CEO Vietnam Airlines: Phi công bị bắt ảnh hưởng xấu đến uy tín hãng
Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, Trưởng chi nhánh tại Hàn Quốc đang hợp tác với các cơ quan hữu quan để tìm hiểu thông tin về việc bắt giữ phi công và tiếp viên của hãng.
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 20/4 báo cáo vụ phi công và tiếp viên bị bắt giữ tại Hàn Quốc, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết, ngay sau vụ việc, doanh nghiệp đã cử tổ bay khác sang thay thế hai nhân viên bị bắt giữ để bảo đảm chuyến bay trở về an toàn, đồng thời đình chỉ phi công và tiếp viên bị phía Hàn Quốc tạm giữ, yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo tình hình.
Phi công và tiếp viên Vietnam Airlines đã bị hạn chế dùng vali cỡ lớn sau nhiều vụ vận chuyển hàng trái phép. Ảnh minh họa: Xuân Hoa.
Lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ đạo Trưởng chi nhánh Vietnam Airlines tại Hàn Quốc hợp tác và liên hệ với các cơ quan hữu quan để tìm hiểu thông tin về việc bắt giữ và theo dõi thông tin từ phương tiện truyền thông nước sở tại. Lãnh đạo Vietnam Airlines đồng thời khẳng định không bao che, tránh né, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, phía Hải quan và cảnh sát Hàn Quốc vẫn chưa có thông báo chính thức về vụ việc.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh thừa nhận, vụ việc phi công và tiếp viên bị bắt giữ đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín và hoạt động khai thác của hãng.
Ngày 10/3, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong (27 tuổi) làm nhiệm vụ trên chuyến bay VN426 chặng Hà Nội đến Busan, Hàn Quốc, trong khi làm thủ tục nhập cảnh đã bị Hải quan sân bay Gimhae (Busan) tạm giữ vì mang vàng trái phép. Nhiều báo Hàn Quốc đã đăng tải vụ việc này.
Hiện phi công và tiếp viên vẫn bị cảnh sát Hàn Quốc tạm giam để điều tra.
Cục Hàng không đã chỉ đạo Vietnam Airlines rà soát và triển khai các biện pháp để tránh tái diễn đội bay lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu. Ngoài ra, Cảng vụ Hàng không Miền Bắc được yêu cầu rà soát quy trình kiểm tra người ra vào khu vực hạn chế trong sân bay.
Theo VnExpress
Phi công nghỉ việc hàng loạt là bất thường và có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nói rằng, việc 117 phi công đồng loạt xin nghỉ ốm có dấu hiệu bất thường và phi phạm pháp luật.
Trả lời VOV, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc 117 phi công Vietnam Airlines cùng xin nghỉ ốm trong vòng 5 ngày dịp Tết dương lịch và hàng loạt phi công điều khiển máy bay Airbus xin nghỉ việc, đó là tình huống cấp bách, bất thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lãn công tập thể, trực tiếp uy hiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế của quốc gia, đòi hỏi Nhà nước phải có hành động tức thời về mặt hành chính.
Ngành hàng không qui định rất nghiêm chế độ làm việc. Nếu phi công báo ốm thì bắt buộc không được xếp bay. Còn nếu doanh nghiệp sử dụng phi công quá thời gian cũng sẽ bị xử phạt.
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh/Tuổi trẻ
Lý giải việc Bộ Giao thông Vận tải bác đơn xin nghỉ việc của phi công Vietnam Airlines, ông Lại Xuân Thanh cho biết: "Bây giờ chúng ta thấy rằng Nhà nước phải bảo về quyền lợi của doanh nghiệp, của người lao động. Trong trường hợp bất thường này uy hiếp an ninh kinh tế, có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Thứ hai, Vietnam Airlines được xác định là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng, thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh do Thủ tướng phê duyệt, nó có dấu hiệu bất thường phá vỡ cả kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì rõ ràng theo pháp luật, cơ quan quản lý có thể áp dụng biện pháp an ninh khẩn cấp để chấn chỉnh bảo vệ quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp và của quốc gia".
Năm vừa rồi, Cục hàng không 2 lần kiểm tra về chế độ bay, một lần kiểm tra về chế độ giờ làm việc, trong đó có kiểm tra đội tàu bay Airbus.
Theo đó Vietnam Airlines (VNA) đã bắt đầu điều chỉnh tăng lương (đã bao gồm cả lưu trú) cho phi công của hãng từ 1/1/2015. Cụ thể, đối với loại máy bay B777 hoặc A330, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 132 triệu đồng/tháng lên 163 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên là 177 triệu đồng vào tháng 7/2015. Với chức danh giáo viên mức lương tăng từ 167 triệu đồng/tháng lên 203 triệu đồng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên 217 triệu đồng vào tháng 7/2015. Đối với loại máy bay A321, mức lương đã bao gồm lưu trú của cơ trưởng tăng từ 115 triệu đồng/tháng lên 143,875 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và theo lộ trình tăng lên gần 158,875 triệu đồng vào tháng 7 tới. Với chức danh giáo viên mức lương tăng lên là 183,250 triệu đồng/tháng vào 1/2015 và sẽ tiếp tục tăng lên mức 198,250 triệu đồng vào tháng 7 này. Riêng với loại máy bay ATR72, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 100 triệu đồng/tháng lên 114,250 triệu đồng/tháng kể từ tháng 1/2015, sau đó tăng lên mức hơn 121,250 triệu đồng/tháng vào tháng 7/2015. Với chức danh giáo viên mức lương tăng từ 135 triệu đồng/tháng lên 153,625 triệu đồng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên 160,625 triệu đồng vào tháng 7 tới.
Theo NTD
Vietjet Air tuyển tiếp viên Hãng hãng không Vietjet Air cho hay, trong tháng 11 và 12, Vietjet Air tiếp tục nhận hồ sơ thi tuyển vào vị trí tiếp viên. "Ngày hội Tuyển dụng tiếp viên" của Vietjet sẽ diễn ra vào tháng 11 tại TP.HCM và tháng 12 tại Hà Nội. Thời gian nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 23-11-2014 đối với khu vực...