CEO Vietjet làm chủ tịch doanh nghiệp bảo hiểm thứ 32 tại Việt Nam
Bộ Tài chính vừa cấp giấy phép cho phép Công ty Cổ phần Sovico được thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm HD (HD Insurance).
Theo đó, Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet giữ chức Chủ tịch HD Insurance. Đây là doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và đầu tư tài chính.
CEO Vietjet làm chủ tịch doanh nghiệp bảo hiểm thứ 32 tại Việt Nam
Tại pháp nhân mới này, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, còn ông Phạm Khắc Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc. Doanh nghiệp có trụ sở chính tại tòa nhà Abacus, số 58 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
HD Insurance sẽ là doanh nghiệp bảo hiểm thứ 32 tại Việt Nam, bên cạnh 18 công ty bảo hiểm nhân thọ, 14 đơn vị môi giới bảo hiểm và 2 công ty tái bảo hiểm.
Các lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và đầu tư tài chính.
Ngoài các dịch vụ bảo hiểm cơ bản như các công ty khác, HD Insurance có thể kết hợp với HDBank, HD Saison cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, hoặc kết hợp với Vietjet Air cung cấp bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không.
Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang làm ăn ra sao?
Với nguồn thu quan trọng từ bảo hiểm xe máy và ôtô, nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang đều đặn thu về vài nghìn tỷ doanh thu cùng hàng trăm tỷ lợi nhuận mỗi năm.
Video đang HOT
Tại thị trường trong nước, tính riêng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay ghi nhận hàng chục công ty hoạt động kinh doanh.
Doanh thu bình quân mỗi năm của nhóm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ này đều lên tới hàng chục nghìn tỷ. Trong đó, đóng góp phần lớn doanh thu đến từ các loại hình bảo hiểm xe cơ giới; tài sản và thiệt hại; sức khỏe và tai nạn, cháy nổ...
Các hãng bảo hiểm lớn nhất làm ăn ra sao?
Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, Tập đoàn Bảo Việt thông qua công ty con - Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng là doanh nghiệp lớn nhất trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ của doanh nghiệp này đạt trên 15.000 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm cùng ngành.
Năm 2018, nguồn thu từ bảo hiểm phi nhân thọ đã mang về cho doanh nghiệp này 9.381 tỷ đồng doanh thu, cao nhất thị trường. Tuy vậy, lợi nhuận mảng bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Việt đạt được năm 2018 chỉ là 104 tỷ đồng, thuộc nhóm dưới của ngành.
Tính riêng quý I/2020, bảo hiểm phi nhân thọ cũng đóng góp cho Bảo Việt trên 2.500 tỷ đồng doanh thu phí gốc. Tuy giảm so với cùng kỳ năm trước, số này vẫn chiếm gần 30% doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn tập đoàn.
Lợi nhuận gộp từ hoạt động này cũng mang về cho doanh nghiệp hơn 1.000 tỷ sau khi đã trừ các khoản chi bồi thường và chi trả đáo hạn bảo hiểm.
Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 2 thị trường, năm 2019, Tổng công ty bảo hiểm PVI thu về 9.013 tỷ đồng doanh thu, trong đó, 95% (tương đương 8.526 tỷ đồng) đến từ hoạt động bảo hiểm.
So với năm liền trước, kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại doanh nghiệp này đã tăng hơn 7%.
Sau khi trừ phí bồi thường, chi hoa hồng cùng các chi phí vận hành doanh nghiệp... PVI thu về 623 tỷ lợi nhuận trước thuế, tăng 37%. Đây cũng là con số lợi nhuận năm cao nhất của một công ty bảo hiểm phi nhân thọ, cao hơn cả Bảo Việt dù doanh thu thấp hơn.
Cũng sở hữu mức thu vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành, Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) ghi nhận 4.740 tỷ đồng năm 2019. Gần 91% số này cũng đến từ bảo hiểm.
Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI đã tăng 28% trong năm vừa qua nhờ các mảng kinh doanh tăng mạnh. Trong đó, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người tăng 67%; bảo hiểm xe cơ giới tăng 20...
Tuy nhiên, cũng giống Bảo Việt, PTI nằm trong nhóm có doanh thu cao nhưng lợi nhuận trước và sau thuế chỉ đạt trên 100 tỷ. Thậm chí, mức lợi nhuận này đã tăng gấp nhiều lần so với số thu về thực tế năm 2018 trước đó (3.719 tỷ doanh thu nhưng chỉ lãi trước thuế 24 tỷ đồng).
Ngoài các doanh nghiệp nói trên, Bảo hiểm Bảo Minh, PJICO, MIC, BIC... cũng thuộc nhóm doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực phi nhân thọ với doanh thu trên dưới 2.000 tỷ và lợi nhuận vài trăm tỷ/năm.
Nguồn thu quan trọng từ bảo hiểm xe cơ giới
Theo ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), Nghị định 103 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đã có hiệu lực được 10 năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia bảo hiểm bắt buộc của xe máy vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 30% trong tổng số gần 60 triệu xe máy. Trong khi tỷ lệ tham gia của phương tiện ôtô lên đến 90% trên tổng số trên 3 triệu xe.
Bảo hiểm xe cơ giới (bao gồm ôtô, xe máy) hiện đóng vai trò là nguồn thu quan trọng nhất tại hàng loạt công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Ảnh: T.L.
Tuy vậy, tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói trên, nguồn thu đến từ bảo hiểm xe cơ giới đều chiếm phần quan trọng. Thậm chí là nguồn thu chính tại nhiều hãng. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu cao trong năm vừa qua chủ yếu đều đến từ mảng bảo hiểm xe cơ giới như MIC tăng 42%; PTI tăng 20%; VBI tăng 25%; BIC tăng 6,5%...
Trong năm gần nhất (2019), doanh thu thuần phí bảo hiểm xe cơ giới tại PTI là 2.202 tỷ đồng, chiếm 69% tổng doanh thu phí bảo hiểm thuần của công ty cả năm. Tỷ trọng đóng góp từ hoạt động bảo hiểm này trong năm 2018 trước đó cũng lên tới 71% ( tương đương hơn 1.800 tỷ đồng).
Là mảng quan trọng nhất, bảo hiểm xe cơ giới tại PTI cũng duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số trong nhiều năm gần đây.
Cùng có doanh thu nghìn tỷ từ bảo hiểm xe cơ giới, năm 2019, loại hình này mang về cho PJICO 1.284 tỷ doanh thu thuần, tương đương 57% tổng thu phí bảo hiểm thuần hợp nhất.
Nhiều năm liên tiếp, bảo hiểm xe cơ giới cũng đóng vai trò nguồn thu chính cho PJICO với doanh số trên 1.000 tỷ/năm.
Tương tự, trong 1.638 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm thuần của MIC năm vừa qua, 59% là đến từ bảo hiểm xe cơ giới. So với năm 2018, loại hình bảo hiểm này của MIC đã tăng trưởng trên 40%.
Tương tự, bảo hiểm xe cơ giới cũng đang là nguồn thu lớn nhất tại hàng loạt công ty khác như Tổng công ty CP Bảo Hiểm Bảo Long; Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC); Công ty CP Bảo hiểm AAA; Bảo hiểm Hàng không; Bảo hiểm PVI...
Bộ Tài chính yêu cầu các DN bảo hiểm không giới thiệu gói bảo hiểm liên quan đến bệnh COVID-19 Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg: "Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19". Ảnh minh họa Chiều ngày...