, Chủ tịch VNG khuyên các bạn trẻ khi bắt đầu một công ty đừng quá quan tâm đến việc phải làm sao gọi vốn thật nhanh. Trước tiên, họ phải làm ra được sản phẩm có giá trị thực, phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội và được thị trường đón nhận.
"Đừng lo lắng sẽ thất bại vì nếu chưa làm mà sợ thất bại thì lấy cái gì để mà thành công. Làm startup không hào nhoáng lung linh như nhiều bạn trẻ bây giờ nghĩ, mà sẽ có vô vàn những thời điểm khó khăn, những thách thức ghê gớm khiến bạn muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nếu thấy khó khăn mà từ bỏ thì sẽ không bao giờ nhìn thấy được thành công ở ngay phía trước.
Khi bạn làm điều gì đó vì đam mê, mà không quá ám ảnh với áp lực phải thành công ngay lập tức, phải kiếm được nhiều tiền, thì rất có thể, một điều gì đó khác thường, đặc biệt sẽ đến với bạn", ông Minh bộc bạch.
Khánh Hoà
Theo Nhịp Sống Việt
VinaCapital: Cổ phiếu vốn hóa lớn đang trở nên đắt đỏ Đại diện VinaCapital cho biết có thể chọn lọc những cổ phiếu tốt nhưng vẫn rẻ với P/E 10-15 lần. Chênh lệch định giá của nhóm công ty vốn hóa lớn và nhóm vốn hóa vừa và nhỏ đang tăng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Theo số liệu tại hội nghị nhà đầu tư 2019 của VinaCapital, vốn hóa thị trường chứng khoán...